Sáng ngày mười hai tháng tám, Tống Thu cùng ba thuộc hạ rời
Sơn Đông, trở lại Hán Dương. Đoạn đường một ngàn hai trăm dặm
mốt của bọn chà ng mất mười bốn ngày. Về đến nơi, nghe nói Hồng
Lăng Phượng và Nam Xương Tiên Cơ chưa trở lại, chàng linh cảm
rằng họ đã gặp tai họa.
Hỉ tín của Thượng Sương và Bích San không làm vơi được nỗi lo
lắng trong lòng. Chàng cho hợp toàn môn, ra lệnh rời ngay bản
doanh sang một cơ ngơi bí mật, cách chỗ cũ hơn dặm. Một nửa quân
số ở lại Hán Dương, còn lại theo chàng đến Tinh Châu.
Bố trí xong chỗ ở an toàn, Tống Thu lên lưng Ô Vân Cái Tuyết đi
trước. Hai hộ pháp Toán Mệnh Diêm La và Hoa Diện Phi Ma sẽ
thống lĩnh đại quân theo sau.
Nhờ cước trình thần tốc của Vân nhi, chỉ sau mười hai ngày,
Tống Thu đã đến Hoàng Hoa Cung. Quần thổ kiến trúc này nằm
trong một sơn cốc. Giữa hai ngọn núi thấp. Nơi đây, các loài hoa có
mầu vàng được trồng rất nhiều. Mai, cúc, điệp vàng] mùa nào cũng
có.
Võ sĩ gác cửa cốc đọc bái thiếp, hân hoan nói :
- Thiếu cung chủ và Thánh Nữ luôn miệng nhắc đến công tử.
Xin mời nhập cung !
Gã gõ vào chiếc khách đá treo cạnh đấy một hồi dài, báo hiệu
cho bên trong biết có thượng khách đến.
Triệu Bạch Ngọc và Triệu Đông Song cùng chạy ra. Thánh Nữ
nhìn người trong mộng với đôi mắt chan chứa ân tình. Nhưng chẳng
dám nói gì, chỉ nghiêng mình chào :
- Mừng công tử giá lâm tệ xá !
Bạch Ngọc thì khác, gã hớn hở nói :
- Té ra chúng ta là quyến thuộc, hôm trước, Hồng biểu muội đến
dự lễ thọ gia mẫu nói ra, khiến ta giận Thu đệ đến chết đi được.
Tống Thu gượng cười :
- Biểu huynh và biểu thư lượng thứ. Tiểu đệ với Lăng Phượng
chưa tổ chức hôn lễ nên không dám nhận họ hàng.
Hai người đưa Tống Thu vào khách sảnh. Hoàng Hoa Cung chủ
phu nhân Hách Phương Thảo nghe nói có cháu rể đến, mừng rỡ ra
tiếp kiến.
Hai người vợ trước của Triệu Sư ẩn qua đời mà không có con
cái gì. Hách phu nhân may mắn sinh được một trai, một gái nên rất
được cưng chiều. Môn nhân trong cung sợ bà còn hơn cả Cung chủ.
Một phần cũng do tính tình bà cương liệt, nóng nẩy.
Tống Thu kính cẩn ra mắt :
- Điệt tế Bách Lý Tống Thu xin bái kiến Đại Di.
Phu nhân vui vẻ nói :
- Hiền điệt tế liên tiếp cứu mạng Song nhi và Ngọc nhi, lão thân
phải cảm ơn ngươi mới được. Nhưng sao không đến đây đúng ngày
chúc thọ mà giờ mới ló mặt.
Tống Thu điềm đạm đáp :
- Dám hỏi Đại Di rằng Lăng Phượng và gian nhạc mẫu rời
Hoàng Hoa Cung lúc nào ?
Phu nhân sửng sốt :
- Lẽ nào họ chưa về đến nhà ? Sau lễ thọ ba hôm, Mai muội đã
xin cáo từ tối mà ?
