Giang lịch năm thứ 3 vạn 9.516 (Giáp Ngọ, 1414), mùa đông tháng 10.
Các vùng chiếm được từ Minh triều tạm thời đã ổn định, Quảng Tế Pháp sư phụng mệnh Giang Phong chia tỉnh, quận, huyện và điều phái quan viên đến đảm nhiệm việc trị dân.
Đất Vân Nam (rộng 394.100 kilômét vuông) Minh triều chia làm 60 châu phủ, 30 huyện (có châu, phủ không có huyện trực thuộc); Đế quốc chia thành 5 tỉnh, Vân Nam, Đại Lý, Lệ Giang, Bảo Sơn, Trấn Khang; 32 châu phủ lớn cải thành quận; còn lại lập huyện, đồng thời lập thêm nhiều huyện mới ở các vùng dân tộc (quan chức vẫn do người dân tộc nắm giữ, tự quản lý).
Đất Quý Châu (rộng 176.100 kilômét vuông) Minh triều chia làm 17 châu phủ, 14 huyện; Đế quốc chia thành 2 tỉnh Quý Dương, Vĩnh Ninh.
Đất Quảng Tây (rộng 236.700 kilômét vuông) Minh triều chia làm 58 châu phủ, 50 huyện; Đế quốc chia thành 3 tỉnh Quế Lâm, Tư Minh, Nam Ninh.
Đất Quảng Đông (rộng 177.900 kilômét vuông) Minh triều chia làm 19 châu phủ, 75 huyện; Đế quốc chia thành 3 tỉnh Quảng Châu, Quỳnh Châu, Triều Châu.
Đất nam Hồ Quảng (rộng khoảng 230.000 kilômét vuông) có 14 châu phủ, 42 huyện của Minh triều; Đế quốc chia thành 3 tỉnh Trường Sa, Hành Sơn, Nguyên Châu.
Đất Giang Tây (rộng 166.900 kilômét vuông) Minh triều chia làm 14 châu phủ, 77 huyện; Đế quốc chia thành 2 tỉnh Cống Chương, Cửu Giang.
Đất Phúc Kiến (rộng 121.400 kilômét vuông) Minh triều chia làm 9 châu phủ, 57 huyện; Đế quốc chia thành 2 tỉnh Phúc Châu, Tuyền Châu.
Còn các xứ Chiết Giang, Nam trực lệ, bắc và đông Hồ Quảng, nam Tứ Xuyên tuy Đế quốc cũng kiểm soát được hoàn toàn hoặc một bộ phận, nhưng không còn dân, nên không thiết tỉnh. Đó là vùng trắng, vùng ranh giới tự nhiên với Minh triều sau này.
…
Nam trực lệ (Nam Kinh). Kim Lăng Thành.
Cho đến lúc này, quân đội Đế quốc vẫn tiếp tục vây thành, và thường xuyên bắn pháo vào thành, bất kể đêm ngày. Quân ngoài thành không công thành, và quân trong thành cũng không thể phá vòng vây. Cho đến lúc này, trải qua gần nửa năm bị vây, quân dân trong thành cũng đã quá quen với tiếng đạn pháo rồi, thậm chí có người khi nghe pháo nổ cũng chẳng buồn tránh nữa, trúng đạn chết thì thôi, xem như là giải thoát.
Hiện tại trong thành đang lâm vào cảnh thiếu thốn lương thực nghiêm trọng. Các kho quân lương trong thành đủ cung cấp cho 10 vạn quân dùng trong mấy năm, nên quân đội không lo thiếu lương. Có điều dân chúng ít có ai dự trữ trong nhà cả nửa năm lương thực. Dân thành thị mà, mua vừa đủ ăn, ăn hết rồi lại đi mua tiếp. Các cửa hiệu bán gạo cũng vậy, kho gạo trong thành cũng chỉ đủ bán một thời gian mà thôi, và gần đây thì đều cạn sạch rồi (một phần là do bán hết, nhưng cũng có một phần đầu cơ làm giá, bị dân chúng phẫn nộ phá kho cướp sạch). Ngoài ra người trong thành cũng không có rau xanh để ăn hàng ngày. Trước đây thì mỗi ngày đều có nông dân chở rau từ ngoài thành vào bán, nhưng từ khi thành bị vây thì hết rau ăn rồi. Thử nghĩ xem suốt gần nửa năm không có rau ăn. Hậu quả … Ngay cả thịt cá cũng thiếu thốn. Nhà cửa bị đạn pháo bắn sập, bắn cháy cũng không có nguyên liệu để sửa chữa. Người dân trong thành đã sắp trở thành ‘tam không’ giống như lưu dân ở Giang Bắc.
Quân trong thành đã 3 lần tổ chức phá vây, nhưng cả 3 lần đều bị thiệt hại thảm trọng mà phải rút lui vào thành. Ban đầu thủ quân có 15 vạn thì lúc này chỉ còn lại chưa đến 10 vạn. Quân bên ngoài vẫn ổn định ở 4 đạo quân, 12 vạn người, và sau mỗi tháng quân số bị tổn thất sẽ được bổ sung ngay. Thật ra thì quân đội Đế quốc chỉ bị tổn thất một ít vào 3 lần phá vây của quân Minh. Chứ bình thường chỉ vây thành, không công thành, làm sao có thiệt hại.
Giữa tháng 10, các đạo quân tề tụ về Kim Lăng, chuẩn bị cho một cuộc chiến quy mô lớn sắp diễn ra.
Sùng Minh đảo. Trường Hưng Thành.
Trường Hưng Thành là một tòa tiểu thành mới được xây dựng trong thời gian bắc phạt, là căn cứ hậu cần của Đông lộ quân và cũng là đại bản doanh của Triệu Phong.
Lúc này, các tướng lĩnh của bắc phạt đại quân đang tụ họp bàn bạc chiến sự. Có Triệu Phong của Đông lộ quân, Lý Ngân của Tây lộ quân, Phạm Thế Căng của Nam lộ quân và Mã Tân của Bắc Dương Hạm đội. Ngoài ra còn có Hải quân bộ bộ trưởng Đinh An Bình mang chiếu lệnh của Giang Phong đến.
Đinh An Bình nói :
- Theo tin từ thám tử, Minh triều đang chuẩn bị huy sư nam hạ, giải vây Kim Lăng Thành.
Mã Tân hỏi :
- Đinh Đại nhân. Minh triều đang bị người Mông Cổ cướp phá vùng bắc biên và người Đông Doanh cướp phá vùng Sơn Đông, còn có thể điều động đại quân nam hạ được sao ?
Đinh An Bình nói :
- Hai phần ba quân lực Minh triều tập trung ở phòng tuyến phía bắc, tổng cộng 80 vạn. Lần này Vĩnh Lạc đế quyết tâm giải vây Kim Lăng, nên định bỏ mặc các xứ Cam Túc, Sơn Tây, chỉ tập trung phòng thủ vùng Hà Bắc, Sơn Đông mà thôi. Có thể đại quân nam hạ đông đến 60 vạn. Ngoài ra còn có thêm 40 vạn dân binh. Tổng quân số đạt đến 100 vạn.
Triệu Phong ngạc nhiên hỏi :
- 40 vạn dân binh ? Ở đâu ra thế ?
Đinh An Bình nói :
- Trước nay Minh triều thực hiện