Vào dịp cuối năm các nhà hàng thường rất bận rộn, khách ra vào tấp nập, đồng nghĩa với việc số lượng chén bát và dụng cụ nấu ăn cần rửa sạch cũng nhiều hơn.
Kiều Lệ dính cả ngày ở bồn rửa, không giao du bắt chuyện với ai, cật lực làm tốt công việc của mình.
Nhưng có một điều mà đến một lúc nào đó khi trưởng thành chúng ta sẽ nhận ra, đó là dù để dành cho đời một mảng màu trong veo sạch sẽ, thì không có nghĩa đời sẽ đáp lại ta hai chữ "bình yên."
Buổi tối sắp tan ca, nhân viên phục vụ ở phía ngoài đã lần lượt ra về, chỉ còn vài tạp vụ và quản lý ở trong bếp để xử lý thức ăn dư thừa.
Ở đây Kiều Lệ là nhỏ tuổi nhất, cũng hay bị tỵ nạnh nhất, vốn dĩ những người làm cùng công đoạn với cô phải cùng cô rửa hết đống xoong nồi lớn, thì họ lại tập trung lại một chỗ gom dọn mọi thứ để một mình cô làm.
- Tránh ra…
Nồi súp lớn còn bốc khói đáng lẽ phải được đổ xuống cống xử lý nước thải, thì lại đổ úp hết xuống người Kiều Lệ.
Miếng cọ rửa trên tay cô rơi xuống bồn nước, hai tai chỉ kịp nghe tiếng thét ở sau lưng trước khi cơn bỏng rát lan từ đùi dài xuống tận bàn chân.
Kiều Lệ nhắm chặt hai mắt, muốn ngồi xuống nhưng không có cách nào thu chân lại, hàm răng nhỏ ra sức nghiền nát cánh môi, khẽ "rít" lên mấy tiếng.
Những người có mặt vội vàng lấy vòi nước xịt lên chân cô để giảm sức nóng, thế nhưng chiếc quần bò bó sát vào da khiến cô đau đớn như bị tan trong lửa đỏ.
Hơn mười phút trôi qua, Kiều Lệ mới có thể mở mắt bình tĩnh trở lại, cũng may là nước súp không ở trong trạng thái sôi ùng ục nên cô mới thoát khỏi cảnh bị tuột mấy lớp da.
Nhưng cơn đau đang phải chịu không ổn chút nào, để di chuyển với cô bây giờ thật sự rất khó khăn.
Kiều Lệ đau đớn là thế, nhưng những kẻ gây ra lại vô cùng thản nhiên, họ nhăn nhó khó chịu như chính cô là người gây ra phiền toái.
- Tôi đã bảo tránh ra rồi mà, ai bảo cô phải ứng chậm chạp làm gì, đừng có ăn vạ nữa, không sao rồi thì thôi đi.
Có lẽ sợ Kiều Lệ sẽ bắt họ bồi thường nên ném cho cô ánh nhìn khinh miệt rồi lũ lượt kéo nhau rời đi hết.
Cô cũng chẳng còn sức để mà đôi co phải quấy với bọn họ, hai mắt cụp xuống nhìn cái quần bò màu xanh đã ướt sũng, đột nhiên thấy cay cay ở sống mũi, nhưng chỉ nhoẻn miệng cười chứ chẳng khóc…
Châu Như - quản lý ở khu vực bếp thấy cô như thế cũng chẳng hỏi han, chỉ bảo hôm nay cho cô về sớm rồi ngoảnh mông đi mất.
Kiều Lệ nhìn đồng hồ đã hơn 9 giờ 30 phút, chị Tư Mỹ đã về từ chiều, bây giờ đi bộ tới trạm xe buýt bằng cái chân què này, liệu có kịp không?
Nam Châu là một thành phố rực rỡ với những ánh đèn lấp lánh nhiều màu sắc, lộng lẫy khi hoàng hôn còn chưa bắt đầu, đến lúc bình minh lên cao mới tạm dừng để bắt đầu nguồn sống.
Phồn hoa là thế, nhưng lại lạnh lẽo ở lòng người, đóng lớp vảy dày như một phiến băng.
Gió tháng 12 giá rét muốn vỡ cả mạch máu, nó len lỏi vào lớp quần ướt của Kiều Lệ khiến cô run lên cầm cập.
Cô lần đường, dò dẫm từng bước chân chậm chạp về trạm xe buýt, gió heo hút lùa thổi giúp cô đi nhanh thêm một chút, nhưng còn chưa kịp tới nơi thì chuyến xe cuối cùng đã nhả khói rời đi.
Kiều Lệ chơi vơi giữa làn đường, ngước mắt nhìn phía xa xăm rồi bật cười tiếp tục bước, nếu không tự tìm đường về, thì làm gì có ai nhớ đến cô.
Cái chân đau hành xác cô suốt cả đoạn đường dài, hình như cô còn cảm nhận được lớp da mỏng manh bị trầy đi một mảng.
Kiều Lệ loạng choạng vừa đói, vừa mệt, đến khi không chịu nổi nữa mới miễn cưỡng dựa vào một thân cây bên đường.
Cổ họng khô rát, chân đau nhức mà đường tới đích còn quá xa xôi.
- Cô gái, cô có cần giúp đỡ không?
Giọng nói của một người đàn ông phía sau trầm ấm vang lên, Kiều Lệ quay đầu, anh ta đã đứng sát bên cạnh cô.
- Hình như cô không được ổn thì phải, nhà cô ở đâu? Tôi đưa cô về.
Triệu Gia Viễn nhìn sắc mặt nhợt nhạt của cô gái trẻ, muốn tiến tới đỡ lấy nhưng sợ bị nghĩ là biến thái nên lại thôi.
Kiều Lệ chỉ liếc sơ qua người đàn ông