Tống Thu cố nén nỗi ưu tư, điềm đạm nói tiếp :
- Bẩm Đại Di, quả thật họ chưa về đến Hán Dương. Nhưng
chuyện ấy cứ gác lại, tiểu tế xin hỏi hôm ấy Đại Di trượng có về dự lễ
thọ hay không.
Phu nhân không hỏi vì sao chàng lại hỏi thế nhưng vẫn đáp :
- Có ! Ông ấy vui vẻ trò chuyện với Lăng Phượng và khen rằng
Phượng nhi may mắn lấy được bậc anh hùng cái thế. Ngay hôm sau,
Di tướng đã trở lại núi Quản Sầm luyện công.
Tống Thu đã hiểu ai hung thủ, chàng buồn bã nói :
- Tiểu tế sắp trình bầy một việc quan trọng. Nhưng trước hết, xin
Đại Di nhớ lại xem ba mươi năm trước đây Huyết Kiếm Môn chủ
Dịch Khúc Quân có ghé qua Hoàng Hoa Cung hay không ? Và lúc ấy
Di trượng ở nhà hay đi vắng ?
Phu nhân suy nghĩ một lúc đáp rằng :
- Có ! Dịch đại ca đến rủ tướng công ta đi Ngân Xuyên dự lễ thôi
nôi con trai Dịch Cửu, nhưng ông không có nhà. Hôm sau Di trượng
ngươi về đến, nghe nói vậy liền cười xòa rồi bảo :
- Ta đang định đi Yên Kinh thăm bằng hữu, không thể đi với
Dịch đại ca được. May mà chẳng gặp, nếu không sẽ khó từ chối.
Ngay trưa hôm ấy, tướng công ta khởi hành đi Yên Kinh, hơn tháng
sau mới về.
Tống Thu gật đầu hỏi thêm :
- Thế khoảng bao lâu sau thì Di trượng biết tin Dịch môn chủ thất
tung và tiến hành tìm kiếm ?
- Có lẽ là năm, sáu tháng gì đó. Ông ta bảo với ta rằng đã gặp
Đông Phương Hộ pháp của Huyết Kiếm Môn và biết rằng Dịch đại
ca mất tích.
Tống Thu bi phẫn nói :
- Tiểu tế mong Đại Di bình tâm lắng nghe. Tiểu tế đã có đủ bằng
cớ để nói rằng Đại Di trượng đã lừa gạt mọi người suốt ba chục năm
nay. Ông ta chính là kẻ sát hại môn chủ Huyết Kiếm Môn và thành
lập ra Mai Hoa Bang. Uy thế bao trùm cả một vùng phía Nam
Trường Giang.
Chàng bèn trình bày những suy đoán của mình rồi bảo :
- Chứng cứ rõ ràng nhất là việc Dịch môn chủ mất tích được giữ
kín suốt ba mươi năm dài. Thứ hai, Đông Phương hộ pháp không hề
gặp Di trượng. Thứ ba là sự thất tung của mẹ con Lăng Phượng.
Triệu Bạch Ngọc đọc xong bức thư của sư phụ Thanh Hải Đà
Ông, gởi cho Bạch Vân cư sĩ, sinh lòng ngờ vực thân phụ. Gã đau
đớn nói :
- Chúng ta cứ lên ngay núi Quản Sầm điều tra tất sẽ rõ.
Hách Phươmg Thảo linh cảm rằng Tống Thu đã nói đúng sự
thực. Vì lẽ gì mà Triệu Sư ẩn lên núi luyện công lúc con còn thơ dại
và ái thê chỉ mới hơn tam thập, lại cấm không cho thăm viếng gì cả ?
Hơn nữa, phu thê thân thiết cận kề, dẫu là kẻ xảo quyệt, cơ cảnh cách
mấy, cũng đôi lúc để lộ sơ hở. Trước đây, phu nhân và luôn tự an ủi
rằng lão chẳng phải là thánh nhân nên phải có vài khuyết điểm.
