Bách nói đến đây thì dừng lại.
Hưng Đạo Vương nhướn mày hỏi:
- Tây Bắc vốn là vùng núi non hiểm trở, canh tác lạc hậu, dân cư thưa thớt.
Chỉ có người Man ở với nhau.
Triều đình muốn cắt đặt quan viên quản lý nhưng lợi ích không có nhiều.
Không sao khống chế được.
Theo Sơn Tây Hầu nên làm thế nào?
- Thưa Đại vương, đấy là chúng ta chưa nhìn thấy tiềm năng lợi thế của Tây Bắc.
Đám học sinh nông nghiệp của ta đã điều tra khảo sát cả nước.
Lại xây dựng bản đồ sinh thái nông nghiệp để cố vấn cho Quan gia.
Chúng tạm chia nước ta thành bốn vùng chính.
Thánh Tông hỏi:
- Đấy là những vùng nào?
- Chúng chia nước ta thành: Vùng Tây Bắc; Đông Bắc; vùng Đồng bằng sông Cái và vùng Duyên hải.
- Hai vùng Đồng Bằng và duyên hải, lợi thế là gì ta không cần nói lại nữa, nhưng hai vùng Tây Bắc; Đông Bắc đều là vùng núi cao, khí hậu mát mẻ.
Vùng này tuy trồng lương thực thì rất khó khăn nhưng lại có nhiều lợi thế về chăn nuôi và các loại cây trồng khác.
- Học sinh của ta khảo sát có mấy loại cây có thể phát triển tại vùng này: cây lâm nghiệp, cây dược liệu, cây ăn quả và cây rau.
Ngoài ra có những loại cây rất có giá trị, có thể làm chìa khoá phát triển kinh tế, chúng gọi đó là cây công nghiệp.
Hưng Đạo Vương hai mắt loé lên:
- Có phải những thứ cây như cây sơn không?
- Đại Vương anh minh, có mấy thứ cây có thể trồng với số lượng lớn, phục vụ cho các ngành nghề có thể giao thương: như cây sơn dùng để làm thành sơn quang dầu, cây chè làm thành chè uống, cây mía làm đường, cây bông làm sợi, cây trẩu cây sở để ép dầu, trang viên của thần còn có cây lạc hoa sinh.
Nếu trồng nhiều sẽ bán được đi khắp mọi miền, thu lợi không nhỏ.— QUẢNG CÁO —
- Vùng này còn có lợi thế về cây dược liệu.
Phía xa trên Tam Giang Lộ có xứ có thể trồng được cây quế, vỏ quế nơi đây thơm nồng, ấm nóng, các nơi khác khó có thể bì kịp.
Chỉ có quế xứ Thanh là có chất lượng cao hơn nhưng sản lượng không so sánh được.
- Trên đất Đại Lý cũ, là vùng núi cao, nhưng lại có bình nguyên trên núi.
Vùng này phù hợp trồng các loại cây dược liệu, như tam thất, đương quy, cát cánh, đan sâm, bạch chỉ, bạch truật, đẳng sâm … Những thứ này trồng ở đây thì có chất lượng chứ mang xuống đồng bằng thì không thể trồng được.
Vùng này hiện nay người Nguyên đang bỏ bê.
Chúng ta không thể để phí phạm như vậy.
Tại một số nơi nên lập thành quân trại, có thể vừa luyện quân vừa phát triển kinh tế.
- Ta đã nhắm đến mấy chỗ, chính những vùng bình nguyên thấp hơn ở những khu vực mát mẻ, đồng cỏ rộng lớn.
Chăn bò thả ngựa đều không thành vấn đề.
Ta trộm nghĩ nếu mang giống ngựa tốt lên đây nuôi, sẽ cho Quan gia một đội kỵ binh không tồi …
Thánh Tông và Hưng Đạo vương lại rơi vào trầm tư.
Đúng lúc này thì tiếng trống trận hùng tráng vang lên.
Thánh Tông cười:
- Việc này để sau.
Chúng ta xem diễn tập đã.
Phía dưới sông quân thuyền đã vào vị trí.
Hôm nay Lê Phụ Trần chia hai quân.
Đội quân thứ nhất, mang cờ xanh, theo kịch bản sẽ làm việc của quân Nguyên khi sang đất ta.
Mang theo lượng lớn kỵ binh, được yểm trợ bởi thuyền lớn, vượt sông sang phía bờ nam sông Cái để từ đó đánh thẳng về Thăng Long.
Đội thứ hai, mang cờ đỏ, tất nhiên là làm việc của quân đội Đại Việt, ẩn giấu ở chín bãi Bạch Hạc, ngăn chặn đội một vượt sông.
Mấu chốt của diễn tập lần này không ở đội một.
Bọn chúng được giao nhiệm vụ qua sông và di chuyển quân đội theo lệ thường.
Đội hai chính là tìm cách ẩn thần chờ đợi sơ hở của địch, bất ngờ tập kích để làm sao đạt hiệu quả cao nhất.
Lại phối hợp làm sao để sau khi gây tổn thất cho địch, có thể rút lui khỏi sự truy cản của cả quân thuỷ dưới nước, lẫn kỵ binh bên bờ sông một cách an toàn.
Đội xanh được dẫn đầu bởi tướng quân cao lớn, ở quá xa nên Bách không nhìn rõ.
Quay sang hỏi Hưng Đạo Vương:
- Người chỉ huy đội xanh là ai vậy?
- Chính là Khánh Dư đấy.
Hắn là tướng tài, năm 18 tuổi đã lập công lớn,