Vì thời gian không có nhiều nên sau khi kết thúc cuộc họp hắn liền vùi đầu vào viết hệ thống bảo mật mới cho căn cứ cũng như tập đoàn của mình. nó không chỉ gồm tác dụng bảo vệ thụ động như trước mà còn có khả năng kích phát sóng điện từ gây nhiễu và làm hỏng các thiết bị điện tử trong bán kính 100km2, để tấn công thiết bị chiến đấu điện tử của kẻ địch, như tên lửa đạn đạo "tên lửa lộ trình", radar, ...
tất nhiên nó sẽ không phá hủy bừa bãi các thiết bị trong bán kính đó mà dựa vào tín hiệu vệ tinh gos-1 gửi về, tính toán và xác định hướng di chuyển của thiết bị đó rồi mới tiến hành phát sóng phá hoại.
vì tốc độ mạng sẽ cho hình ảnh theo thời gian thực nên nó sẽ gần như ngay lập tức vô hiệu hóa thiết bị có ý đồ bất chính.
ít nhất cho tới khi hắn có thể sản xuất tên lửa phòng vệ thì hệ thống phá hủy mục tiêu bằng sóng này sẽ có vai trò rất quan trọng.
dương tuấn vũ không mất quá nhiều thời gian để viết mã lệnh hoạt động cho chiếc máy phá sóng này. không chỉ dừng lại ở hệ thống tạo điện trường tốc độ cao, hắn còn thêm vào bộ phận trung tâm một viên đá ở phần “lõi” từ mà hắn khai thác được ở đảo nước mặn. điều này có thể giúp tăng cường gấp 5 lần hiệu quả gây nhiễu của máy phá sóng.
hắn cũng làm thêm 3 cái nữa để dự phòng cho ba cơ sở căn cứ mới, bởi vì hắn cũng không biết lần này mình rời đi sẽ mất bao nhiêu thời gian. sở dĩ nghĩ vậy là vì quân đoàn tối mật không chỉ hoạt động ở việt nam mà nó còn thường xuyên làm hoạt động tình báo, tiêu diệt mối nguy hiểm từ xa cho đất nước, ...
làm xong 4 chiếc máy này hắn tiếp tục lấy từ các mẫu thiết kế tiên tiến cho căn cứ mới, tất nhiên những thứ này đều lấy từ triệu cơ, có chăng hắn chỉ chỉnh sửa lại một chút cho phù hợp với bản thân.
căn cứ lần này đi ngầm dưới đất, thậm chí là cả dưới biển vì vậy việc xây dựng cần dùng thiết bị đặt biệt để vững bền với áp lực của sóng nước. đồng thời cũng có cả hầm chứa tàu ngầm, chiến thuyền từ cỡ lớn tới cỡ nhỏ. những thứ này không thể cứ để chúng lơ lửng ở ngoài được mà cần có nơi cất giấu để tránh sự phát hiện của quân đội nước nhà lẫn nước ngoài.
chưa dừng lại ở đó, hắn còn viết chi tiết ra bản vẽ, vật liệu chế tạo, quy trình lắp ráp một số thiết bị tác chiến dưới nước, như:
- đầu tiên là hệ thống phân giải nước thành h2, o2, trong đó o2 cung cấp cho chiến binh, còn h2 sẽ cung cấp cho hệ thống phản lực.
- hệ thống phản lực thủy lực: cơ chế hoạt động của nó không quá khác so với bộ giáp bay mà dương tuấn vũ tạo ra cho vân tú, thiết bị này sẽ có bộ phận cảm nhận dòng thủy lưu phối hợp mệnh lệnh từ lời nói và động tác của người sử dụng. tuy còn chưa tới mức khiến người ta di chuyển ở dưới nước như ở trên bờ nhưng cũng không quá khác biệt. chiến binh mặc bộ giáp này sẽ giảm được tối đa áp lực nước tác dụng lên cơ thể và sức cản nước khi di chuyển.
- hệ thống ngư lôi "tên lửa có định vị ở dưới nước" loại nhỏ, nó được gắn trực tiếp trên lưng và điều khiển thông qua hệ điều khiển được tích hợp vào kính của mũ lặn. quả ngư lôi có đủ khả năng xuyên phá một chiếc thủy hạm "tàu chiến" cỡ nhỏ tới cỡ trung bình.
- chiếc kính mắt trên mũ lặn được tích hợp công nghệ vr "thực tế ảo", khi mà các thông số về áp lực nước, sức cản nước, nhiệt độ, độ sâu, vị trí, kích thước và phân loại mục tiêu phía trước trong vòng bán kính 50km sẽ được nó dùng sóng điện từ với lõi đá năng lượng từ trường phát hiện.
- bộ giáp chịu áp lực nước cùng giảm thiểu cực mạnh sức cản của nước, nó có thể giúp người bình thường lặn được 100m, và những người có sức mạnh lớn như lính của hắn có thể lặn được tới 200m mà vẫn có thể vận động được tương đối bình thường.
phải biết rằng, khi lặn sâu, áp suất tăng lên làm khí ni tơ tràn vào cơ thể tăng lên, và khi ta ngoi lên thì lúc đó khí ni tơ sẽ thoát bớt ra ngoài, trở lại mức cũ. nhưng nếu ngoi lên quá nhanh thì số lượng khí nitơ dư không thoát ra kịp, mắc kẹt lại trong cơ thể như những bọt hơi trong các mô, sinh ra chứng bệnh giảm áp suất "decompression sickness".
không chỉ vậy, ở độ sâu chừng 30 mét, con người có thể bị chứng u mê vì ni-tơ "nitrogen narcosis" ảnh hưởng tới não bộ, sinh ra tình trạng lờ đờ, mất sáng suốt, cử động vụng về, và thay đổi tính cách.
còn nếu xuống tới dộ sâu 90- 100 mét, thì có thể rất nhanh bị hôn mê và tử vong.
các người lính thủy quân cũng chỉ hoạt động tốt ở độ sâu khoảng 30m, cùng lắm là 50m đã là tối đa, nhưng ngay cả khi có thể hoạt động được ở các độ sâu đó thì quân nhân cũng phải hết sức cẩn thận, nếu không bất cứ sơ sẩy nào cũng có thể đẩy họ rơi vào tình trạng vạn kiếp bất phục.
nên một khi muốn hoạt động ở độ sâu lớn hơn, bọn họ không còn cách nào mà phải bắt buộc sử dụng tàu ngầm.
mà trong một cuộc chiến, người nào có thể bao quát và hoạt động ở tầm rộng hơn thì người đó sẽ có thêm lợi thế. chỉ cần tận dụng được lợi thế này thì sẽ không sợ thất bại.
không chỉ dừng lại ở đấy, dương tuấn vũ còn tiến hành sửa lại vũ khí cho lính của mình để đảm bảo nó có thể bắn được ngay cả ở dưới nước mà tốc độ đạn cũng không kém hơn ở trên cạn là bao nhiêu.
muốn làm được điều này ngoài khả năng giữ cho buồng đốt tạo lực đẩy đạn không bị nước xâm nhập nó còn cần phải nâng lực đẩy của viên đạn hơn 4 lần để có thể chiến thắng được ma sát của nước.
những sáng tạo, cải tiến này dù là rất nhỏ nhưng nếu lộ ra một chút cũng sẽ khiến thế giới oanh động. chính vì lẽ đó dương tuấn vũ còn lập ra quy định chỉ khi cần tác chiến mới được vào kho lấy vũ khí. và sau khi sử dụng phải để lại vào căn cứ, nếu vệ tinh bị mất dấu thì ở mỗi trang bị sẽ kích hoạt hệ thống tự hủy.
sau khi tính toán ổn thỏa, dương tuấn vũ nhìn lại thành quả một lượt rồi hài lòng. trước khi rời khỏi căn cứ hắn gọi lau vào phòng dặn dò kỹ thêm một lượt sau đấy đặt vào tay lau một