Nhưng giờ thì bà hiểu rằng đó chính là bản chất được che dấu.
Cung chủ phu nhân phẫn hận, dẫn hai con và Tống Thu đi ngay.
Núi Quản Sầm chỉ cách thành Tinh Châu chừng vài dặm. Bốn
người gởi ngựa rồi phi thân lên núi. Quản Sầm không cao, hình dáng
cũng chẳng hề hùng vĩ như Thái Sơn, nhưng nhờ trên chóp núi có
một hồ nước lớn, tên gọi Thiên Trì nên mới trở thành danh sơn của
Trung Hoa.
Một tòa thúc xá nằm chặn ngang đoạn cuối đường sơn đạo. Một
hán tử tứ tuần nghe động chạy ra. Mới đầu giờ Mùi mà mặt gã đỏ
gay, chứng tỏ đã uống rượu từ sáng sớm. Gã là Trương Kiều Vũ đệ
tử thứ tư của Hoàng Hoa Cung chủ Triệu Sư ẩn.
Thấy sư nương đột nhiên xuất hiện, sắc mặt lạnh lùng, mắt như
đổ lửa gã rụng rời xụp xuống :
- Đệ tử bái kiến sư nương.
Phu nhân hừ nhẹ :
- Kiều Vũ ! Sư phụ ngươi đâu ?
Họ Trương lúng túng đáp :
- Bẩm sư nương ! Sư phụ xuống núi đi thăm bằng hữu.
- Không sao. Để ta vào xem qua chỗ ăn ở của cung chủ.
Trương Kiều Vũ làm sao dám ngăn cản, gã lầm lũi dẫn đường.
Cạnh bờ hồ nước trong xanh là một căn nhà gỗ dành cho bốn đệ tử
theo hầu Sư ẩn. Cách đấy gần mười trượng là một vách đá cao hai
chục trượng, có cánh cửa dẫn vào nơi luyện công.
Gian nhà gỗ vắng tanh, bụi bậm mạng nhện phủ đầy trên ba chiếc
chõng tre. Chỉ có chiếc thứ tư là sạch sẽ. Phu nhân cười nhạt, quay
ra, đi về phía thạch động. Triệu Bạch Ngọc vận công đẩy mạnh cánh
cửa đá dầy. Mùi hôi hám, ẩm mốc xông ra nồng nặc, dù bên trong
vẫn có lỗ thông sáng và gió.
Bốn người vào trong quan sát, tự hiểu rằng đã nhiều năm không
ai vào đây. Tống Thu nghe lòng đau thắt, nói với phu nhân :
- Giờ thì chắc Đại Di đã tin lời tiểu tế. Xin người đến điều tra gã
họ Trương kia về tung tích của mẹ con Lăng Phượng.
Hách Phương Thảo nghiến răng đáp :
- Nếu Mai muội và Phượng điệt nữ có mệnh hệ gì, ta thề sẽ
không tha cho lão quỉ ấy.
Bạch Ngọc và Đông Song thẫn thờ như người mất trí. Thần
tượng mà họ hằng yêu thương, kính ngưỡng đã hiện nguyên hình là
một lão ác ma. Họ hổ thẹn cúi gầm mặt, cố giấu những giọt lệ thương
tâm.
Phu nhân ra khỏi động xăm xăm bước đến trước mặt Trương
Kiều Vũ. Bà quắc mắt hỏi :
- Kiều Vũ ! Ngươi có còn coi ta là sư nương nữa không ?
Họ Trương sợ hãi quì xuống dập đầu thưa :
- Đệ tử suốt đời không dám quên ơn Sư nương. Mười lăm năm
trước, nếu không có người tận tâm chăm sóc, chữa trị thì đệ tử đã bỏ
mạng vì chứng thương hàn rồi.
