Đợi Một Loài Hoa Nở

Ngoại trở bệnh


trước sau

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.



(Ảnh: Internet)

Sau một tháng ở lại Việt Nam, anh Khiêm về nước. Chỉ còn lại mẹ và tôi chăm sóc ngoại, cha về lại dưới quê, Mai Kha thì trở lại với buổi thực tập cuối khoá. Các dì dượng đã sớm ai về nhà nấy, để lo cho công việc của riêng mình.

Ngoại cũng đã nhanh chóng hồi phục dần có thể tự gượng dậy, nhưng di chứng của tai biến khiến bà mãi mãi quên hết những chuyện cũ trước đây. Ký ức đau buồn sẽ trắng xoá, tương lai cũng trắng xoá. Hoa mai thôi vàng trong trí nhớ bà và kỷ niệm về ông, về tiếng đàn kìm cũng tan đi cùng sự tàn nhẫn của quy luật thời gian.

Hôm nay, tôi có mặt đưa bà tập vật lý trị liệu. Gương mặt bà rạng ngời cười tươi như hoa làm tôi cũng thấy vui lây.

- Ngoại nhận ra con không ngoại?

- Ừm! – Bà đáp một tiếng thật nhẹ.

- Con tên gì nói con biết đi ngoại?

- Ừm! – Giọng đều đều bà lại trả lời tôi.

- Đừng giận con nữa nghe ngoại.

- Ừm!

Thế rồi ngày ngày trôi qua đã được một tháng nữa, ngoại hồi phục tốt, bác sĩ cho về lại tuyến tỉnh để tiện viện điều trị. Chuyển viện về quê được chừng hai tuần thì bác sĩ cũng ký giấy ra viện cho bà. Về nhà trong niềm vui chẳng bao lâu thì bà lại trở sốt. Tôi rất sợ, rất sợ, sợ bà sẽ bỏ rơi tôi, sợ bà sẽ bỏ rơi gia đình này.

Mẹ trực tiếp xin giấy chuyển viện chuyển ngoại lên tuyến Trung Ương. Bà được bác sĩ chuẩn đoán là vỡ mạch máu não lần nữa cần phải phẫu thuật gấp, nhưng sức khoẻ bà không cho phép nên phải nằm chờ điều kỳ diệu xuất hiện.

Ba ngày sau ngoại tỉnh dậy, mọi người ai cũng rất vui cả bác sĩ cũng bất ngờ. Riêng tôi trong lòng luôn có tảng đá lớn ghìm lại. Linh cảm cho thấy niềm vui này không còn kéo dài. Tôi sợ hãi nắm lấy đôi bàn tay bà mãi không buông. Dường như hiểu tôi đang suy nghĩ gì, bà ôn tồn sờ tay lên má tôi. Dư vị đẹp đẽ của bàn tay bà khi ấy khiến tôi nhớ mãi.

Mấy tháng sau, mọi người không ai đến thăm bà lần nào nữa, dẫu có cũng chỉ là hỏi thăm vài câu qua loa trong điện thoại.

Hôm nay chiều cuối tuần, bệnh viện vắng vẻ hẳn đi, một biểu chiều rất buồn gợi lên tương lai mờ mịt, không điểm đến. Em Mai Kha thực tập xong cũng ghé thăm bà.

- Sao con không để tuần sau hẳn ghé? Con vừa mới thực tập xong nên nghĩ ngơi nhiều một chút, khi nào rảnh thì thăm ngoại cũng không muộn mà! – Mẹ tôi nhìn em bằng đôi mắt mệt mỏi nhưng tràn ngập dịu dàng cùng yêu thương, hỏi.

- Không được, con muốn thăm ngoại ngay bây giờ, chậm một phút nào cũng không được, con phải đến nhìn ngoại, một chút thôi cũng được, không được gặp ngoại con thấy sao sao ấy, trong lòng không yên! – Em tôi đáp, mặt nó phủ dày nét buồn rười rượi.

Tôi đứng ngay bên cạnh nghe một màn này cũng cảm động không thôi, cầm chặt tay ngoại. Bà khẽ mĩm cười nhìn chúng tôi như hồi bà còn khoẻ.

Em tôi ở lại với ngoại rất lâu đến gần sáng mới về.

Buổi sáng trước khi về, ngoại còn cười tươi rói vẫy tay với nó, làm lòng tôi và mẹ cũng ấm lại nhờ năng lượng từ nụ cười của bà truyền thêm động lực cho chúng tôi. Vậy mà... Bốn tiếng sau, bà bỗng dưng nằm yên người mền yếu, mắt nhắm thít không ăn được.

Tôi đi bỏ rác xong về thấy mẹ thất thần. Tôi hoảng sợ chạy lại hỏi dồn:

- Sao vậy mẹ? Ngoại sao lại vậy, lúc nãy vẫn ổn mà, sao bây giờ lại…

- Mẹ không biết, lúc nãy mẹ định cho ngoại ăn sáng, phát hiện bà có gì đó kì lạ, không ngờ lại nghiêm trọng như vậy. Đúng rồi! Mau gọi bác sĩ! Gọi bác sĩ đi con, mau lên!

