Editor: Tây An
Nghĩa: Vào giấc Hoa Tư, cắt đoạn kiếp này
Trong mơ tôi từng thấy tràng pháo hoa thịnh thế, sau khi tỉnh lại, tuyết đầu mùa rơi bên ngoài mái hiên, còn chàng ở bên tôi.—————————— Nhạn Như
Tôi tỉnh lại, trong nhà một người Hồ, mà ngoài cửa là trận tuyết cuối cùng năm Giáp Tý.
Đó là trận tuyết lớn nhất từ lúc chào đời tới nay tôi từng thấy, giữa thiên địa vạn vật mông lung, vẻn vẹn cách một cánh cửa mà tôi nhìn không rõ ràng thứ gì nổi.
Đúng vậy, cuối cùng tôi không chết, được một đám người Hồ đuổi theo sói cứu dưới một cái cây cô đơn, tôi ở mãi ở đất Hồ, đợi đến khi có thể xuống đất rời đi thì đã đến mùa xuân.
Tôi cứ mãi chờ mùa xuân, cũng mãi chờ một người đi ngang qua trong gió xuân, nhưng tôi không còn gặp được nữa.
Tôi lên đường về kinh thành một chuyến, lúc đi ngang qua Lạc Dương, gặp được một lão tiên sinh trong thành Lạc Dương, ông ta chỉ nhìn tôi một cái, cũng chỉ cho tôi bảy chữ.
Ông ta nói:
Một trận pháo hoa phá hồng trần.Tôi không dừng bước lại, không truy vấn, cũng không xin giải nghĩa.
Một trận mưa, trong động, tôi hỏi chàng:
Nếu như cách mấy đời sau làm lại từ đầu, sẽ còn nhớ kỹ em không.Chàng che hai lỗ tai của tôi, nhưng một câu ấy tôi nghe rõ ràng.
“Đến chết không quên.”Chính là câu nói này, lóe lên như hoa rơi, bỏ lỡ một đông lại một xuân.
Những tâm tư trong bụi bặm ấy, có lẽ chàng sáng tỏ, có lẽ chàng không rõ, tôi không nói, càng chưa từng nhắc đến. Mà những lần cùng chàng ngắm pháo hoa, tôi chẳng nhớ rõ lần nào, chỉ nhớ trong mơ có một trận pháo hoa thịnh thế, sau khi tỉnh lại tuyết bay ngoài hiên nhà, chàng ở bên tôi, chỉ cười, chỉ nhìn mình tôi.
Không cần trách cứ thế gian cho chúng tôi quá phức tạp lại quá ít ỏi, chí ít tôi còn một thoáng hi vọng, dù là may mắn hay là bất hạnh.
Cuối thu tôi trở lại kinh đô, lấy thân phận một khách qua đường ngồi hí lâu nghe một câu chuyện lưu truyền trong thành.
Tức vương trong câu chuyện, sau khi mưu đồ bí mật tạo phản bị đế vương nhìn thấu, cuối cùng tự vẫn trong cung trong đêm tuyết bay.
Chỉ có tôi ngồi lẻ loi trong hí lâu đã tàn bóng người, lòng như tro nguội.
Tôi đi gặp Lý công công từng là đại nội tổng quản, ông ta thấy tôi thì rất là kinh ngạc, mãi mới nói: “Cô không chết à? Ta cho là cô chết rồi, cô tới giết ta sao?”
Tôi cười một tiếng, vứt chủy thủ bên hông xuống mặt đất, “Công công đối với Nhạn Như ân trọng như núi, sao giết ông được, bây giờ tôi chỉ là khách qua đường, chỉ là đi ngang qua thôi.”
Ông ta thở dài, mời tôi vào phủ uống một chén trà.
Ông ta nói: “Tức vương đã bị ngũ xa phanh thây.”
Hai tay của tôi run rẩy, “Thi thể đâu?”
Năm thớt ngựa hành hình chạy về hướng khác nhau, sẽ không còn trở về nữa, hết thảy cũng không còn tồn tại.
Ông ta nói: “Kiếp này cô không còn nhiệm vụ nữa, đi đi.”
Trước khi rời kinh đô, trong đêm tôi lặn lội đến phủ tướng quân cũ, một đống đổ nát thê lương, một giấc chiêm bao như mới tỉnh.
Cơn lửa này là tôi đốt, đốt rồi liền cho rằng có thể nhẫn tâm, nhưng tôi chung quy là không thể giết chàng, cũng rốt cuộc không gặp được chàng nữa.