Phu nhân gật gù :
- Nếu vậy thì hãy thành thực trả lời những câu hỏi của ta. Thứ
nhất, phải chăng sư phụ ngươi trong nhiều năm nay, không hề luyện
võ mà thường xuyên vắng mặt.
Kiều Vũ biết việc đã bại lộ, đành thú thực :
- Thưa phải ! Trong mười năm đệ tử ở đây, sư phụ chỉ về mỗi
năm độ hai ba lần và đi ngay.
- Còn ba vị sư huynh của ngươi đâu ?
- Bẩm sư nương, họ đi theo hầu sư phụ, chỉ có mình đệ tử canh
giữ nơi này.
- Ngươi có biết sư phụ đi vì công việc gì hay không ?
- Đệ tử có hỏi Tam sư huynh, người trả lời rằng sư phụ đang cố
công truy tìm một kho tàng rất lớn.
Phu nhân nghiêm giọng :
- Ta bảo thực cho ngươi biết, sư phụ ngươi đã lừa dối tất cả mọi
người. Lão chính là Hội chủ Mai Hoa Sát Thủ Hội, một tổ chức tà ác
nhất võ lâm. Vì vậy, ngươi tuyệt đối không được bao che lão. Nếu
không thì đừng làm người của Hoàng Hoa Cung nữa.
Trương Kiều Vũ choáng váng, không ngờ sự thực lại phũ phàng
như vậy. Gã cắn răng, kiên quyết đáp :
- Sư nương cứ hỏi.
- Tháng sáu vừa rồi, ngươi có thấy cung chủ mang về đây hai nữ
nhân nào không ?
Kiều Vũ suy nghĩ rồi đáp :
- Bẩm sư nương !Nữ nhân thì không, nhưng nhị sư huynh và tam
sư huvnh có vác về hai bao vải rất lớn, đem cất trong thạch động.
Trưa hôm ấy, đệ tử say rượu nằm trong tòa trúc xá ngoài kia. Lúc
tỉnh dậy thì lại tưởng mình hoa mắt nên không để ý đến và cũng
chẳng dám hỏi. Sau đó, sư phụ xuất hiện, cùng bọn đệ tử ăn uống rồi
vào thạch động luyện công. Đệ tử xin được vào quét dọn thì người
bảo không cần. Hôm sau sư phụ và nhị vị Phụng, Hương huynh
xuống núi, không mang theo gì cả.
Tống Thu biến sắc than :
- Thôi rồi ! Chắc chắn trong thạch động còn có một mật thất nữa.
Chàng điên cuồng chạy trở lại thạch động, những người còn lại
cũng theo chân. Tống Thu bình tâ m quan sát, cố tìm cho ra cánh
cửa. Nơi bức vách cuối cùng có một khung cửa. Nơi ấy khuất ánh
sáng nên đứng ngoài không thể nhận ra.
Chàng vận toàn lực đẩy mà cánh cửa không hề nhúc nhích. Triệu
Bạch Ngọc nhảy vào hợp sức cũng chẳng ăn thua. Tìm quanh không
thấy chốt cơ quan đâu. Tống Thu nóng ruột nó i :
- Xin Đại Di và mọi người tránh xa ra, tiểu tế sẽ phá cửa.
Chàng dồn đủ mười hai thành công lực vận khẩu quyết Thiên
Lôi Thần Chưởng vỗ vào mặt đá. Tiềng chưởng kình chạm đá nổ
vang như trống. Cánh cửa đá chỉ chịu được mười bốn chưởng đã gãy
bản lề, bật ra.
Mùi hôi thối khủng khiếp bay ra Bạch Ngọc run rẩy rút ngọn
đuốc trên vách đốt lên rồi đưa cho Tống Thu. Chàng nhận lấy, dẫn
mọi người bước vào. Hết đoạn đường năm trượng, đến một thạch
thất rộng rãi sáng sủa. Tống Thu bỗng quị xuống khi nhìn thấy hai
chiếc xác trương phình đầy dòi bọ, trên mặt nền đá. Toàn thân họ
không một mảnh vải nên dễ dàng nhận ra xác bên trái có đến ba gò
nhũ phong.
