Bị chính con gái đẻ quật lại, mặt bà Từ lập sượng sùng không kịp suy nghĩ để cãi lại.
Thấy bà Từ không phản bác gì được nữa, Từ Di Nhiên lên giọng nhắc nhở, kèm theo một ánh mắt mỉa mai: "Còn dám nói con, năm đó bố không xuất hiện, mì gói còn phải ăn sống."
"Mẹ bận ra ngoài kiếm tiền nuôi mày, mày còn muốn gì nữa?" Biểu cảm bà Từ ngại ngùng, vội tìm cớ biện minh, bà đương nhiên hiểu đã là một người mẹ thì dù có cực khổ như thế nào cũng phải cho con mình một bữa ăn tử tế, nhưng bà lại chưa từng làm được.
Từ Di Nhiên rít một hơi thuốc lá nhả làn khói trắng đục mờ ảo, cô cười hắt ra: "Thôi đi, biện minh là giỏi."
Trong lúc hai mẹ con Từ Di Nhiên tranh luận ồn ào ở ngoài phòng khách, ông Từ cười khổ lắc đầu như đã quá quen, quay sang nói với Cố Dã: "Con thấy hai người họ như vậy, gặp nhau là cãi nhưng đều hiểu thấu người còn lại. Con để ý sẽ thấy, Di Nhiên rất giống mẹ, tính tình cứng rắn, đều không giỏi thể hiện tình cảm."
Nghe ông Từ nói, Cố Dã dâng lên hiếu kỳ hỏi: "Di Nhiên từ bé đã vậy sao bố?"
"Cũng không hẳn" Nhắc đến biểu cảm ông Từ liền trầm xuống, khẽ thở dài mang theo bầu tâm sự: "Khi con bé hiểu chuyện, nó trở thành người như bây giờ."
Cố Dã bất giác nhíu mày khó hiểu, chưa kịp hỏi thì ông Từ đã chủ động kể cho anh nghe về quá khứ của Từ Di Nhiên...
Ông Từ không phải bố ruột của Từ Di Nhiên, ngay cả họ của cô cũng theo họ mẹ. Năm bà Từ bị bố đẻ Từ Di Nhiên bỏ rơi khi còn mang thai, bà một mình đến khu xóm ông Từ sống, tự sinh con, tự gồng gánh hết mọi chuyện. Ông Từ sống gần nhà, không vợ không con, là đầu bếp của một nhà hàng nhỏ, hằng ngày đi làm về đều mang theo đồ ăn cho mẹ con Từ Di Nhiên.
Trong năm năm đầu đời, Từ Di Nhiên là một cô bé ngoan ngoãn, nói chuyện rất đỗi ngọt ngào. Vào thời điểm đó người lớn gieo vào đầu cô việc không có cha chính là con hoang, thêm việc cơ thể cô phát triển chậm do thiếu dinh dưỡng, vóc dáng quá nhỏ nên thường xuyên bị những đứa trẻ cùng trang lứa ức hiếp.
Từ năm năm tuổi trở đi, Từ Di Nhiên trở nên ít nói, khép mình không giao lưu với ai. Năm Từ Di Nhiên mười hai tuổi, bà Từ gặp lại bạn cũ là một người có chỗ đứng trong giới ngầm, ông ấy nhận Từ Di Nhiên làm con nuôi, đưa cô bước vào xã hội đen.
Vừa là con gái vừa nhỏ con, Từ Di Nhiên nhiều lần đi thu tiền bảo kê cùng các anh lớn, bị người ta đánh đến đổ máu nhưng chưa từng nghĩ đến bỏ cuộc, bởi tiền kiếm được không ít, bỏ thì tiếc.
Kiên trì hai năm, Từ Di Nhiên được bố nuôi cho lên làm quản lý thu tiền ở những con phố lớn nhỏ, một cô bé ngồi lên vị trí cao, không ai hiểu được cảm giác khi luôn bị người khác dùng ánh mắt khinh thường để nhìn cô.
Khi Từ Di Nhiên quyết định sẽ lăn lộn trong giới ngầm để kiếm sống, chính cô là người ngỏ lời hy vọng ông Từ có thể làm bố cô, thay cô chăm sóc mẹ và lo cho bà nếu nhỡ như cô gặp bất trắc gì, nhờ vậy mới có gia đình như hiện tại.
Sau khi Từ Di Nhiên có chỗ đứng trong xã hội, ông Từ nhiều lần bị hàng xóm nói dựa vào nhà vợ, nhưng chẳng ai biết được chính ông là người đã giang tay cứu giúp hai mẹ con bà Từ trước. Vì lời hứa với Từ Di Nhiên, ông Từ không ngại bị người khác bàn tán, không ngại bị người khác gọi theo họ vợ, không ngại bị xem là kẻ ăn bám, bởi người thân của ông chỉ có bà Từ và Từ Di Nhiên.
Năm Từ Di Nhiên mười sáu tuổi, cô gặp được Kiều Lục Nghị, cuộc đời bước sang một trang mới. Cũng nhờ gặp được Kiều Lục Nghị, Từ Di Nhiên của hiện tại muốn tiền có tiền, muốn quyền có quyền, ai dám nói động đến cô sẽ thẳng tay xử họ.
Ngay cả bố đẻ tìm về muốn bù đắp, Từ Di Nhiên một dao đâm thẳng vào bụng ông ta không hề nương tay. Từ Di Nhiên vào giới từ nhỏ, đương nhiên sẽ biết rõ điểm chí mạng, nếu ngày đó cô cố ý giết bố đẻ thì giờ đây ông ta mồ đã xanh cỏ.
Từ Di Nhiên của hiện tại do quá khứ cơ cực tạo thành, đó cũng là nguyên nhân cô buộc mình phải trở nên mạnh mẽ, không để mẹ mình phải chịu bất kỳ nỗi đau nào dù là nhỏ nhất.
Nghe ông Từ kể về quá khứ của Từ Di Nhiên, Cố Dã xoay đầu nhìn bóng lưng cô độc của cô ở phòng khách, cô luôn nghĩ cho người khác, trước đây là mẹ, còn giờ là anh. So với Từ Di Nhiên, Cố Dã vẫn cảm thấy người xứng đáng được bù đắp tổn thương không phải anh, mà là cô.
Giờ ăn trưa, bà Từ dành hết tình yêu thương to lớn của một người mẹ cho con rể, người chịu hy sinh bản thân rước con gái bà đi. Mới ăn một miếng thịt nhỏ do Cố Dã nấu, phản ứng của bà Từ vô cùng thái quá, cứ như đang ăn sơn hào