Nam Thiên Trúc.
Đất Thiên Trúc lúc bấy giờ bao gồm cả đất Ấn Độ, Pakistan, Nepan, Butan, Bangladesh, Sri Lanka (Tích Lan). Vương triều Vijayanagara chỉ thống trị khu vực nam Thiên Trúc, kể từ cao nguyên Decan trở về nam, bao gồm phần đất các bang Andhra Pradesh, Goa, Karnataka, Kerala và Tamil Nadu, trong đó phần lĩnh thổ do Vương triều Vijayanagara trực tiếp kiểm soát chỉ gồm phần cao nguyên Decan ở phía bắc Vương triều. Các tiểu quốc ở nam Thiên Trúc thần phục và cống nạp cho Vijayanagara chẳng qua là vì Vijayanagara giúp bọn họ kháng cự sự xâm lấn của các thế lực người Mông Cổ ở miền bắc. Quân đội của toàn vương triều gồm khoảng 1,1 triệu người (tức 110 vạn, ít hơn quân đội Minh triều một chút), nhưng gồm có hai bộ phận rõ rệt : Quân đội triều đình bao gồm 100.000 bộ binh (shieldmen), 20.000 kỵ binh (cavalrymen) và hơn 900 con voi; phần còn lại là quân đội địa phương, tức quân đội của các tiểu quốc chư hầu.
Triệu Phong đặt đại bản doanh tại Jaffna, một đại thành thị ở phía bắc Tích Lan. Các đạo quân đã lần lượt đến Tích Lan hội họp. Riêng 4 đạo quân Thần Vũ, Thần Sách, Thần Uy, Thần Long đã đổ bộ lên đất nam Thiên Trúc, tiến về phía cao nguyên Decan, giúp các tiểu quốc bị Vương triều Vijayanagara chiếm giữ phục quốc. Triệu Phong không phải không muốn trực tiếp suất quân tác chiến, nhưng vì bản thân là Thống soái, đành phải ở lại hậu phương chủ trì đại cục. Xung phong hãm trận là việc của các vị tướng quân. Cũng giống như cuộc bao vây Kim Lăng và đánh nhau với trăm vạn đại quân của Minh triều trước đây, bọn Triệu Phong chỉ ở Trường Hưng Thành chủ trì đại cục.
Nghe tin Thần Thánh Đế quốc cử binh chinh phạt, Vương triều Vijayanagara vội vã dốc toàn bộ quốc lực nghênh chiến, đồng thời chinh triệu quân đội các tiểu quốc chư hầu tham chiến. Bọn họ biết trận chiến này quan hệ đến sự sinh tử tồn vong của Vương triều, nên buộc phải dốc toàn tâm toàn lực nghênh chiến.
Do quân đội Đế quốc viện cớ giúp các tiểu vương phục quốc, trong quân còn có các vị tiểu vương tùy hành, nên sư xuất hữu danh, không bị dân chúng trong vùng xem là hành vi xâm lược. Bốn đạo quân chia làm hai đường, mỗi đường 6 vạn quân, lần lượt tiến vào các tiểu quốc bị quân Vijayanagara chiếm giữ, đánh bại số thủ quân tại đấy, rồi giao lại cho các tiểu vương bản địa khôi phục chính quyền. Quân đội Đế quốc tạm trú đóng lại đấy giữ gìn trật tự, chờ các vị tiểu vương chinh triệu tân quân bảo vệ quốc thổ. Do quân đội Đế quốc không can thiệp vào việc chính sự ở đây, nên không gây bất mãn trong giới quý tộc bản địa.
Tiếp theo đó, lần lượt 8 đạo quân còn lại cũng tiến vào khu vực giáp giới với vùng kiểm soát của Vương triều Vijayanagara. Tất cả 12 đạo quân, 36 vạn đại quân vân tập biên giới khiến kinh đô Vijayanagara nhân tâm hoàng hoàng. Đại quân áp cảnh. Trong lúc quân đội của Vương triều Vijayanagara chỉ có 10 vạn bộ binh, 2 vạn kỵ binh, cùng với 900 con voi chiến. Các tiểu quốc chư hầu nhìn rõ hình thế, không nước nào mang quân đến trợ chiến cả. Tình thế hiện tại, chỉ cần người có chút trí thương đều có thể thấy rõ, nếu như Thần Thánh Đế quốc thất bại thì còn có thể tái lập viễn chinh quân, tiếp tục chinh phạt, còn nếu như Vương triều Vijayanagara thất bại, thì hậu quả trực tiếp là diệt vong. Mà xem ra Vương triều Vijayanagara chẳng có mấy cơ hội giành được chiến thắng. Cả về số lượng, trang bị, chiến lực, … quân đội Vương triều Vijayanagara chẳng thể nào so sánh được với quân đội Thần Thánh Đế quốc.
Đối diện đại quân áp cảnh, Vương triều Vijayanagara chỉ có thể huy động được 10 vạn bộ binh, 2 vạn kỵ binh, 900 con voi. Quân lực chênh lệch quá lớn. Quốc vương Deva Raya I của Vijayanagara vội chinh tập dân binh được thêm 30 vạn nữa, quân số tạm thời tăng lên 42 vạn, đông hơn đối phương, khiến cho sĩ khí quân đội dâng cao một chút, còn về chiến lực thì … không đáng tin tưởng lắm. Hỗn hợp 10 vạn chính quy quân với 30 vạn quân nông dân, khiến cho toàn thể chiến lực của quân đội suy giảm nghiêm trọng. Đặc biệt đây lại là quân đội Thiên Trúc, chiến lực không thể nào sánh bằng quân đội Trung Hoa. Do vậy mà Quốc vương Deva Raya I lo lắng không thôi.
Quốc vương Deva Raya I là cháu nội của Quốc vương Harihara Raya II (trị vì 1377 - 1404). Sau khi Harihara Raya II qua đời, đã có cuộc tranh ngôi giữa các vị vương tử. Virupaksha Raya trị vì trong vài tháng thì bị con trai là Bukka Raya II ám sát. Ông này trị vì được một thời gian trong giai đoạn 1405 – 1406, rồi cũng bị em trai là Deva Raya I lật đổ. Deva Raya I bắt đầu trị vì từ năm 1406. Trong suốt triều đại của mình, Deva Raya I đã liên tục chiến đấu chống lại Velamas xứ Telangana, Sultan Bahmani xứ Gulbarga, Reddis xứ Kondavidu và Gajaptis xứ Kalinga. Gần đây nhất là chiến tranh với Thần Thánh Đế quốc. Nội loạn, chiến tranh đã khiến cho quốc lực của Vương triều Vijayanagara ngày càng suy kiệt, dẫn đến quốc thế