Lúc này, La lão gia tử La Trụ cùng mấy người con trai và tôn tử từ ngoài đồng trở về nhà.
La Văn Sinh ở trong sân hô một câu "Bà nói một lát nữa ăn cơm". Sau đó liền lôi kéo La Nhiễm nhanh chóng chạy tới đón lão gia tử và cha. Vội bưng lại hai chậu nước bảo mọi người rửa tay rửa mặt. La lão gia tử thoạt nhìn rất tuấn lãng, vóc dáng trung bình, mặc quần áo bố y màu xám, mấy đứa con trai cũng có cách ăn mặc tương tự, đều là đặc điểm của họ.
Lão đại La Hữu Hiếu mặc một thân quần áo vải bông ngắn màu lam còn mới tám phần, đi một đôi giày vải màu lam có dính chút bùn. Lão đại khoảng 40 tuổi, nhìn mặt so với tuổi thật còn nhỏ một chút, khuôn mặt trắng nõn, nhưng mà một đôi mắt to đen cùng với chiếc bụng bia đã lộ rõ tuổi thật. Vẻ mặt trông mệt mỏi, chân mày nhíu chặt từ lúc về đến giờ chưa có mở ra.
Lão nhị La Hữu Lễ cũng chính là cha của La Nhiễm, ăn mặc giống La lão gia tử là một thân quần áo bố y màu xám, trên quần và giày đều có bùn. Nếu nhìn kĩ trên quần áo sẽ thấy có mấy mụn vá được vá cùng màu. Ở lối đi vào cửa đã cọ cọ bùn đất trên chân để tránh làm sân bị bẩn. La Hữu Lễ có vóc dáng hơi cao, chỉ là lúc vác cái cuốc nhỏ hơi khom thân mình thì có vẻ cao xêm xêm La Hữu Hiếu.
La Văn Tuyên đi bên La Hữu Lễ, là thân ca ca của La Nhiễm, 10 tuổi. La Văn Tuyên hơi gầy, cao đến bả vai La Hữu Lễ, giống La Nhiễm đều kế thừa những nét đẹp về tướng mạo của Trịnh thị và La Hữu Lễ. La Nhiễm xem tuổi của La Văn Tuyên ở hiện đại chính là một học sinh tiểu học học lớp 5, nhưng lúc này cũng như người lớn vác cái cuốc so với chính mình còn cao hơn. La Nhiễm khẽ gật đầu trong lòng, thân ca ca của mình chính là tiểu hài tử kiên định, chăm chỉ, có khả năng chia sẻ việc nhà.
Bên cạnh ca ca chính là La Văn Tài, La Nhiễm thấy vẫn kém ca ca của mình vài phần. La Văn Tài hơn tháng so với La Văn Tuyên thế nhưng nhìn khỏe mạnh hơn La Văn Tuyên rất nhiều. Lúc này biểu tình bất mãn trên
mặt rất rõ ràng, nhất là lúc nhìn thấy La Nhiễm đưa khăn lông thấm nước cho La Văn Tuyên mà bỏ qua chính mình càng thêm rõ ràng.
"Nhiễm Nhi, sao cháu không đem khăn mặt cho nhị ca trước". Lúc này La Hữu Phú nhìn thấy hành động của La Nhiễm, bất mãn nói.
"Tam thúc, cháu tưởng nhị ca ngại khăn mặt này thô ráp xù xì". La Nhiễm lơ đễnh nghĩ: Cháu đưa khăn rửa mặt cho ca ca của cháu trước không phải là đúng đạo lý sao.
"Nha đầu kia, còn không nhanh chạy đi lấy một cái khăn mặt khác cho thúc cùng nhị ca cháu". La Hữu Phú nhướn lông mày cao giọng phân phó. La Hữu Phú 30 tuổi, bộ dạng giống La lão thái thái Tần thị, chiếc cằm nhỏ của La Hữu Phú và Tần thị như một khuôn đúc ra, vừa nhìn liến thấy chính là mẫu tử. Đôi mắt nhìn La Nhiễm theo kiểu rất đương nhiên.
"Tam thúc, không có khăn mặt khác, khăn mặt này là khăn mặt mới rất mềm mại mà ông nội vừa dùng, tuyệt không xù xì". La Nhiễm nhận lấy khăn mặt mà La lão gia tử vừa lau qua loa xong trực tiếp nhét vào tay La Hữu Phú.
"Con nha đầu kia, đưa khăn mặt như thế sao?" La Hữu Phú nói xong liền tóm lấy La Nhiễm, La Nhiễm xoay người trốn.
"Lão tam con làm gì đấy, còn so đo với tiểu hài tử". Nghe lão gia tử quát lớn, La Hữu Phú dừng tay ngay tức khắc.
La Nhiễm ở chỗ lão gia tử không nhìn thấy, hướng La Hữu Phú lè lưỡi, lại cầm lấy khăn mặt của La Hữu Lễ và La Văn Tuyên ở trong chậu nước vò qua loa mấy cái, bê chậu nước rửa mặt đến giội vào mảnh đất trồng rau sau nhà.
Từng luống từng luống rau cải tròn xanh mướt ngay ngắn, tràn đầy sức sống. Sau khi bị giội nước, mầy mầm nhỏ nghiêng ngả đổ rạp xuống đất nhất thời không thể đứng lên. Nhưng người biết rõ việc đồng áng đều biết, chỉ cần không làm gẫy rau cải không bao lâu nữa chúng sẽ tự đứng lên. Sức sống của giống cay nông nghiệp và rau dưa ở đây thì những giống cây được trồng trong nhà ấm thời hiện đại không thể so sánh.