Câu chuyện nhỏ số 1: Họa sĩ Addio.
Sau lần Từ Di Nhiên ra tay đánh luật sư mà Tu Kiệt giới thiệu để giúp Cố Dã làm thủ tục mở văn phòng, cô tự giác điều chỉnh hành vi của mình, trước khi làm bất cứ việc gì cũng sẽ suy nghĩ thấu đáo.
Bà Từ sau khi biết chuyện Từ Di Nhiên liền ôm bụng cười từ sáng sớm đến chiều tối, bởi lòng tin của bà hoàn toàn đặt ở Cố Dã, nếu có đánh ghen thì chỉ có thể là Cố Dã đánh tình địch vây quanh Từ Di Nhiên.
A Nhĩ lại càng thảm hơn, lỡ ra tay đánh oan Tu Kiệt, sau đó phải vứt bỏ mặt mũi tìm cách xin lỗi anh ta.
Hai năm sau, con trai đầu lòng Cố Niên của Cố Dã và Từ Di Nhiên được một tuổi rưỡi.
Cậu nhóc từ rất nhỏ đã bộc lộ rõ tính cách điềm đạm trái ngược Từ Di Nhiên, bà Từ vì chuyện này vô cùng vui mừng, còn khẳng định nhờ công bà mỗi ngày đi chùa cầu xin cho cháu ngoại mình đừng giống mẹ nó.
Phòng tranh của Cố Dã mất nửa năm sửa chữa, khi đi vào hoạt động nhờ ngoại hình nên trong thời gian ngắn thu hút được rất nhiều học viên, đặc biệt là nữ sinh.
Có điều, nhẫn cưới vẫn luôn lấp lánh trên ngón áp út của Cố Dã, bức tranh gia đình do chính tay anh vẽ vẫn luôn được treo ở trung tâm phòng tranh.
Sau khi có con, Từ Di Nhiên chuyển sang làm ban ngày, con trai đều để ông bà trông giúp.
Nhưng mới mấy ngày cho Cố Niên theo bà Từ, Từ Di Nhiên đã nghe con trai sở hữu bàn tay vàng, lên sòng chỉ lá bài nào liền ăn được tiền lá nấy.
Buổi chiều thứ sáu, Từ Di Nhiên từ sòng bạc ghé đón Cố Niên từ nhà ông bà Từ về, sẵn đường ghé ngang phòng tranh của Cố Dã.
Từ ngoài cửa, Từ Di Nhiên bế Cố Niên chăm chú dõi theo Cố Dã đang đứng lớp bên trong, không khí có vẻ rất nhiệt tình hào hứng.
Trước lúc tan lớp, bỗng có một nữ sinh lên tiếng hỏi: “Thầy Dã, hai ngày trước bức tranh trừu tượng mang ý nghĩa hạnh phúc gia đình của họa sĩ Addio được bán đấu giá rất cao, thầy đã gặp vị họa sĩ ấy ngoài đời chưa vậy ạ?”
Sau câu hỏi của nữ sinh, không gian lớp học càng trở nên náo nhiệt, một nam sinh cao hứng nói thêm vào: “Tôi biết các cậu hỏi là có ý gì rồi nhé, mặc dù họa sĩ Addio còn trẻ nhưng nhìn thấu đời thế kia chắc chắn đã có một vợ hai con, đừng ở đó mà vọng tưởng!”
Cố Dã đứng phía trên đối diện với các học viên, nghe mọi người bàn tán xôn xao, anh chỉ lặng lẽ cong môi cười.
Qua một lúc đợi không gian yên ắng bớt, anh mới chậm rãi cất tiếng: “Addio...!tôi gặp rồi.”
Mọi người trong lớp tròn mắt nhìn về phía Cố Dã chờ đợi, kể cả Từ Di Nhiên đứng bên ngoài cửa cũng không giấu được tò mò.
Từ Di Nhiên từ sớm đã rất muốn biết cảm nghĩ của Cố Dã về vị họa sĩ Addio này, cả hai cùng là họa sĩ, trong khi Addio trong hai năm đã bán ra được hai bức tranh tiền tỉ, còn Cố Dã chỉ có thể an phận làm thầy giáo dạy vẽ tranh.
Từ Di Nhiên không xem thường Cố Dã, cô chỉ muốn biết suy nghĩ của anh để tìm cách tốt nhất an ủi.
Cố Dã đi qua những bức tranh được treo trên tường, đều là tranh chân dung hoặc phong cảnh, anh từ tốn nói: “Bất kỳ một họa sĩ nào cũng có một đam mê về một lĩnh vực riêng, ban đầu tôi chọn vẽ chân dung và phong cảnh vì muốn tạo nên những thứ không có thật bằng trí tưởng tượng của mình, và lưu giữ những gì mình nhìn thấy mà không cần sự can thiệp của máy móc hiện đại.
Vậy các bạn có bao giờ tự hỏi, tại sao tranh trừu tượng rất khó để hiểu nhưng lại rất có giá trị? Bởi vì đó gọi là nghệ thuật.”
Cố Dã mặc sơ mi trắng xắn tay áo đến khủy tay, đóng thùng cùng quần tây đen, mang giày da loáng bóng, trên cổ tay trái mang một chiếc đồng hồ trị giá không dưới năm mươi ngàn đô, vừa kín đáo lại vừa tinh tế.
Anh khẽ nở nụ cười, chậm rãi đi vào vấn đề của