Triệu Đông Song ngất xỉu, cung chủ phu nhân thì thào khóc :
- Trời ơi ! Mai muội.
Họ chỉ có hai chị em, lại mồ côi phụ mẫu từ nhỏ nên rất yêu
thương nhau. Tống Thu không khóc nhưng khoé mắt chàng rỉ ra mấy
giọt máu. Biết không còn làm gì được nữa, chàng quạy lại bảo Bạch
Ngọc :
- Biểu huynh ! Chúng ta phải đưa họ rời đây ngay thôi.
Bạch Ngọc đau khổ gật đầu, bồng Đông Song trở ra. Tống Thu
điểm huyệt Đại Di rồi mang bà đi. Trương Kiều Vũ cũng lầm lũi
theo họ về Hoàng Hoa Cung.
Hôm sau, một đám tang đơn giản được cử hành. Hai ngôi mộ
nằm song song trên mảnh đất mé hữu, trước cửa cung.
Ba mươi năm nay, Triệu Sư ẩn dẫu mang danh cung chủ nhưng
ít khi về nhà. Hơn trăm đệ tử đời thứ ba chỉ biết có Hách phu nhân.
Chính bà đã nuôi, dạy võ cho họ. Do vậy, phu nhân tuyên bố sẽ xuất
quân tiêu diệt Mai Hoa Bang, giết Triệu Sư ẩn để báo thù thì chẳng
ai phản đối. Hoàng Hoa Tam Tiên là sư đệ của cung chủ cũng chỉ
dám cúi mặt, thở dài. Nhưng Tống Thu đã nhận trách nhiệm về phần
mình, yêu cầu bà án binh bất động.
Người đau đớn nhất trong cung chính là Triệu Bạch Ngọc và
Triệu Đông Song.
Tống Thu dự tang lễ xong, cùng bọn thuộc hạ trở lại Hán Dương.
Bọn họ đã đến kịp để chịu tang môn chủ phu nhân. Theo sát Tống
Thu là Đại Hộ pháp Toán Mệnh Diêm La Đông Phương Lạc và Bát
long. Gần trăm thủ hạ còn lại do nhị hộ pháp Hoa Diện Phi Ma thống
lãnh. Họ mặc thường phục, đi rải rác từng nhóm vài người.
Nỗi đau khổ và cừu hận gặm nhấm trái tim Tống Thu. Chàng
như người mất hồn, bồng bềnh trên lưng ngựa, không nói một lời.
Uống nhiều hơn ăn, mặt chàng hốc hác đi thấy rõ. Toàn môn rất lo
lắng nhưng chẳng biết phải làm sao. Mỗi lần dừng chân qua đêm nơi
khách điếm, Tống Thu không ngủ mà uông rượu cho đến sáng. Bát
long đành thức bồi tiếp môn chủ. Vì vậy, dung mạo họ cũng sa sút
theo chàng.
Chiều ngày mười tám, bọn Tống Thu đến bờ Hoàng Hà. Người
ngựa lên thuyền sang sông. Tống Thu đứng ở mạn thuyền, ngắm
cảnh hoàng hôn cuối trời tây, nhớ lại lần đầu gặp gỡ Lăng Phượng
đầu thu năm ngoái ở tín Dương. Cũng trong một buổi chiều tà đỏ rực
thế nàỳ, chàng đã quen biết người con gái kiều diễm nhưng bất hạnh
ấy. Chàng nhớ nhung biết bao vẻ đẹp yêu quái có một không hai của
nàng. Lúc đầu, chàng dến với Lăng Phượng bằng lòng thương hại.
Dần dần, tình yêu đã đâm chồi nảy lộc, gắn chặt hai tâm hồn.
