Kiều Khác và Ngụy Đàm ngồi cạnh nhau, mà ngồi phía bên kia Ngụy Đàm là dượng Tam. Ngụy Đàm tựa hồ đối với an bài như vậy rất là thông suốt, thần sắc chàng hiền hòa nói chuyện với Kiều Khác, hỏi chuyện bài vở của Kiều Khác, rồi thì thầy dạy là người ở đâu, Kiều Khác nhất nhất trả lời. Ngụy Đàm lại cùng huynh ấy đàm luận chút ít chuyện của Lạc Dương, như là lưu dân làm loạn, giá cả tăng cao…
Ta ở bên này nghe được những lời đó, chỉ cảm thấy tay đầy mồ hôi, Ngụy Đàm hỏi cái này làm gì, Kiều Khác mặc dù ở Lạc Dương, nhưng cũng là con em đệ tử thế gia, có thể biết được bao nhiều chuyện dân sinh? Nhưng ngoài dự liệu của ta, Kiều Khác ứng đối thong dong, mặc dù nói có sách, mách có chứng nhưng hơi bảo thủ, có một số quan niệm được coi là độc đáo.
Ngụy Đàm nghe huynh ấy nói chuyện, mặc dù nhìn không ra thái độ, nhưng cũng rất chăm chú. Bỗng nhiên, giống như chàng phát hiện ra chuyện gì, liếc mắt về phía ta một cái.
Ta vội vàng quay đầu, làm bộ như đang chuyên tâm nghe dì Tam và mợ nói chuyện.
Dượng Đào Trúc tuổi đã gần năm mươi, thân hình béo mập. Gia tộc của dượng ở Lạc Dương cũng là quyền quý, dượng từng đi Giang Châu làm quan, sau vì bệnh mà quay lại Lạc Dương, làm Trưởng Sử (1). Khi Ngụy Giác tấn công tới, Đào Trúc theo Thái Thú quy phục, hiện tại vẫn làm Trường Sử, càng tăng thêm cảm tình với Ngụy Đàm.
(1) Trường Sử: Quan ghi chép sử sách.
Ta không quá thích dượng, năm đó Phó thị gặp nạn, dượng không giúp được gì ta cũng không trách cứ, nhưng sau cậu bị liên lụy, ông cũng ở Lạc Dương nhưng lại không cho dì Tam lui tới nhà mẹ đẻ. Người người đều có lòng thương người, nhưng lúc hèn yếu, lúc hoạn nạn, vẫn dạy người ta phải lạnh lùng.
Dượng rất hăng hái, mời rượu Ngụy Đàm liên tiếp, lời nói khách sáo, nhìn ra được là một người hay ra vào mấy nơi yến tiệc. Ngụy Đàm cũng không thua kém, dượng mời bao nhiêu uống bấy nhiêu. Sau dượng có vẻ ngà ngà say, ông bắt đầu nói năng vớ vẩn, còn cười ha hả gọi Ngụy Đàm là cháu rể.
Mợ nhìn sang, sắc mặt không gợn sóng, ta nhận ra khó chịu trong đó. Mặc dù mợ một lòng kết giao Ngụy Đàm, nhưng rất cẩn thận. Sau khi mợ và Ngụy Đàm gặp nhau, bà vẫn gọi Ngụy Đàm là Tướng quân, rất cất thận, không dám tùy tiện tự cho mình là trưởng bối, tránh để Ngụy Đàm ghét. Mà hôm nay dượng say, lại làm cho mợ phải lúng túng.
Ngụy Đàm không giận chút nào, để gia nhân đỡ dượng, mợ thấy thế, bận rộn bảo người bên cạnh đi lấy trà.
Dì Tam tâm tư thấu đáo, mỉm cười nói với mợ: “ Rượu nhà Trưởng tẩu quá ngon, trượng phu uống không ngừng, hẳn đã say, đêm đã khuya, bọn ta cũng nên cáo từ.”
