Cuộc đời đúng là chuyện gì cũng có thể xảy ra, kể cả những chuyện mà dường như chỉ thấy trên phim ảnh.
Tôi vẫn còn nhớ như in, sáng ôm đó, tôi dắt thằng bé về nhà. Thằng bé siết tay tôi, thật chặt. Lòng bàn tay thấm đẫm mồ hôi. Chắc hẳn là đang lo sợ diều gì.
Trên dường ô tô, xe máy nườm nượp, tôi kéo thằng bé nép sát vào lề đường.
Ra gần đến đầu làng, tôi thấy một cô bé chừng mười bảy mười tám tuổi đang ngồi gặm ổ bánh mì bên bãi cỏ dại lề đường bên kia, nước mắt đầm đìa, thút tha thút thít.
Tôi thấy lòng mình như nghẹn đắng. Tôi chợt nhớ về một ngày không xa trong quá khứ. Ngày ấy tôi cũng chừng này tuổi, mang thai ngoài ý muốn. Khi phát hiện, tôi cũng thất thần đi bộ ngoài đường, vừa đi vừa khóc.
Như có điều gì đoa thôi thúc, tôi quan sát xe hai bên đường. Chắc chắn an toàn, tôi mới dắt theo thằng bé sang bên đường, lại gần cô bé:
- "Này em gái! Sao lại ngồi khóc ở đây?"
Nghe tiếng người hỏi, cô bé ngước đôi mắt đẫm nước lên nhìn, lại càng khóc tợn.
Tôi buông tạm tay bé con, ngồi xuống vỗ vỗ lưng cô nhóc:
- "Không sao! Nín đi! Có gì từ từ nói!"
Như cảm nhận được sự an ủi, tiếng khóc ngớt dần, rồi sau đó tắt hẳn. Cô bé đưa tay lên gạt nước mắt, sau đó nhìn tôi nói:
- "Mẹ em mất khi em mới còn học cấp 2. Sau đó thì bố em lấy vợ mới. Dì ghẻ chẳng thương em. Vì không có tình thương của mẹ, bố cũng chẳng quan tâm gì đến em, nên em lầm lỡ, lỡ mang thai. Sau đó thì em đành nghỉ học lấy chồng. Em thì vụng thối vụng nát, chẳng làm được việc gì, bị mẹ chồng đuổi ra khỏi nhà. Về nhà thì gì ghẻ cũng đuổi. Em chẳng biết đi đâu, cứ đi lang thang đến tận nơi này. Bây giờ nhìn lại cũng chẳng biết mình băng qua những nơi nào để tới được đây nữa!"
Nghe chuyện, tôi rớt nước mắt lúc nào không hay. Vì câu chuyện này phần nào giống với thời thanh xuân lầm lỡ của tôi. Có chăng cũng chỉ là tôi may mắn hơn, cưới được một người chồng tốt.
Tôi lau nước mắt, đảo mắt nhìn xuống bụng cô bé:
- "Mấy tháng rồi?"
- "Được 3 tháng rưỡi rồi!"
Cô bé thở dài, đoạn đưa tay lên sờ cái phụng phẳng lì của mình.
- "Em tính sẽ đi đâu?"
- "Em cũng không biết nữa. Nhưng chắc là em sẽ ở lại nơi này một thời gian."
Nói đoạn, cô bé lại nhìn về phía trung tâm bảo trợ xã hội phía bên kia đường.
Tôi cũng nhìn theo, rồi chợt hiểu. Mỉm cười, quay lại nhìn
cô bé:
- "Vậy cũng tốt. Đừng quay về ngôi nhà ấy làm gì nữa."
Tôi lấy một tờ giấy nhớ ra ghi vào số điện thoại và địa chỉ quán ăn của tôi.
- "Cầm lấy đi. Có việc gì cần giúp đỡ thì cứ đến tìm chị. Chị sẽ giúp hết sức có thể!"
Cô bé nhìn tôi bằng đôi mắt tròn xoe, chắc hẳn là ngạc nhiên lắm.
- "Dạ? Chị với em chẳng hề quen biết, sao chị lại giúp em?"
- "Chị mong muốn có thể giúp đỡ tất cả mọi người. Nhưng chị cũng là người chứ không phải thánh em ạ. Cho nên chị chỉ có thể giúp những người chị có khả năng giúp thôi. Chị cũng chẳng biết vì sao lại giúp đỡ em. Chắc là vì em có điểm giống chị."
Nói đoạn, tôi quay lưng dắt thằng bé về nhà. Chợt mỉm cười, có lẽ, tôi đã biết mình nên làm gì.
- "Tôi muốn nhận nuôi thẳng bé!"
- "Cái gì? Tôi nuôi nó lớn bằng chừng này, cô nói một câu muốn nhận nuôi là được à? Nằm mơ!"
Mụ chủ quán nghe vậy, đập bàn đập ghế phản đối.
Tôi thở dài ngán ngẩm, sau đó rút ra một tấm thẻ ngân hàng ném cho mụ ta:
- "Trong này là năm mươi triệu. Tôi muốn nhận nuôi thằng bé!"
Mụ nhìn thấy tiền liền sáng mắt, lập tức đồng ý.
.
Cuộc đời, đúng là không ai lường trước được điều gì. Bao nhiêu năm qua tôi và chồng cày quốc chẳng được gì. Thế mà bây giờ đùng một cái có thằng con giai lớn tướng, 7 tuổi, hơn Bống 1 tuổi.
Tôi và chồng quyết định đặt tên cho con là Lê Đăng Dũng.
Bé con từ ngày hôm đó vui hơn hẳn, nhưng đôi khi cũng buồn rười rượi. Cũng phải thôi, mẹ nó vì 50 triệu mà bỏ nó. Thử hỏi có đứa trẻ nào mà không tủi cơ chứ?
Nhưng mà từ ngày hôm nay, tôi sẽ làm mẹ của nó, bù đắp cho nó tất cả những điều mà trước đây nó không có. Nhất là tình thương yêu của cha và mẹ.
Vậy là gia đình nhỏ của chúng tôi bây giờ đã có bốn thành viên. Tôi tất bật với chồng con, với công việc ở quán. Bận rộn hơn một chút, nhưng cũng vui vẻ hơn nhiều nhiều chút.