Lúc này hai đội đã sắp hàng ngang dưới khán đài.
Trần Quang Khải là chủ lễ hôm nay.
Đứng dậy ổn định trật tự.
Lại sai bọn quan hầu trên đài cao, lấy loa vọng xuống.
Tiếng trống trận hùng tráng vang lên, liền sau đó là tấu một khúc nhạc.
Bách nghe chẳng hiểu gì nhưng cũng thấy âm điệu vui tai, ghé sang hỏi Lê Văn Hưu thì hắn nói đây là khúc Chiến Đài Phong, tấu trước khi quan binh diễn tập.
Dùng để khích lệ quân sĩ.
Nhạc tấu xong, tất cả mọi người im lặng.
Cờ phất hiệu lệnh, tất cả quan lại và dân chúng quỳ xuống hô to:
- Thái Thượng Hoàng Vạn tuế! Vạn tuế! Vạn vạn tuế.
- Quan gia Vạn tuế! Vạn tuế! Vạn vạn tuế …
Tiếng hô vạn người như một.
Hai vua ngự trên đài cao giơ tay:
- Các khanh binh thân! Hôm nay tổ chức Xúc cúc để chúng khanh gia được vui vẻ, cũng là để quân sĩ lấy đấy làm gương mà rèn luyện.
Ta đặc biệt vui mừng, đội nào chiến thắng được thưởng tiền vàng, ta còn tự tay trao cho một tấm biển ngạch “Đại Việt đệ nhất xã” để làm vinh dự.
Mọi người ồ lên, thành viên hai đội thì tim đập thình thịch.
Đây là vinh dự cỡ nào, lúc đầu chỉ nghĩ là một trận xúc cúc, nhưng nay phần thưởng như thế tính chất trận đấu đã trở nên khác hẳn.
Bọn hắn tay chân ngứa ngáy, hôm nay thề chết không thôi.
Lúc này Trần Quang Khải tiếp lời cha:
- Dẫu là trận đấu vui, cũng cần có người công tâm điều khiển, nay cử Thẩm hình viện Đặng Ma La.
Là người chính trực làm trọng tài trận đấu.
Ngươi cần nghiêm minh, không tư tình, có làm được việc đó không?
Dưới đài có một người nai nịt gọn gàng, chắp tay:
- Hạ quan xin làm tròn chức trách.
Đặng Ma La cùng khoá với Lê Văn Hưu và Nguyễn Hiền, đỗ thám hoa năm 13 tuổi.
Từ đó trọng dụng, làm việc trong thẩm hình viện, mấy năm trước có bổ nhiệm hắn đi tuyển binh tại Chương Đức để đánh quân Nguyên Mông, sau khi thắng trận lại điều về làm Thẩm hình viện phán.
Là người cương trực, trước nay cứ phép công mà làm, chưa từng xê xích.
Mọi người hay gọi là “thiết diện phán quan”.
Có hắn làm trọng tài thì hai bên đều không nói được gì nữa.
- Vậy cho ngươi quyền điều hành trận đấu.
Cứ theo phép công mà làm.
Lúc này dưới đài, hai đội xanh đỏ đã chuẩn bị xong.
Bên tả đội đỏ là An Sinh xã, bên hữu đội xanh là Chiêu Minh xã.
Mọi người háo hức chờ bắt đầu.
Sân đấu này thiết kế nhỏ hơn sân bóng thời sau, có lẽ chỉ bằng hai phần ba nhưng lượng người hai bên quá đông nên có vẻ lọt thỏm.
Mỗi bên có sáu tuyển thủ.
Bên An Sinh xã hai người Dã Tượng, Yết Kiêu đã ở bên trên sẵn sàng tranh bóng.
Bách nghển cổ nhìn, bên Chiêu Minh xã hắn đã nghiên cứu mấy hôm nay.
Chủ lực là một đại hán tên Sử Hồng, người này cao hơn mét tám, cũng là tay có thể lực cùng kỹ thuật tốt.
Phía sau thì Ma Lĩnh là chuyên gia phòng thủ, còn mấy người còn lại không được chú ý lắm.
Trận đấu bắt đầu, đội giao bóng trước là Chiêu Minh xã, bóng giao từ cuối sân chứ không phải giữa sân.
Ma Lĩnh đá vèo quả bóng lên trên, chỉ thấy bóng bay qua đầu theo hướng Sử Hồng đứng.
Yết Kiêu ở phía bên tả thấy thế, di chuyển lại gần chỗ Sử Hồng đứng nhằm chặn đường bóng.
Nhưng đúng là xúc cúc khác với bóng đá, khi Yết Kiêu thấy bóng qua đầu mình, cũng không va chạm với Sử Hồng lại mà chỉ chạy theo sau.
Sử Hồng được bóng hai ba nhịp dẫn lại chuyền vào trong cho đồng đội.
Đồng đội này nhận bóng, chưa kịp dẫn tới cầu môn thì bị đối phương cướp mất, khẩn trương phá bóng lên trên.
Lúc này quả bóng lại vọt qua mọi người theo hướng Dã Tượng bay tới.
Dã Tượng đã chờ từ lâu, tâng bóng hai nhịp lại dùng một động tác hoa mỹ, vuốt quả bóng về phía cuối sân.
Tên Ma Lĩnh thấy Dã Tượng có bóng di chuyển lên trên để ngăn cản, nhưng chưa đến nơi thì bóng đã vọt qua đầu y.
Y phù ra một hơi, trái này chắc chắn không vào được.
Nhưng ở đời người tính không bằng trời tính, đấy là bài phối hợp của Dã Tượng và Yết Kiêu.
Yết Kiêu như dưới đất chui lên, khi quả bóng chưa kịp chạm đất,