Tuy trước đây Trento là một bộ phận của Đế quốc La – Đức, George I de Trento về danh nghĩa là thần tử của Hoàng đế Đế quốc La – Đức, nhưng George I de Trento bản thân còn là một vị Giám mục, thuộc về Giáo hội Công giáo La Mã vốn có hiềm khích với Hoàng đế Đế quốc La – Đức (tranh chấp xem Pope và Saint Emperor ai có địa vị cao hơn). Trước đây, Trento và Salzburg là hai lĩnh địa lớn của Giáo hội ở khu vực phía đông. Nhưng Salzburg đã bị Bavaria thuộc phe Hoàng đế Đế quốc La – Đức thôn tính. Trento lại bị công quốc Áo của nhà Habsbourg uy hiếp, có nguy cơ bị xâm chiếm. George I de Trento phải tìm mọi cách bảo vệ lĩnh địa của mình cũng như của giáo hội, không thể để mất giống như Salzburg. Giáo hội mất đi các lĩnh địa, thế lực sẽ ngày càng yếu. Đó là điều mà George I de Trento không muốn xảy ra.
Tình cảnh của Trento và Salzburg lại khá giống nhau. Salzburg bị các công quốc Bavaria và Áo bao bọc, sau bị sát nhập vào Bavaria (đến sau chiến tranh thế giới thứ hai lại bị sát nhập vào Áo). Trento thì ba mặt bị cộng hòa Venice bao bọc, phía bắc giáp Tyrol thuộc Áo. George I de Trento vì muốn bảo toàn lĩnh địa, đã xoay sở rất nhiều cách, cuối cùng còn tự mình đi đến Gia Định tầm cầu hỗ trợ. Lúc bấy giờ, Giáo hội Công giáo La Mã đang trong cuộc Ly giáo, cùng một lúc có đến 3 Đức Thánh Cha (Papal hay Pope), mà vị nào cũng có ít nhiều quân vương ủng hộ, khiến giáo hội bị chia rẽ, là thời kỳ buồn thảm nhất của giáo hội, còn nghiêm trọng hơn cả thời kỳ Đại Ly Giáo. Cuộc Đại Ly Giáo có nguyên nhân chủ yếu là sự khác biệt giữa cách truyền giáo, giải thích kinh nghĩa (dù sao thì trên danh nghĩa cũng là như thế). Còn cuộc Ly giáo lần này hoàn toàn là do quyền lợi thế tục, không liên quan gì đến giáo nghĩa. Bản thân là một vị Giám mục, George I de Trento cảm thấy rất đau lòng. Lão còn nhìn thấy sở dĩ có cuộc Ly giáo là do có sự hậu thuẫn của các quân vương, để làm cia rẽ, suy yếu giáo hội. Hai vị ngụy giáo chủ (Antipope) : Benedictus XIII của Avignon được Pháp Lan Tây ủng hộ, và John XXIII của Pisa được Đế quốc La – Đức ủng hộ. Chỉ có Đức Thánh Cha Gregorius XII là được dân Roma ủng hộ (được công nhận là chính thống).
Do vậy, khi giao thiệp với Venice, George I de Trento có thái độ rất cứng rắn. Khi sứ giả của Venice biện bác :
- Những kẻ cướp lương đó không phải do chính phủ cộng hòa Venice sai khiến.
George I de Trento đã nói :
- Lấy gì để chứng minh. Chúng ta chỉ thấy bọn chúng chạy vào lĩnh thổ Venice, và Venice đã để mặc cho bọn chúng ẩn náu trên lĩnh thổ của mình.
Sứ giả của Venice cố biện bác :
- Cộng hòa Venice là một quốc gia tự do dân chủ, mỗi ngày có biết bao nhiêu người ra vào biên giới, chính phủ không thể kiểm soát hết được.
Bản thân là một quân chủ, George I de Trento rất không ưa sự tự do dân chủ theo kiểu Venice (dân chủ, nhưng ‘dân’ ở đây chỉ là một số ít quý tộc, gần giống kiểu quyền thần tiếm quyền của vua ở phương đông). Do vậy, George I de Trento lạnh lùng nói :
- Đó chỉ là một cách chối cãi không mấy thuyết phục. Mỗi quốc gia đều phải chịu trách nhiệm trên lĩnh thổ của mình. Chúng ta có đầy đủ lý do để tin rằng Venice và Áo đang câu kết chống lại liên quân chúng ta. Do đó, chúng ta sẽ có cách đối phó thích hợp.
Sứ giả của Venice tái mặt, cãi :
- Nhưng …
George I de Trento xua tay nói :
- Không nhưng nhị gì cả. Đại vương đã ra tối hậu thư, ta cũng đã thông báo cho các ngươi. Các ngươi chỉ cần trả lời có thực hiện hay không mà thôi. Đến kỳ hạn, nếu các ngươi không giao người, không tuyên bố tuyệt giao với Đế quốc La – Đức, chúng ta sẽ xem các ngươi là đồng bọn của bọn chúng, và liên quân sẽ tiến vào Venice.
Sứ giả của Venice cố nói :
- Nhưng … Giám mục đại nhân. Chúng ta thật sự không có câu kết với Áo, không có sai người cướp lương, cũng không biết bọn chúng lúc này ở đâu. Chúng ta làm sao giao người.
George I de Trento cười nhạt nói :
- Được rồi. Cứ xem như lời giải thích của các ngươi tạm chấp nhận được đi. Các ngươi đã không thể kiểm soát được lĩnh thổ của mình, để cho nghịch tặc hoành hành. Vài ngày nữa, liên quân sẽ tiến vào Venice, giúp các ngươi giải quyết nghịch tặc. Còn khi đó quân đội của chúng ta lỡ có giải quyết Venice giống như đã từng giải quyết Genoa. Sau đó chúng ta chỉ cần giải thích : “Chúng ta không có ra lệnh làm vậy, đó là do thủ hạ tự ý làm, nhưng bọn chúng trốn đâu mất rồi, chúng ta cũng không biết bọn chúng lúc này ở đâu, các ngươi đành chịu