Mợ nhìn dượng một chút, lại chuyển sang nhìn dì Tam, lộ vẻ hòa khí: “Cũng được, chẳng qua rượu và đồ nhắm thô thiển, chậm trễ cô chú.”
Dì Tam nói: “Đều là thân thích, nói những lời này làm gì.” Dứt lời, lệnh gia nhân chuẩn bị xe ngựa, gọi người đến đỡ dượng.”
Tiệc đã tàn, ta và Ngụy Đàm không ở lại lâu, sau cũng đứng lên tạ ơn mợ.
“Chiêu đãi không chu đáo, Tướng quân và cháu gái chớ trách.” Mợ kéo tay ta nói.
“Đâu có, hôm nay yến ẩm thật vui.” Ta khách khí nói.
Mợ thở dài, nói: “Không biết qua hôm nay, lần tới gặp mặt là khi nào?”
“Cữu phu nhân yên tâm.” Ngụy Đàm nói, “Con và phu nhân còn ở Lạc Dương mấy ngày nữa, nếu cữu phu nhân nhớ thì qua chơi nhiều hơn.”
Mợ mặt mày hớn hở: “Như thế, ta an tâm rồi.” Dứt lời, bà bảo Kiều Khác và Kiều Đề nói lời từ biệt.
Kiều Khác mặc dù cũng uống rượu, nhưng hành lễ vẫn rất cẩn thận.
Ngụy Đàm nhìn huynh ấy, mỉm cười nói: “Triều đình trọng hiếu liêm, kẻ sĩ thiên hạ chỉ cần có tài là dùng. Bá Cung nếu có chí thì cứ tới Ung Đô.”
Mọi người nghe được lời này, tất cả đều vui mừng, Kiều Khác lại tiếp tục hành lễ, tạ ơn Ngụy Đàm.
“Tướng quân.” Kiều Đề tiến lên, thay đổi thái độ yên lặng lúc trước, nhìn Ngụy Đàm, cười một tiếng, “Tướng quân là trượng phu biểu tỷ, thiếp là biểu muội, có thể coi Tướng quân là biểu tỷ phu không?”
Ngụy Đàm kinh ngạc, nhưng ngay sau đó cười nói: “Đường nhiên.”
Kiều Đề thẹn thùng cười, nhẹ nhàng thi lễ với chàng, lại nhìn ta một chút, xoay người lui về sau.
Ta mỉm cười, nhưng trong lòng lại dâng lên lửa giận. Biểu muội này, ta quen nhất chính là ánh mắt, mỗi khi muội ấy nhìn thấy đồ đạc của ta, cũng dùng ánh mắt như vậy.
Trở lại phủ, chuyện ta làm đầu tiên chính là đi tắm.
Ta rất thực tế suy tính về chuyện tương lai. Lấy thân phận Ngụy Đàm, các loại danh mục cơ thiếp đưa tới còn nhiều hơn hai tháng trước ta xem. Tựa như lúc trước A Nguyên nói, không thu là người ngu. Ngụy Đàm không phải người ngu, cho nên, ta không trông cậy chàng không nạp thiếp.
Nhưng mà cái này không tỏ vẻ ta bằng lòng để biểu muội trở thành một người trong đó.
Muội ấy coi trọng Ngụy Đàm? Là chủ ý của muội ấy hay của mợ? Ta cảm thấy thật buồn cười. Ngụy Giác có mạnh đi nữa cũng không phải thiên tử, Kiều thị ở Lạc Dương chính là danh môn, từ đường vẫn còn, tộc nhân nhiều, nữ nhi chính thất lại đưa đi làm thiếp cho người ta, không sợ bị người khác mắng là bôi nhọ gia phong (2) sao?
(2) Gia phong: Nề nếp gia đình.
A, không đúng. Nếu là giật đồ thì mục đích của Kiều Đề phải là đuổi ta đi mới đúng.
Đuổi đi sao? Ta ngửa đầu tựa vào thùng tắm, nhìn xà nhà. Cõi đời này, hiện tại, tương lai, chỉ sợ có rất