Tống Thu ngẩn ngơ hồi tưởng, đâu biết rằng Lãnh Diện và Linh
Hồ thủ sẵn sau lưng, đề phòng chàng tự hủy mình.
Càng lúc nỗi thương tâm càng da diết, giọt lệ anh hùng lén trào
ra khóe mắt. Chàng mê muội nhìn xuống mặt nước, tưởng như bóng
hình người vợ xấu số đang vẫy gọi ? Bỗng trong khoang lái, đứa con
bé bỏng của thuyền chủ bật khóc oa oa. Tiếng khóc lanh lảnh gợi
nhớ đến hai đứa con của chàng trong bụng Thượng Sương và Bích
San. Tống Thu bừng tỉnh, toát mồ hôi. Chàng vì quá đau khổ nên
quên mất rằng mình còn bổn phận làm chồng, làm cha.
Tống Thu hít một hơi dài, cố nhớ đến những người còn sống và
mối đại cừu, để đè nén nỗi thống khổ. Lát sau, chàng đã bình tâm đôi
chút, quay lại nhìn bọn thuộc hạ. Thấy Điêu Kim Cừu và Đường
Thái Bạch hườm sẵn, trán đổ mồ hôi hột, chà ng lạnh lùng bảo :
- Đừng lo. Ta còn phải sống để báo thù, chẳng dại gì mà tự sát.
Câu nói đầu tiên này đã khiến mọi người thở phào nhẹ nhõm.
Địch Yến Bình thỏ thẻ :
- Thần thái của môn chủ mấy ngày nay khiến bọn thuộc hạ ăn
ngủ không yên.
Chàng gật đầu, dịu giọng :
- Ta biết ! Nhưng giờ đây cảm gíac tuyệt vọng đã qua. Cảm ơn
chư vị đã vì ta mà lo lắng.
*
* *
Cuối tháng chín, bọn Tống Thu mới về đến Hán Dương. Tin tức
do các sát thủ Huyết Kiếm Môn thu thập được từ Chiết Giang đã làm
trì hoãn việc báo thù. Mai Hoa Bang đã mời được Miêu Cương Bà
Bà Vu Bích Ma ở Quảng Tây về làm phó Bang chủ. Bà Bà mang
theo một bầy độc vật khủng khiếp gồm rắn, rết, bò cạp, ong độc và
cổ trùng mụ cho tẩm kỳ độc vào những thanh trường kiếm của đệ tử
Mai Hoa Bang.
Tống Thu hoàn toàn không sợ độc nhưng thuộc hạ của chàng thì
có. Chàng không thể liều lĩnh hy sinh xương máu của họ nên lần lữa
để tìm lương sách.
Vũ Khúc Tinh Cung chắc cũng e ngại Miêu Cương Bà Bà nên
không hề có động tĩnh gì họ chỉ ráo riết lo củng cố lực lượng. Nghe
nói Cửu Hoa Yêu Cơ cũng đã trang bị độc kiếm và độc sa cho thuộc
hạ.
Tống Thu cho rút người của mình về Hán Dương, chỉ để lại vài
trinh sát ở Âu Giang và Võng Xuyên. Chàng đem hai chiêu Vũ
Trung Quỷ Ngọa và Hồn Đáo Nại Hà trong Diêm Vương Tuyệt
Kiếm dạy cho các thuộc hạ.
Chiêu đầu chủ về phòng thủ, kiếm quang dầy đặc dẫu đứng dưới
mưa cũng không hề ướt. Chiêu thứ hai để lấy mạng đối phương. Âu
Dương Bích San truyền lại phép bắn đoản cung. Cánh cung tuy ngắn
nhưng được vót dầy nên sức bắn rất mạnh. Đầu mũi tên bọc sắt, có
thể xuyên thủng mấy lớp da trâu.
