Thấm thoát hôm nay đã 25, Lê Văn Hưu gọi Bách dậy từ sớm rồi cùng Đinh lão đến Chiêu Minh Vương phủ.
Bọn Đinh Đang, Đinh Tú thì đi muộn hơn, sẽ đến thẳng Giảng võ đường.
Đến Vương Phủ, ba người vội vã vào sảnh đường.
Trần Quang Khải đã đứng đợi từ trước, tươi cười đón.
Hắn nhìn thấy Bách đã vội vã:
- Cách của ngươi rất tốt.
Từ hôm ta chịu khó nghỉ ngơi, được Văn Cơ xoa bóp và ăn uống theo thực đơn.
Bệnh đã đỡ nhiều lắm.
Mấy ngày hôm nay đầu óc khoan khoái, minh mẫn hơn nhiều.
- Vậy thì vương gia vẫn nên kiên trì điều trị, bệnh này cần nhiều thời gian đừng vì thấy hiệu quả ban đầu mà trễ nải.
- Đương nhiên như vậy.
Hôm nay các ngươi theo ta đến Giảng Võ đường.
Trận xúc cúc giờ Tỵ bắt đầu, theo lời ngươi thì giờ Ngọ sẽ có hai quầng mặt trời.
Nếu đúng như vậy, chắc chắn được trọng thưởng.
Thượng hoàng và Quan gia cũng muốn gặp ngươi!
- Ta chắc chắn, chỉ là không biết sẽ được thưởng gì đây?
Trần Quang Khải cười ha hả:
- Tiểu tử láu cá, thời nhà Lý năm Hội Tường Đại Khánh thứ nhất, trong cùng một năm có người dâng chim phượng, voi trắng, hổ trắng, ngựa trắng và cây cau 12 thân.
Sang năm sau thì mùa thu được mùa to.
Ngươi nói xem đó là điềm lành cỡ nào.
Từ Văn Thông có công hiến bảo, sau đó được phong Tham chi chính sự, quyền thế ngang trời.
Nhưng sau đó hắn ăn của đút của ba phu nhân, chần chừ không viết di chiếu của Lý Thần Tông.
Sau này bị thiên hạ phỉ nhổ.
Triều ta lấy đó làm gương, sau này phàm những người có công dâng hiến điềm lành, chỉ phong tước hiệu, cho hưởng bổng lộc chứ không trao quyền.
Năm Thiên Thuận tứ 2, Lý Tử Khắc dâng hươu trắng được thăng làm Khu mật sứ, xếp vào hàng tước Minh tự.
Ngươi không có quan tước nhưng tước Minh Tự là chắc chắn, sau này nếu là người tài mới trao quyền, không lo không được trọng dụng.
Bách cũng chẳng hiểu Minh tự là tước gì nhưng nghe nói cũng thấy vui mừng.
Hắn biết việc này có lẽ cũng do Trần Quang Khải tác động với Quan Gia, mình từ nay cũng coi như ngồi trên con thuyền ở phủ Chiêu Minh Vương rồi, chắp tay đáp:
- Như vậy xin cảm ơn Đại Vương chiếu cố!
Lê Văn Hưu thì như đã biết trước việc này còn Đinh lão thì run rẩy.
Minh Tự chính là cách gọi của Bá tước thời Lý Trần.
Như vậy theo thang bậc quý tộc ngày xưa là Công, Hầu, Bá, Tử, Nam xếp vào hàng giữa.
Nhưng để được phong tước nào phải chuyện dễ thế.
Thường phải có công tích đặc biệt hoặc tập tước vì có dòng dõi hoàng tộc.
Dân thường cả đời cũng đừng mơ đến.
Quan lại ở các châu phủ, tuy quyền lực có nhưng ai cũng mong có được tước hiệu để tập ấm.
Như vậy mới có thể xếp vào tầng lớp quý tộc được.
Lão thấy Bách 15 tuổi có khả năng thành Minh Tự, tuy chẳng có quyền thế gì nhưng đúng là bằng người khác phấn đấu cả đời người.
Trần Quang Khải lại nói:
- Chúng ta cùng nhau đến Giảng Võ trường.
Vương phủ cách Giảng võ trường không xa nên chỉ một loáng là đã đến.
Bách đến nơi mới thấy sự thiếu thốn hoạt động giải trí của người xưa thế nào.
Chỉ một trận xúc cúc mà người đi xem chất như nêm cối.
Trần Quang Khải hôm nay mặc rất đẹp, đầu đội mũ Triều Thiên màu tía, hoàn làm bằng vàng thượng phẩm, dưới có sáu tua, áo tía cổ tròn trông vô cùng tiêu sái.
Hắn dẫn đầu đoàn người qua cổng Giảng võ trường, đi qua khu nhà võ học cho quan quân đang học tập ở đây, thẳng đến phía sau là khu sân lớn, giống sân vận động thời nay.
Khu này là để võ quan tập luyện hằng ngày, thao luyện binh mã nhưng có dịp sẽ mở cửa sau cho dân chúng vào cùng.
Bách nhìn sân này rộng chừng năm sân bóng đá bây giờ.
Ba phía có cọc gỗ vây xung quanh, làm những bệ đất để ngồi xem, chỉ có phía bắc là dựng một Khán đài bằng gỗ cao, có mái che.
Đây có lẽ là chỗ cho quan lại chỉ huy ngồi khi diễn võ.
Trần Quang Khải nhanh chân tiến vào.
Hắn đi đến đâu thì hai bên dẹp ra đến đấy, vái chào từ đầu đến cuối.
Đến khán đài phía Bắc hắn đi lên phía tầng trên, các quan hầu đã sắp hàng hai bên.
Tất cả đồng thanh:
- Cung nghênh Chiêu Minh Đại Vương?
Hắn mỉnh cười đáp lễ, hai tay khẽ đưa lên:
- Các vị không cần đa lễ! Thượng hoàng và Quan gia chắc sắp đến rồi, truyền lệnh quân Tả vũ vệ canh phòng nghiêm mật, không được sao nhãng.
Lê Văn Hưu bên cạnh khẽ nói:
- Mọi việc đã sẵn sàng thưa đại vương.
Trần Quang Khải lên đài cao, ngồi