Trong nội viện đổ nát tấm bia đá kia vẫn đứng sững như cũ, trên mặt bia dường như nhiều năm không có minh văn* không có danh tự, tôi ngồi trong viện đến bình minh, khắc tên của tôi trên đó.
*Chữ khắc trên biaTôi đến man hoang, đi dọc đường về phía tây tây nhất, lúc quay người, sau lưng đã là bão cát đầy trời, sâu nơi đại hoang từ đầu đến cuối không có chàng.
Trên đường trở về, tôi tìm tới thôn trang người Hồ năm đó ở lại cái, gia đình đó đã đóng cửa không có ai, thôn dân nói ông cụ một năm trước đã qua đời, cũng không có hậu duệ. Cũng
may trước khi ông đi được một vị chí hữu chăm sóc, rời đi cũng an tường, bây giờ nhà đã trống, chí hữu của ông cụ hai năm mới có về quản lý, thời gian này thì nhà cửa không có ai.
Tôi cười cười, xuống ngựa dừng bước.
Thế gian này chỉ có một mình tôi, đây chính là lý do tôi lưu lại.
Trong một năm, tôi quen thuộc hết thảy ở man hoang, sáo Hồ tiêu Khương, mặt trời lặn sương mù dày, càng quen với thời gian chầm chậm, dưới trời chiều tuyết lớn như lời cáo biệt, mà khoảng sân không người là chốn về.
Tôi còn sống, sống bình thản, không tranh giành thế ngoại như vậy.
Chỉ là vẫn là sẽ nhớ đến một số việc.
Một người.
Một cái bóng lưng chớp mắt là qua.
Còn cả pháo hoa trong mộng.
Tôi nghĩ hẳn là tôi sẽ sống quãng đời còn lại ở đây.
Giờ man hoang đương bắt đầu mùa đông, đứa bé nhà bên đến đây truyền lời, nói là chí hữu khi ông cụ còn sống mấy ngày nữa sẽ đến đây quản lý căn nhà cũ.
Tôi và người này chưa từng gặp, đều là nửa chủ nửa khách, không khỏi xung đột nên cần ngồi cùng trò chuyện, chiêu đãi thật tốt.
Mấy ngày nay tôi ban ngày tôi nấu nước chè, làm điểm tâm, đốt lò ở trong viện chờ đợi, nhưng ngày qua ngày, mùa đông đã tới cuối cũng vẫn không ai đến nhà.
Nhưng nước vẫn phải nóng, lò vẫn phải đốt, đồ ăn cũng vẫn phải dự sẵn.
Có lẽ là tôi bày trận thế quá lớn, đứa bé trong thôn nghe nói đều lần lượt đến nhà, vừa uống nước chè ăn đồ ăn vừa ngồi lò, nhiều hơn vẫn là bắt tôi kẻ chuyện xứ khác, chúng chưa từng đi ra ngoài, từng coi man hoang chính là cả thiên hạ, mà chuyện của tôi đã kể là phải đến nửa tháng, lò cũng tắt mấy lần, nước chè cũng uống cạn, chuyện vẫn chưa kể xong.
Nháy mắt liền tới ngày tuyết bay ấy, mấy đứa bé ngây thơ chen bên lò lửa đòi hỏi tôi kể kết cục sau cùng.
Tôi làm đủ ý đuổi khách, quay người che lò lại, thản nhiên nói: “Hai người đó cuối cùng trùng phùng dưới trời tuyết Giang Nam, chính là giống hôm nay không có khác gì, trên trời dồn dập đổ tuyết lớn, giống như là đường trắng đầy trời.”
Bọn nhỏ nghe vậy nháo nhào muốn ăn đường trắng, tôi thở dài, đương đi lấy lọ đường, bèn nghe ngoài đám người vẳng đến một tiếng cười.
“Em nói không đúng, tuyết trắng như sao mà lại giống đường trắng được, hẳn phải là kem đường mới đúng.”
Tôi sững sờ ngơ ngẩn, quay đầu nhìn lại, ngoài cửa có một một người đứng thẳng, áo chàng trắng như tuyết, mắt như đom đóm, chỉ là đứng nơi đó thôi, giống đang chờ tôi đến gần.
Đây là gì?
Một giấc chiêm bao Hoa Tư?
Một lần hoang tưởng?
Là thật? Là giả?
Hay là ảo giác?
Vạn vật thế gian đột nhiên thinh lặng, giữa sáng tối chỉ có chàng, tôi nhắm mắt giữa ánh nhìn mông lung, hết thảy đã trông chẳng rõ ràng.
Chàng cười: “Em rất giống một người.”
Chàng còn nói: “Một người ta tìm cực kỳ lâu rồi.”
- Hết-