Bách kinh ngạc, ghé đầu sang nghe lão nói.
Lão nông ghé sát tai Bách thì thầm, “Nếu Hầu gia xay vỡ hạt ngô ra, hàng ngày cho gà ăn thứ này, thịt gà sẽ mềm trắng, da gà ánh lên màu vàng, hơn ăn lúa nhiều”
Bách nghe xong suýt phì cười, giả giọng nghiêm túc: “Thật không?”
- Đây là bí mật, chỉ có ta biết thôi, nể mặt Hầu gia mới nói cho ngài biết, đừng có tuyên truyền lung tung.
Hiện nay ta đang vỗ béo con gà trống thiến của nhà mình để mấy hôm nữa làm lễ? Sau khi làm lễ xong thì Hầu gia muốn nói gì cũng được.
- Lễ gì mà long trọng thế?
- Hầu gia mới đến vùng này nên không biết.
Làng Đường Lâm ta có lệ, đàn ông năm mươi nhăm tuổi mới lên lão làng.
Phải sửa một cỗ xôi và một con gà để đem ra đình lễ thần, rồi khao làng.
- Cỗ xôi không quan hệ lắm, miễn được gạo trắng và dẻo, đóng vào đầy một chiếc quả "phù trang" của làng.
Duy có con gà thì hơi cầu kỳ một chút.
Nó phải là thứ gà sống mã đỏ, chân vàng, vặt lông và luộc chín rồi, còn đủ sáu cân.
Lệ làng định rõ như thế.
- Thế nhưng ít ai chịu giữ đúng lệ.
Trong làng đua nhau tự tăng số cân ấy lên, ít nhất cũng là tám, mười cân, nhiều thì có khi mười hai cân, mười bốn cân, hễ gà càng lớn, da vàng óng ả bao nhiêu, càng được dân làng kính trọng bấy nhiêu.
- Nghe nói từ đời Lý, có ông lão nuôi được con gà nặng mười lăm cân, đến nay cả làng vẫn còn ca tụng.
Họ bảo ông đó hết lòng thành kính đối với quỷ thần, nhờ có quỷ thần phù hộ, cho nên gà của ông ta mới lớn như vậy.
- Thế gà của lão sao rồi?
- Lão cất công gửi người xuống làng Hồ mua giống gà tốt.
Gà lão mua khi bé đã lớn bằng con chim câu và trọc lông lốc như đầu ông sư.
Ngày trình lãng sẽ cho Hầu gia xem, giờ phải bí mật.
- Ta cũng được dự?
— QUẢNG CÁO —
Quản sự bên cạnh chắp tay:
- Bẩm Hầu gia, lý trưởng bên làng đã cho mời, mười lăm này mời ngài vào Đình làng ăn khoán.
- Được! Hôm đấy sẽ đi xem thành quả của lão.
Bách lại lững thững sang mấy trang hộ khác, thấy năm nay thu hoạch cũng khá, chỉ là hắn nhác qua lại lo lắng vấn đề mới phát sinh.
Thời của Bách công nghệ tiên tiến, những việc tổn thất sau thu hoạch đã lớn kinh người rồi.
Hắn thường được tiếp xúc với các báo cáo nông nghiệp nên biết rất rõ.
Hàng năm, thất thoát sau thu hoạch nông nghiệp ở Việt Nam lên tới 40 - 45%.
Riêng lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long, mỗi năm sản xuất ra 20 - 22 triệu tấn lúa, nhưng tỷ lệ thất thoát ở mức 10 - 12%, tương đương khoảng 3.000 - 3.500 tỷ đồng bị mất đi.
Đối với rau quả và trái cây cũng trong tình trạng tương tự, tùy theo phương thức chế biến và vận chuyển, mức độ tổn thất có thể lên tới 45%.
Hắn thấy lương thực đã có năng suất tốt, nhưng công cụ thu hoạch và bảo quản không đi kèm với việc nâng cao năng suất.
Lương thực thu về vẫn chỉ có một phương thức, phơi khô rồi chứa trong các bồ cót.
Lượng lương thực bị hỏng rất nhiều trong quá trình bảo quản, chưa kể chuột bọ phá hại.
Hắn kiểm tra mấy nhà rồi, thu được 10 phần lương thực nhưng chỉ sử dụng được năm phần thôi, còn đâu bị thối hỏng, nông hộ thường tận dụng để chăn nuôi.
Thảo nào gà lợn thời này còi cọc và hay ốm chết.
Lại đau đầu rồi đây.
Thấm thoát đã đến ngày rằm, sáng hôm ấy, Đinh Tú sửa soạn cho hắn bộ lễ phục để hắn đi ra đình làng Đường Lâm.
Người thời nay chỉ biết đến làng cổ Đường Lâm nhưng không biết thời xưa làng này rât rộng.
Địa giới gồm 9 làng trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau.
Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán, và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi.
Đây là một ngôi làng thuần Việt kiểu mẫu, mang hầu hết các đặc trưng cơ bản với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, chùa, miếu, điếm canh, giếng nước, ruộng nước, gò đồi.
— QUẢNG CÁO —
Đường trong làng theo hình xương cá, một lộ chính được nối liền với các đường nhánh nhỏ đến mọi nơi trong làng.
Đặc biệt hơn, với cấu trúc này, nếu đi từ Đình làng sẽ không bao giờ quay lưng vào cửa Thánh.
Bách được Lý trưởng ra tiếp đón long