Tôi tên là Nguyễn Việt Khôi, con trai trưởng của một gia đình thuần nông ở ngoại thành Hà Nội. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, nhờ có cụm từ "đô thị hóa" mà ngôi làng nho nhỏ nơi chúng tôi sinh sống cuối cùng đã trở thành một phần của thành thị trong truyền thuyết.
Điều đó cũng không thể ngăn cản một sự thật, thu nhập chính của ba mẹ tôi vẫn là từ chăn nuôi bò sữa.
Mặc dù là gia đình thuần nông, nhưng chúng tôi không tính là nghèo. Chưa từng phải thèm khát cái ăn cái mặc, tôi được đến trường đủ ba cấp đàng hoàng, thậm chí, không giống như trẻ con sinh trưởng trong những gia đình bò sữa, tôi chưa- từng phải đi chăn bò.
Những ông bố bà mẹ quê mùa bắt con cái bỏ học để phụ việc đồng áng, đều thuộc về bản tin thời sự. Bố mẹ tôi ngược lại, sẽ làm tất cả để tôi và em gái được đi học đại học, thoát khỏi cái mác nông dân, trở thành trí thức thành thị, mang vinh dự về cho gia tộc.
Nhất là tôi, đứa cháu đích tôn. Em Hương là con gái, chỉ ăn theo. Tôi mới đích xác là nơi gửi gắm niềm tin chân thành của ba mẹ.
"Con không phải làm gì cả. Chỉ cần ăn no chóng lớn, học cho giỏi. Học học nữa học mãi. Nghe chưa."
...
Vấn đề duy nhất ở đây là, tôi không được thông minh. Nói thẳng ra là ngu. Dĩ nhiên, trong cũng có những đứa ngu hơn tôi. Nhưng mấy đứa đó thì đến khoảng năm lớp 6, lớp 7 đã bỏ học đi làm phụ gia đình. Trong khi tôi bằng mọi giá phải học tiếp. Kết quả là càng lên lớp, xếp hạng của tôi càng thụt lùi.
Kể từ năm lớp tám, đội sổ chính là vị trí cố định của Nguyễn Việt Khôi.
"Em có bao giờ nghĩ đến công sức của bố mẹ không vậy?" Cô chủ nhiệm rầu rĩ nói, khi trả bài kiểm tra 2 điểm cho tôi.
Em có nghĩ đấy chứ. Nên em mới được 2 điểm, thay vì trứng ngỗng. Nhưng bố mẹ có bao giờ nghĩ đến khả năng của em không vậy? Em thật sự không thể học được. Cái gì công thức toán, cái gì phương trình hóa học, cái gì văn sử địa, não cá vàng như em làm sao nhồi nhét hết ngần ấy thứ để làm học sinh giỏi được? Tôi nghĩ. Nhưng thay vì nói ra tất cả. Tôi chỉ ương bướng bĩu môi.
Thôi được rồi, tôi thừa nhận, mình không phải một học sinh ngoan cho lắm.
Trong mỗi lớp học tử tế thường lạc vào một thằng nhóc tóc nhuộm lòe loẹt, áo sơ mi đồng phục xộc xệch chỉ cài khoảng 2, 3 cúc, cử chỉ nghênh ngang, ánh mắt láo liên. Học dốt, thích đánh nhau. Trường hợp này chính là tôi, Nguyễn Việt Khôi.
Ngoại trừ, tôi không thích đánh nhau. Chỉ là, ngoại hình của tôi, cũng như việc tôi vi phạm đủ thứ nội quy của trường nhưng vẫn thoát khỏi án kỷ luật trong gang tấc nhờ sự đút lót của cha mẹ, đã khiến rất nhiều người ngứa mắt.
Điều đó đồng nghĩa với gì? Tôi không đánh nhau, tôi chỉ... tự vệ. Thôi được rồi, ngoài tự vệ, đôi khi còn dạy bảo thêm cho những thằng đặc biệt không biết điều... Miễn cưỡng thôi. Cơ bản là tôi đâu có thích đánh nhau.
Vậy mà rốt cuộc. Con trai thì coi tôi như cái gai trong lớp, còn con gái luôn sợ hãi, xa lánh mỗi khi tôi lảng vảng.
Hôm đó, cũng giống như mọi hôm khác, tôi bị chặn đánh. Thì ra trước kia tôi đã động đến đàn em của Hưng "ghẻ", một tên đại ca có máu mặt trong khu vực. Đấy là chúng nó nói thế chứ tôi cũng chẳng rõ chuyện đó có thật hay không. Ai mà nhớ nổi. Nhưng tóm lại là tôi bị đàn em của Hưng "ghẻ" đánh hội đồng.
Ba đánh một không chột cũng què. Huống chi chúng nó có đến bảy đứa.
Bảy thằng cười sằng sặc, quay mông bỏ đi sau khi đạp tôi mấy nhát cuối cùng, để lại một tôi te tua xơ xác cùng nỗi hận thấu xương.
Tôi được thầy cô mệnh danh não cá vàng, trí nhớ ngắn hạn, vậy mà thù dai không thể tả. Cái buổi chiều nhục nhã ấy khiến cho tôi ôm hận, ngấm ngầm đi học võ.
Lần này, tôi đến tận sào huyệt của Hưng "ghẻ" ở làng bên cạnh để phục thù. Nó hơn tôi hai tuổi, đã bỏ học