Tôi không suy nghĩ chạy như điên trong sự hoảng loạn lo sợ, trong lòng thầm cầu mong cho ngoại cũng như lần trước, cũng từ trong cõi chết tỉnh lại. “Lại mẹ Quan Âm, con cầu Ngài Dược Sư Bồ Tát, hãy cứu giùm ngoại của con!”

Lần này thật sự là một bi kịch, bác sĩ thông báo rằng ngoại tôi đã rất yếu, không thể duy trì lâu hơn được nữa.

- Bà bị vỡ mạch máu lần nữa, e là... không sống được bao lâu, cho nên mọi người hãy chuẩn bị đi, mau chóng đưa bà về
quê kẻo... chậm trễ sẽ không còn kịp… - Vị bác sĩ hiền từ bước ra từ trong phòng cấp cứu, ông bắt gặp ánh nhìn khẩn cầu của tôi và mẹ khiến ông ngập ngừng.

- Làm ơn đi bác sĩ, bằng cách nào cũng được, hãy cứu ngoại tôi! Tôi năn nỉ bác sĩ! - Tôi khóc, tôi như sắp điên rồi. Không thể nào, không thể nào! Liệu đây có phải là mơ? Nếu là mơ thì ai đó giúp cho tôi tỉnh lại đi!

- Xin lỗi, chúng tôi đã cố gắng hết sức!

Cái gì, cái lời thoại “máu chó” gì thế? Tôi như người đang lạc trong sa mạc rộng lớn bỗng tìm thấy ốc đảo khi đến gần thì mới biết nó là ảo ảnh, là vô thực. Ông trời ơi! Rõ ràng là ông đang trêu đùa tôi mà, thật sự là tôi đã hoàn toàn hối hận, hoàn toàn biết lỗi của mình rồi mà, rõ ràng là ngoại của tôi đã dần trở về với tôi sao ông lại phạt tôi nặng như vậy? Lấy đi tia hi vọng cuối cùng của tôi, lấy đi người thương tôi nhất. Tại sao? Tại sao? Lòng tôi không ngừng cấu xé gào thét, không ngừng tự trách mình.

Mẹ ở kế bên tự lao nước mắt, ôm vai tôi, vực tôi dậy, mẹ nói:

- Mai Cô à, đừng mà con! Bây giờ điều quan trọng nhất là chúng ta nên đưa ngoại về lại quê nhà, cho bà được yên bình ở lại nơi bà gắn bó trong thời khắc cuối cùng này. Đi thôi con, chúng ta không còn nhiều thời gian nữa đâu.

Ngoại được đưa về nhà tổ trong ngày hôm đó. Các con các cháu đã có mặt đầy đủ, kể cả những người hàng xóm, những ai thương bà, kính trọng bà cũng không thiếu một người. Chỉ còn chờ anh Khiêm về là được.

Hai hôm nữa trôi qua là hai hôm tôi không ngủ, người tôi hốc hác, tiều tuỵ, hai con mắt bụp húp, thâm đen gớm ghiếc, đôi má hóp tái méc, bờ môi khô nứt nẻ và chảy máu mỗi lần tôi khóc làm trôi hết thanh xuân còn sót lại trên gương mặt. Nhưng tôi mặc kệ, tôi luôn bên giường ngoại, lo cho bà, lau mình mỗi khi bà lên cơn sốt, cho bà uống chút sữa cầm hơi, cứ đúng giờ thay tả cho bà. Những gì làm được, tôi đều làm và cuối cùng là cầm tay bà không buông.

Bất chợt, tiếng ai vang lên ngoài cửa:

- Ngoại ơi, con về rồi!

Quay ra bắt gặp ánh mắt của anh Khiêm. Dáng anh cao cao trong áo phông rộng và quần jean xanh thẫm, làm da trắng tái, râu tóc quên không cắt tỉa, anh không còn cái dáng vẻ kiêu ngạo, xa cách như bốn tháng trước, anh gầy hơn, xanh xao hơn và gần gũi hơn. Rồi tay xách va li buông ra, anh chạy lại bên ngoại.

Tôi nhìn anh, run run nói:

- Anh ơi! Ngoại…

- Ừ, anh biết rồi! - Anh ôm lấy cánh tay đang có tiêm truyền dịch của ngoại rồi nhẹ nhàng áp mặt mình lên đó như sợ nếu động mạnh thì bà sẽ đau lắm. Nghẹn ngào, anh tiếp - Ngoại ơi, con đã về rồi! Ngoại phải ráng lên, ngoại phải khoẻ lại. Ngoại đi rồi con không biết phải làm sao? Con còn chưa hiếu thuận với ngoại ngày nào, ngoại đừng bỏ con! Ngoại ơi!

Anh đã thật sự khóc, nước mắt không ngừng rơi trên má, đó là những giọt nước mắt một lần nữa tôi đã thấy nó rơi trên mặt của những người đàn ông dường như không thể khóc.

Không biết anh khóc bao lâu nữa, hình như lúc anh tỉnh táo lại thì trời đã chiều. Tôi ghét buổi chiều, chiều nay cũng giống như buổi chiều hôm đó, buổi chiều mà tôi có linh cảm xấu, buổi chiều mà tôi cùng mẹ và Mai Kha nhìn thấy nụ cười cuối cùng của bà.

trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện