Lại nói, trước tin quân Chiêm Thành sắp sang đánh, mọi người bàn tán phân vân. Do thực lực song phương hơn kém quá rõ. Nhiều người đề nghị mang hết tài sản tạm lánh vào rừng tránh giặc, thực hiện vườn không nhà trống. Nhưng cũng có người quyết chống giữ với giặc, bảo vệ đất đai của tổ tiên. Bàn tán một hồi, mọi người không sao quyết định được, đều đưa mắt nhìn Giang Phong.
Nãy giờ Giang Phong chỉ ngồi yên nghe mọi người tranh luận, giờ thấy mọi người đều nhìn mình chờ đợi, Giang Phong ngẫm nghĩ một lúc, rồi mới nói :
- Bỏ mặc cho giặc vào cướp thì không nên rồi. Nhưng nếu trực tiếp đánh nhau với giặc cũng không ổn. Dù thắng hay thua cũng sẽ thiệt hại nặng nề.
Trưởng lão Phạm Thế Hưng ánh mắt sáng lên hỏi :
- Phải chăng đại nhân muốn nói đến dùng kế ?
Giang Phong mỉm cười hỏi :
- Nếu như không phải đánh nhau với quân Chiêm Thành mà vào rừng săn bắn thì toàn tộc có thể động viên được bao nhiêu người ?
Mọi người không hiểu ý Giang Phong, ngơ ngác nhìn nhau. Trưởng lão đáp :
- Nếu chỉ là săn bắn, phần lớn người già và phụ nữ đều có thể tham gia, tính ra cũng khoảng 3.000 người.
Đông Giang tộc vốn là một nhánh của người Mường ở Thanh Hóa, sau theo vua Trần vào đánh Ai Lao, rồi định cư ở vùng Kiềm Châu này (nay thuộc huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An). Nơi đây là cửa ngõ chính thông sang đất Ai Lao lúc đó. Nhà Trần mấy lần cất quân đánh Ai Lao, đều theo đường này. Quân Ai Lao sang cướp phá Đại Việt, cũng đi qua đây. Minh Tông Thượng Hoàng từng dẫn đại quân đến đóng ở Kiềm Châu, khiến giặc sợ hãi không dám vào cướp phá. Thượng Hoàng bèn sai ông Nguyễn Trung Ngạn làm bài bia khắc trên núi để ghi công. Bài bia đó có chữ lớn bằng bàn tay, khắc vào đá sâu đến 1 tấc, đến nay vẫn còn, nội dung tạm dịch như sau :
“Chương Nghiêu Văn Triết Thái Thượng Hoàng là vua thứ sáu đời nhà Trần, nước Hoàng Việt chịu mệnh trời nhất thống cõi trung hạ, trong đất ngoài biển đâu cũng thần phục. Nước Ai Lao nhỏ mọn kia dám ngạnh vương hóa; cuối mùa thu năm ất hợi (1335) vua thân đem sáu quân (1) đi tuần cõi tây. Thế tử (2) nước Chiêm Thành, nước Chân Lạp, nước Tiêm La và tù trưởng các đạo mán là Quỳ, Cầm, Xa, Lạc, tù trưởng rợ Bồ Man mới phụ và các bộ Mán Thanh xa đều mang phương vật tranh nhau đến đón rước. Chỉ có tên nghịch Bổng cứ giữ mê tối, sợ phải tội chưa lại chầu ngay. Cuối mùa đông vua đóng quân ở cánh đồng Cự, thuộc châu Mật, sai các tướng và quân rợ mọi vào tận nước, nghịch Bổng theo gió chạy trốn. Vua mới xuống chiếu đem quân về. Lúc bấy giờ là ngày tháng chạp năm ất hợi, niên hiệu Khai Hữu thứ 7, khắc vào đá.”
(chú 1 : theo Chu Lễ, Thiên tử có 6 quân, chư hầu nước lớn có 3 quân, nước vừa có 2 quân, nước nhỏ có 1 quân; cho nên quân đội thường được gọi là ‘tam quân’, chỉ có thiên tử mới được dùng ‘lục quân’ – tiền, hậu, tả, hữu, trung, ngự lâm).
(chú 2 : Thế tử là con vua chư hầu, còn con Thiên tử mới được gọi là Thái tử).
Tuy quân Trần tạm thời đánh đuổi được giặc, nhưng cũng chỉ có thể giữ không cho quân giặc vào trong cõi cướp phá, chứ không diệt được hẳn, do đó mới phái tướng quân họ Phạm dẫn bản bộ trấn giữ. Họ Phạm người Mường, nên dân Mường ở mạn Thanh Hóa theo về rất đông, hình thành nên Đông Giang tộc hiện giờ, đời đời trấn giữ đất này. Trong những lần đánh Chiêm Thành gần đây, quân triều đình thường xuyên đại bại, các hào trưởng trong vùng cùng nhiều tôn thất nhà Trần đều theo hàng Chiêm, chỉ có Phạm Thế Căng và Phan Mãnh một lòng một dạ theo triều đình, nên sau khi dẹp giặc xong đều được trọng thưởng. Phạm Thế Căng chính là con của Trưởng lão Phạm Thế Hưng, hiện đang làm Thiêm phán đất Kiềm Châu (thật ra vẫn làm nhiệm vụ trấn thủ ở đây, không được tăng thêm chút quyền lực nào, có lẽ vì thế mà gây nên bất mãn, dẫn đến kết cục như trong sử sách (3) chăng ?).
(chú 3 : theo sử sách, khi Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần thì Phạm Thế Căng theo nhà Hồ; khi nhà Minh bên Tàu sang đánh nhà Hồ, họ Phạm lại theo nhà Minh; khi quân Hậu Trần nổi lên, họ Phạm chống lại, sau bị tướng nhà Hậu Trần là Đặng Tất bắt được giết đi, chết năm 1408).
Trong những người dự hội cũng có cả Phạm Thế Căng. Y là người từng dẫn quân chinh chiến, hiện lại đang là quan quân triều đình, nên nói thêm :
- Phía Kiềm Châu cũng có thể điều động 500 quân, nhưng chỉ là dân binh, không phải tinh nhuệ.
Giang Phong nói :
- Xem ra chúng ta có 2.000 dân binh chống nhau với 2.000 quân tinh nhuệ của Chiêm Thành. Số còn lại chỉ có thể phất cờ gióng trống mà làm nghi binh.
Phạm Thế Căng hỏi :
- Đại nhân. Chúng ta nên làm thế nào ?
Giang Phong mỉm cười nói :
- Dùng 4 chữ : nhiễu, dụ, phục, sát.
Mọi người đưa mắt nhìn nhau, rồi phân phân bàn tán. Sau đó, kế hoạch được