Dự án này gồm ba mục tiêu chính:
+ lắp đặt hệ thống máy lọc nước và kiểm soát chất lượng nguồn nước. trong đấy kiếm soát chất lượng nguồn nước chia nhỏ thành: nồng độ các ion - chất khí thiết yếu, các vi chất, nhiệt độ nguồn nước.
nồng độ các ion và chất khí này được kiểm soát bởi một hệ thống máy lọc liên tục. cụ thể, dòng nước trong hồ nhân tạo sẽ liên tục được một hệ thống máy hút qua một hệ thống hấp phụ ion – khí, sau đấy chỉ có nước và một nồng độ các ion – khí thích hợp được quay lại hồ.
phần quan trọng nhất của hệ thống này chính là phần buồng đo nồng độ các chất, hệ thống này áp dụng nguyên lý đo siêu quang phổ "chiếu một chùm ánh sáng trắng qua mẫu nước, phần ánh sáng đi qua sẽ phản ánh nồng độ của các chất trong nước". đây chính là thành quả khoa học mới nhất của những năm 2048-2050 trong tương lai.
nguyên lý đo quang phổ hiện tại cũng đã có nhưng nó chỉ cho phép đọc được nồng độ của 1 chất, còn trong một hỗn hợp thì không thể. muốn đo một hỗn hợp người ta lại phải tách chiết, tinh lọc các chất bằng các hệ thống máy cồng kềnh phức tạp khác.
việc nhà khoa học rodenburg người hà lan đã tìm ra nguyên lý siêu quang phổ năm 2048 đã mở ra cuộc cách mạng sinh học – vật chất. nhờ đó các nghiên cứu đi sâu tìm hiểu vạn vật theo cơ chế hỗn hợp phân tử đã được đào sâu.
trước quãng thời gian đó, người ta chủ yếu quan tâm nghiên cứu từng chất trong một hỗn hợp, sau đó suy luận ra cả một hỗn hợp các chất, nhưng quan điểm này càng ngày càng xuất hiện nhiều sai lầm. bởi vì, các chất đều tồn tại, tương tác với các vật chất xung quanh nó, và chỉ khi quan sát được quá trình hoạt động, tương tác của cả một tập thể đó, người ta mới đánh giá được chính xác nhất bản chất của vạn vật.
và không đâu khác, ứng dụng đầu tiên của nguyên lý này chính là áp dụng trong nuôi trồng các thủy sản, vì những năm sau đó, con người đã qua cái thời đủ ăn đủ mặc, đời sống cao hơn, yêu cầu mọi thứ cũng cao hơn, và thức ăn hằng ngày chính là thứ ai ai cũng để ý.
bài toán đặt ra cho các bộ khoa học công nghệ, các viện hàn lâm chính là tìm cách sản xuất ra các loại thực phẩm đảm bảo 4 tiêu chí đã nói: sạch, đầy đủ dinh dưỡng, tươi, ngon.
và cuộc cách mạng ngành thực phẩm chính là bắt đầu từ đây – khi mà viện hàn lâm khoa học hoa
kỳ - ngành thủy sản, đã đưa ra bản kế hoạch chi tiết về hệ thống nuôi trồng thủy sản – cũng chính là thứ mà dương tuấn vũ đang đọc.
nhưng có bản thiết kế của hệ thống máy móc này thì không có nghĩa cứ mua đồ về lắp vào là dùng tốt, mà cái quan trọng nhất chính là hiểu được cơ sở và cách vận hành của nguyên lý siêu quang phổ này.
+ mục tiêu thứ hai, hệ thống sản xuất thức ăn chăn nuôi.
nếu nói ở hiện tại thì cái hệ thống này chắc chắn sẽ phải xây dựng thành một khu nhà máy chuyên sản xuất thực phẩm, nhưng trong này đang đưa ra một dây chuyền sản xuất thực phẩm kích thước chỉ lớn khoảng 100m2.
chỉ cần một dây chuyền này là có thể sản xuất đủ thức ăn cho 10.000 ha "100 km2" tương đương diện tích của cả công ty nuôi trồng thủy sản lớn thứ ba cả nước này. đây chính là một công suất khủng khiếp. như vậy ba khu nuôi trồng ở yên phú, vĩnh hà và nam hà sẽ chỉ cần ba dây chuyền này là đủ.
chưa dừng lại ở đó, muốn cá lớn khỏe mạnh, thịt ngon thì thức ăn cho chúng là thứ không thể thiếu. công thức thức ăn chăn nuôi luôn là một thứ vô giá.
dương tuấn vũ đọc các thành phần, các nguyên liệu thức ăn thì thấy rất ngạc nhiên. theo như trong này nói, các loại nguyên liệu này chính là: cây cỏ.
không phải cám tăng trọng cũng chẳng phải thịt, tất cả chỉ là các loại cây cỏ khác nhau, chứa các chất dinh dưỡng khác nhau. tất cả việc mà người công nhân phải làm là ném chúng vào dây chuyền sản xuất ở trên là những viên thức ăn cho cá chất lượng cao, nguồn gốc tự nhiên nhanh chóng xuất hiện.
nhưng nguồn cỏ cũng là một vấn đề cấp thiết, dương tuấn vũ gọi cho cha hắn, vì dù sao tất cả các công việc không thể đổ hết lên đầu vân tú được, cô ấy còn đang có chuyện gia đình, chưa kể, cha mẹ hắn trên danh nghĩa chính là chủ của chuỗi nhà hàng tuyết yên nên cũng cần trách nhiệm tương xứng.
sau một loạt đổ chuông, giang tấn nhấc máy:
- alo, tuấn vũ à? bao giờ con về thăm nhà? cuối tuần em gái con cũng về đấy.
- à, vâng, cuối tuần con sẽ về ạ. cha đang đi dự tiệc ạ?
- con nghe thấy tiếng nhạc violon hả? ừm, là buổi tiệc với người đại diện của michelin ở đông nam á – ông victor, ông ấy muốn gặp mặt các nhà hàng ở việt nam muốn dự thi giành sao michelin vào đầu tháng 6 sắp tới.
- ồ, vậy ạ, thế con gọi có làm phiền cha không?
- không. cũng may là đang chút thời gian nghỉ sau bữa ăn, con gọi có việc gì thế?
- à. nếu cha bận thì thôi ạ. con đang muốn đầu tư một dự án về bên thực phẩm cung cấp cho chuỗi nhà hàng tuyết yên.
- cũng không có gì bận rộn đâu, hầu như tất cả mọi thứ phức tạp thì đều có nhân viên bên dưới giải quyết rồi, cha mẹ bị con làm hư rồi.
- hư gì đâu ạ. mình là người quản lý thì không nên việc