Nhưng sáng kiến của Cốc Thượng Sương mới là quan trọng. Một
hôm, nàng đưa cho Tống Thu xem bức vẽ một tấm áo giáp đen bằng
khoen sắt, trong lót da mềm. Tống Thu mừng rỡ hôn lên trán nàng
rồi triệu tập các Hộ pháp để bàn bạc.
Nhị hộ pháp Địch Thanh Phần cười bảo :
- Tấm áo giáp này nặng không dưới hai mươi câ n, anh em sẽ khó
xoay sở.
Tứ Hộ pháp Trường Mi Phán Quan góp ý :
- Nếu sợi thép nhỏ đi thì sẽ giảm được trọng lượng nhưng phải
tôi rất kỹ mới chống được đao kiếm. Như vậy cũng phải mất hơn
tháng.
Tống Thu nhíu mày :
- ⬘ Hán Dương này có lò rèn nào là lớn nhất ?
Toán Mệnh Diêm La ứng tiếng :
- Hán Dương thì không nhưng thành Vũ Xương, cách đây mười
dặm có xưởng rèn rất lớn của Trại Lỗ Ban Thi Bát Vân. Lão ta
chuyên nghề chế tạo vũ khí cung cấp cho triều đình. Tống Thu
nghiêm giọng :
- Tốt lắm ! Đông Phương hộ pháp hãy đi Vũ Xương, đưa cho lão
xem bản vẽ này. Kỳ hạn là nửa tháng, giá cả không thành vấn đề.
Trọng lượng mỗi áo không được quá mười cân.
Hai ngày sau, Đông Phương Lạc đem về chiếc áo mẫu, Tống
Thu vung kiếm khám thử, vui mừng bảo :
- Tuyệt diệu, với tấm bảo giáp này, anh em Huyêt Kiếm Môn
được an toàn.
Đúng thời hạn, Trại Lỗ Ban chở hàng đến giao. Các sát thủ
khoác áo da trước rồi mới mặc giáp vào. Họ thầm cảm kích khi thấy
Môn chủ hết lòng lo lắng cho an nguy của thuộc hạ.
Trong thời gian này, bản thân Tống Thu cũng khổ công rèn
luyện pho Huyền Cơ Kiếm Pháp. Phật giáo từ Thiên Trúc truyền
sang Trung Hoa từ thời nhà Đường. Nhưng trước đó vài trăm năm,
Nho học đã là hệ tư tưởng thống trị. Chính vì vậy dẫu về căn bản, hai
tôn giáo này khác hẳn nhau trong cách xuất xứ, lại hòa hợp một cách
kỳ lạ ở phần Hình Nhi Thượng. Phật giáo Trung Hoa ảnh hưởng rất
lớn đến các nhà nho, và ngược lại các bậc cao tăng cũng đều tinh
thông Kinh dịch. Huyền Cơ Thượng Nhân - Tức Sát Nhân Vương
cũng không ngoại lệ. Pho kiếm pháp cuối cùng của ông dựa vào sự
biến hóa của Dịch lý. Trước đây, Tống Thu đã luyện được hai chiêu
thứ nhất có tên là Long Phi Tại Thiện, lấy chữ Trung Hòa Cửu Ngũ
của quẻ Kiều. Chiêu thứ hai là Long Chiếu Vu Dũ, lấy chữ trong
Hào Thượng Lục của Quỉ khôn mà đặt tên. Sau khi ở Hoàng Hoa
Cung về, chàng đã luyện thêm được hai chiêu nữa.
Chiêu Khấp Huyết Liên Như lấy tên trong chữ của Hào Thượng
Lục Quỉ Truân. Chiêu thứ tư Cương tiếp Nhu Dã, đặt theo chữ hào
Cửu Nhị Quả Mông.
Càng về sau, các chiêu càng phức tạp, uyên náo phi thường, như
những bậc thang đưa đến cảnh giới kiếm đạo.
Tống Thu tự tin đã có thể địch lại Triệu Sư ẩn liền nhờ