Không chỉ thế, có người bảo đảm an toàn rồi, hắn vẫn tiếp tục gia tăng thêm mục tiêu này bằng cách xây dựng riêng một dây chuyền tự động chuyên sản xuất dù. mà nguyên liệu và cách chế tạo dù cũng được hắn đích thân mã hóa cho các cánh tay robot, rồi lại một lần nữa được kiểm nghiệm độ an toàn trước khi xuất xưởng.
Có thể nói, dương tuấn vũ rất cẩn thận, cẩn thận tới mức thái quá. xác suất máy bay áp dụng công nghệ tương lai có độ an toàn cực cao, ít nhất trong suốt 100 năm đó, chưa có một chiếc nào rơi.
Nhưng vạn nhất không bằng nhất vạn, hắn đã đích thân được nếm cảm giác kinh hoàng này nên hắn rõ hơn ai hết, không có sự chuẩn bị nào là thừa thãi, đừng để tới khi thảm họa xảy ra rồi mới hối hận thì đã quá muộn rồi. người sống thì xin lỗi, nhưng người chết thì vĩnh viễn bị vùi dưới cỏ xanh, biển mặn, hoặc làm mồi cho cá.
Tạm thời giải quyết trước hai vấn đề tồn đọng từ lâu thì lái xe cũng đưa hắn gần tới cổng trường học, dương tuấn vũ cất laptop vào balo rồi mở cửa sải bước chân dài đi xuống.
- cậu mang đồ về biệt thự trước đi.
- vâng.
Nhìn tên vệ sĩ mà vợ đã tuyển đợt trước rời đi, dương tuấn vũ nhếch mép, cảm giác này cũng có chút ưu việt đấy chứ. mặc dù xe có khả năng tự động lái rồi, nhưng có người chở đi vẫn ngon lành hơn, đấy gọi là chi phí để được người khác phục vụ mà bất cứ kẻ có tiền nào cũng muốn hưởng thụ.
Vì sao các ngôi sao lớn, các vị lãnh đạo đều không tự lái xe? không phải họ không biết lái, mà là không muốn tự thân vận động, họ muốn được hưởng dụng cảm giác có người phục vụ, như thế, họ sẽ thấy mình ưu việt hơn, cao hơn người khác.
Khi con người ta đã có dư dả tiền, người ta sẽ rảnh rỗi so đo nhau những thứ mà người nghèo không có thời gian nghĩ tới. tất cả những thứ này đều được một nhà bác học quy tụ vào trong một cái mô hình tháp- gọi là tháp nhu cầu maslow.
Tháp nhu cầu của maslow có 5 tầng, trong đó, những nhu cầu con người được liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp kiểu kim tự tháp, đáy rộng, đỉnh nhọn. trong đó, những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được thoả mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn.
Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thoả mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới "phía đáy tháp" đã được đáp ứng đầy đủ. điểu này chứng tỏ không phải họ khác những người thu nhập thấp mà là vè tiền bạc sinh lễ nghi "giàu sẽ nghĩ ra nhiều cái khác hơn".
5 tầng trong tháp nhu cầu của maslow bao gồm:
Tầng thứ nhất: các nhu cầu về căn bản nhất- cần được sống, được ăn, mặc, nghỉ ngơi…
Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một người hành động khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được.
Ông bà ta cũng đã sớm nhận ra điều này khi cho rằng: “có thực mới vực được đạo”, cần phải được ăn uống, đáp ứng nhu cầu cơ bản để có thể hoạt động, vươn tới nhu cầu cao hơn.
Chúng ta có thể kiểm chứng dễ dàng điều này khi cơ thể không khỏe mạnh, đói khát hoặc bệnh tật, lúc ấy, các nhu cầu khác chỉ còn là thứ yếu. hay, sự phản đối của công nhân, nhân viên khi đồng lương không đủ nuôi sống họ cũng thể hiện việc đáp ứng các yêu cầu cơ bản cần phải được thực hiện ưu tiên.
Tầng thứ hai: nhu cầu an toàn "safety" - cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.
Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tức các nhu cầu này không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa, họ sẽ cần gì tiếp theo? khi đó các nhu cầu về an toàn, an ninh sẽ bắt đầu được kích hoạt. nhu cầu an toàn và an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần.
Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm. nhu cầu này cũng thường được khẳng định thông qua các mong muốn về sự ổn định trong cuộc sống như: được sống trong các khu phố an ninh, sống trong xã hội có pháp luật, có nhà cửa để ở,…, đây là tìm kiếm an toàn về mặt vật chất. cũng có nhiều người bắt đầu tìm đến sự che chở bởi các niềm tin tôn giáo, triết học cũng là do nhu cầu an toàn này, đây chính là việc tìm kiếm sự an toàn về mặt tinh thần.
Các chế độ bảo hiểm xã hội, các chế độ khi về hưu, các kế hoạch để dành tiết kiệm, …là thể hiện sự đáp ứng nhu cầu an toàn này.
Thông qua tầng thứ nhất này, chúng ta có thể rút ra thêm một điều: muốn kìm hãm hay chặn đứng sự phát triển của một người nào đó, cách cơ bản nhất là tấn công vào các nhu cầu bậc thấp của họ.
Chúng ta có thể thấy ở khắp mọi nơi, trong công việc, có rất nhiều người phải chịu đựng các đòi hỏi vô lý, các bất công, vì họ sợ bị mất việc làm, không có tiền nuôi bản thân và gia đình, … nên họ trở thành đối tượng bị các tập đoàn liên doanh bóc lột, ở đó, họ trả lương cao hơn doanh nghiệp trong nước rất nhiều, vì thế, tầng lớp trí thức, công nhân chất lượng cao đều sẵn sàng ném bỏ cái bằng đại học danh giá, nghỉ việc ở công ty cũ để tìm tới công ty liên doanh để được nhận nhiều tiền hơn.
Mà các tập đoàn nước ngoài, họ nhận thức rất rõ được vấn đề này, khi tới các nước khác, họ đặt nhà máy, đặt công xưởng để làm việc rồi chỉ cần trả lương hơn mặt bằng chung 5-10 triệu là thừa sức thu hút được nhân tài về. mà dù làm một thời gian có một số bộ phận người không chịu được bóc lột mà rời đi thì cũng vẫn dễ dàng kiếm được một nhóm người mới bù vào nhanh chóng, tất cả cũng bởi vì họ chịu trả tiền nhiều hơn.
Nhưng có một sự thật rằng, dù với giá cao thế, nhưng so với thu nhập bình quân người công nhân nước họ, chúng ta còn kém ít nhất một nửa, nên tính ra, việc bỏ ra số tiền được cho là nhiều của các ông trùm liên doanh đều chỉ là cái mác bên ngoài, thực ra, họ mới chính là người được hưởng lợi nhiều nhất.
Chúng ta biết điều này, hiểu rất rõ, nhưng lại không thể ngăn cản luồng chất xám chảy vào túi người khác, bởi vì, chúng ta không có tiền, mà kể cả có tiền cũng không có công nghệ đủ cao để cho đội ngũ trí thức, công nhân viên lành nghề làm.
Thành ra, dù đau nhưng chỉ biết đứng ngu ngơ nhìn các công ty nước ngoài liên tiếp đổ bộ vào hút hết máu thịt mà thôi. và còn có quà tặng kèm là khí thải, nước thải tuôn ầm ầm ra môi trường mà không xử lý, hoặc xử lý qua loa, khiến cho môi trường nước sở tại bị ô nhiễm nặng nề.
Nhưng những kẻ liên doanh đó dù bị vạch trần thì cũng chỉ đền bù tiền thôi, còn môi trường, các anh ô nhiễm thì tự đi mà xử lý. còn không xử lý được thì đương nhiên chỉ có những người dân nghèo, tổ tiên dòng họ đều ở đó, không thể nhổ đem tha hương tới nơi khác được, những người này sẽ sống trong môi trường ô nhiễm, bị bệnh tật cũng chỉ là sớm muộn mà thôi.
Đó là còn chưa kể nhà máy, xí nghiệp họ đặt ở việt nam, dù nói sẽ chuyển giao công nghệ trong tương lai, nhưng tới lúc chuyển giao được cũng là 10-20 năm, mà khi đó, đám sắt vụn máy móc đó đã lỗi thời cả thập kỷ rồi, mua về cũng chẳng dùng được mấy năm.
Dương tuấn vũ không phải kỳ thì tất cả các công ty liên doanh nước ngoài, nhưng nhớ tới nhiều vụ xả nước thải, khí thải đen kịt ra môi trường thì vô cùng tức giận, nhưng đó là công ty của người ta không phải của hắn, muốn can thiệp lại ảnh hưởng tới quan hệ “thân thiết” giữa các quốc gia.
Cho nên, hắn quyết định xây dựng cơ nghiệp thật lớn, thu hút hết người dân tới đây làm việc, để cho lũ kia chết đói, đồng thời cũng tạo dựng uy thế và danh vọng của mình, tới thời điểm thích hợp hắn sẽ đẩy sạch mấy công ty kia về nước, còn không muốn về nước thì phải xử lý chất thải cho tốt.
Còn chơi lớn nữa, hắn có