Ngụy An từ khi đại quân chưa xuất chinh đã muốn đi theo, nhưng Ngụy Giác nói tuổi vẫn còn nhỏ, không đồng ý. Hắn cầu xin Ngụy Đàm, Ngụy Đàm cũng không chịu.
Người đưa thư là Trình Mậu, hắn hồi Ung Đô vì chuyện đốc thúc lương thảo. Hắn bẩm báo Quách phu nhân, Ngụy quân xuôi Nam sang sông, một đường tiến công hung mãnh, hiện tại đã tới Kỳ Lăng. Ngụy quân tinh thần hăng hái, hai bên cách nhau bởi sông Trường Giang. Có lẽ thợ thuyền ngày dài đêm thâu tạo thuyền, làm cho Ngụy Giác nhớ tới nhi tử Ngụy An, ông lệnh Trình Mậu trở về, đưa Ngụy An đến.
Trừ chuyện đó ra, ông còn muốn đưa theo một người—là ta.
Nguyên nhân rất đơn giản, Ngụy Đàm bị bệnh. Quân sĩ phần lớn là người phương Bắc, đến phương Nam không hợp thổ, phần lớn đều bị kiết lỵ (Cái này các nàng tự google nha). Ngụy Đàm cũng không ngoại lệ, khi Trình Mậu rời khỏi Kỳ Lăng, chàng đã nằm bẹp giường. Không biết Ngụy Giác thật tâm lo lắng cho thân thể của con trai hay muốn xoa dịu quan hệ phụ tử, ông nói nam nhân không tỉ mỉ bằng phụ nhân, dặn dò Trình Mậu đưa ta đến Kỳ Lăng chăm sóc Ngụy Đàm.
Ta nghe được tin đó, giật mình không ít. Thân thể Ngụy Đàm luôn luôn mạnh khỏe, kể từ khi ta gả cho chàng, đừng nói ngã bệnh, hắt xì cũng chưa từng nghe thấy một lần. Hiện tại lại bị bệnh, có thể thấy được tình thế hung hiểm đến mức nào.
Quách phu nhân đã hỏi cặn kẽ bệnh tình Ngụy Đàm, không quá đồng ý chuyện ta đi Kỳ Lăng. Bà nói Kỳ Lăng cách xa Ung Đô, lại đang hành quân đánh giặc, một phụ nhân đi lại thực không ra làm sao. Nhưng dù sao cũng là ý tứ Ngụy Giác, Quách phu nhân không nói thêm gì nữa, lệnh gia nhân chuẩn bị đồ dùng cho ta và Ngụy An.
Ta rất lo cho Ngụy Đàm, nghe được lệnh Quách phu nhân, lập tức thu dọn. Trừ chút vật tùy thân, ta còn để A Nguyên đến Duyên Niên Đường hỏi xem còn thuốc chuyên trị bệnh kiết lỵ không. May mà hàng hóa ở Duyên Niên Đường chưa thanh lý xong, lúc A Nguyên trở lại, mang theo một túi lớn đựng dược liệu.
Mặc dù lý do đi Kỳ Lăng không vui vẻ gì, nhưng Châu thị, Chu thị và Mao thị biết, rối rít đố kỵ với ta, còn kín đáo đưa cho ta mấy bọc quần áo, là đồ gửi cho các đường thúc, đường bá. Quách phu nhân cũng tỏ vẻ, bà cùng ta chuẩn bị đồ cho Ngụy Đàm, là một chút phương thuốc và dược liệu, và vài cái áo mỏng mới làm. Có vài thứ là cho Ngụy Chiêu.
Ngày lên đường, ta và Ngụy An bái biệt Quách phu nhân, lúc tiễn ta ra cửa, Lương Huệ muốn nói lại thôi. Nàng kín đáo đưa một phong thư cho ta, để ta mang cho Ngụy Chiêu.
“Trưởng tẩu đi đường cẩn thận.” Dường như nàng cảm thấy xấu hổ, ngượng ngùng nói với ta.
Ta mỉm cười, hành lễ tạ ơn nàng, ngồi lên xe. Lúc gia nhân hạ mành xe xuống, xa xa ta trông thấy Hứa cơ đang đứng trong cửa, tay ôm Ngụy Trì.
Gần tháng tám, trời lúc quang lúc mưa. Lúc trời quang, mấy ngày phơi nắng muốn chết, lúc mưa thì lại mưa to, xe ngựa khó đi.
Ta nhìn bầu trời nhiều lần thay đổi, trong lòng càng lo lắng cho Ngụy Đàm, bênh chàng thế nào rồi? Nam Phương nóng ẩm hơn Bắc Phương, không biết bệnh có nặng thêm không? Nghĩ không lâu, bỗng nhiên lại cảm giác mình lo thừa, Ngụy Đàm lưu manh, da dày thịt béo như vậy…
Ngụy An vẫn mang theo dụng cụ của hắn, trên đường rảnh rỗi sẽ cầm búa gõ gõ đóng đóng, ta nhìn, càng cảm thấy món đồ kia giống cái thuyền.
“Đến Kỳ Lăng, Tứ thúc có thể nhìn thấy rất nhiều thuyền, không chừng cữu thị có thể cho đệ tự chế tạo một chiếc thuyền.” Ta mỉm cười nói với hắn.
Ngụy An gãi đầu, bỗng nhiên nói: “Thuyền đệ chế tạo không giống bọn họ.”
“Hả?” Ta kinh ngạc, “Không giống thế nào?”
Ngụy An tách mép thuyền ra, ngoài dự liệu của ta, ở giữa có một tấm ván gỗ được ghép lại, có thể tháo ra.
“Vì sao làm như vậy?” Ta kinh ngạc.
Ngụy An kiên nhẫn cầm một miếng gỗ, ý muốn giải thích cho ta xem: “Lúc dừng trên bờ, dựng tấm ván gỗ lên, không cần đi qua mép thuyền cũng có thể lên thuyền.”
Ta càng thêm khó hiểu: “Vì sao không cần đi qua mép thuyền?”
Nét mặt Ngụy An quẫn bách, cúi đầu không nói.
“Tứ công tử muốn trực tiếp đẩy cả xe lương thực lên thuyền, phải không?” Trình Mậu ở một bên cười nói.
Ngụy An nhìn hắn, thu dọn công cụ, quay về xe.
Nam Bắc giằng co cách sông, không khí chiến tranh bao phủ. Các bách tính nhiều năm chiến loạn, sớm có kinh nghiệm. Dọc theo đường đi, ta thấy không ít người từ thành thị rời đến nông thôn, mặc dù quan phủ ra sức trấn an, lại bố trí trạm kiểm tra tầng tầng lớp lớp,