Buổi tối sau ngày Hứa Qua vào viện, Jerusalem xảy ra chuyện lớn.
Ở nhà của Kelvin Nash, theo lời kể của người trợ lý, khi anh ta với tài xế riêng đang đợi ông Nash xuất hiện, từ phòng ngủ của ông ta bỗng phát ra một âm thanh chói tai. Họ chạy nhanh đến căn phòng, gõ cửa mãi không có ai mở, họ chỉ có thể phá cửa xôgn vào. Trong phòng rỗng tuếch, cửa sổ đóng chặt, không hề có một dấu vết vật lộn nào. Ông Tom trong mắt bọn trẻ đã bốc hơi.
Nhận được tin báo, cảnh sát Jerusalem không dám chậm trễ, sau nhiều lần tìm kiếm họ mới phát hiện ra một căn phòng bí mật ở trong phòng ngủ.
Đẩy cửa căn phòng bí mật đó ra, cảnh tượng trước mắt khiến bọn họ điêu đứng. Người cảnh sát trẻ tuổi nhất nhìn thấy cảnh đó lập tức nôn thốc tháo. Người đàn ông danh giá của nước Mỹ mấy hôm trước còn trò chuyện với quan chức cấp cao Israel trong bữa tiệc, hôm nay đã thành một tiêu bản.
Kelvin Nash bị ghim vào bức tường trắng bằng những món đồ trang trí bằng bạc của ông ta. Cây giáo và mũi tên dài bằng đồng thau cùng với cọc gỗ dựng ông ta thành một tư thế hình chữ thập. Máu của ông Nash bắn tung toé lên bức tường nhìn vô cùng kinh khủng, cả căn phòng không khác gì lò mổ heo. Càng làm cho người ta ghê rợn chính là mí mắt của Kelvin Nash bị móc câu móc ngược lên, đôi mắt ông ta cứ thế lồi ra ngoài, thao láo nhìn thẳng về phía trước. Tơ máu trên đôi mắt kinh hồn ấy đã biến thành màu đen.
Người cảnh sát trẻ đó kể lại, lần đầu tiên anh nâng mắt nhìn vào Kelvin Nash trên bức tường, suy nghĩ đầu tiên chính là: "Nhìn ông ta rất giống với ma quỷ mà tôi hay tưởng tượng khi còn nhỏ."
Tại sao hung thủ lại dùng móc câu để kéo mí mắt ông Nash thì cảnh sát không lý giải được. Theo lời vài viên cảnh sát hiện trường, sau khi họ tìm tang vật chứng ở trong phòng, phía đối diện ông Nash có treo mấy cái gương, và họ đã đi đến kết luận: Những chiếc gương đó chính là để cho Kelvin Nash nhìn thấy toàn bộ quá trình đi đời của mình.
Kết luận này khiến cho mọi người không rét mà run. Một người bị ghim lại trên cây cọc trong phòng, đối diện xung quanh là gương, ông ta sẽ nhìn thấy tử thần với lưỡi rìu đang tiến đến gần, bao nhiêu tuyệt vọng thì có đủ bấy nhiêu.
Người chết chính là người của gia tộc Nash, điều này khiến Israel không dám chậm trễ, rất nhanh họ thông báo: "Ông Nash chết vì một cơn truỵ tim."
Cũng không biết là cố ý hay vô tình, chiếc giáo đâm vào lồ ng ngực ông ta chỉ cách trái tim vài milimet, nhưng lại đem đến cái chết đau đớn nhất, cũng chậm rãi nhất.
Khi thông báo trên được đưa ra, bảo tàng tôn giáo cá nhân của một người Anh tuyên bố: Trong một đêm, bảo tàng cá nhân của ông ta đã mất đi vài chiếc mũi tên đồng. Điều khiến chủ nhân bảo tàng đau đớn nhất chính là cây giáo của hiệp sĩ cũng không cánh mà bay.
Cái chết của Kelvin Nash khiến cả Jerusalem hoảng sợ.
Khi màn đêm buông xuống, khu thành cổ lan truyền tin tức kể rằng vào buổi tối mà ông Tom xảy ra chuyện dữ, họ thấy một người con trai cao gầy mặc trường bào tối màu cưỡi diều hâu đậu xuống cửa sổ mái nhà ông Nash. Để xác minh lời của nhân chứng, họ đã lập tổ điều tra để chứng thực. Quả thật những mũi tên, cây giáo ở hiện trường đều trùng khớp với đồ bị lấy trộm ở bảo tàng nọ.
Có nhà học giả tôn giáo nói không lẽ chính là những cây cung tiễn, mũi tên và cây giáo của hiệp sĩ bị đánh cắp để trị kẻ ác, là do đấng tối cao cử hiệp sĩ xuống trừng phạt hắn.
Ngày hôm sau, ở khu thành cổ lại lan truyền câu chuyện, cứ thế câu chuyện trôi về khu phố phía Tây, mọi người bắt đầu tin rằng đó là sự trừng phạt cho tội ác của Kelvin Nash.
Đại sứ Mỹ tức giận và nhanh chóng bác bỏ tin đồn này. Chỉ là rất nhanh sau đó, vị đại sứ Mỹ đã phải đối mặt với tin từ cục cảnh sát: Khi lục soát ngôi nhà của ông Nash, họ phát hiện ra trong tầng hầm có hai đứa nhỏ gầy trơ xương cùng với mấy chục thi thể trẻ em khác bị bịt mắt bịt miệng. Lũ trẻ lúc trước còn đang hứng thú bừng bừng thảo luận về mấy tên bi3n thái nhất loạt im thin thít, không hẹn cùng cúi đầu cụp mắt.
Có lẽ là do tư thế lắng nghe chăm chú của Hứa Qua khiến cổ cô đông cứng lại. Theo bản năng muốn xoa cổ mình thì cô phát hiện ngón tay đã lạnh như đá, cô không tự chủ rùng mình một cái. Ngón tay Hứa Qua lạnh băng không phải vì mấy câu chuyện người ta kể lại, mà trong câu chuyện ấy xuất hiện những cái tên quen thuộc.
Mười mấy cái tên ấy chính là các bạn học của Hứa Qua, trong đó có một bạn từng kể với Hứa Qua rằng cô ấy được mời đến chơi nhà ông Nash, và sau đó thì biến mất hoàn toàn. Đến giờ Hứa Qua vẫn còn nhớ rõ bộ dáng của cô bạn ấy, dáng người gầy gầy nhỏ bé nhưng thân thiện, đôi mắt rất to và sáng.
Cô bạn người Amernia ấy thật trùng hợp cũng tên là Amanda.
Hứa Qua lại rùng mình lần nữa, tay chân mất hết cảm giác, cô rụt rè mấp máy môi, "Các bác có thể nói cho cháu biết, ông..." Nhắc đến cái tên đó, lưỡi Hứa Qua như cứng lại, cô lựa chọn bỏ qua: "Vì sao ông ta lại đưa các bạn nhỏ ấy xuống hầm.... Tại sao chứ?"
Đột nhiên Hứa Qua cảm thấy mình như đứa trẻ mới tập nói, không thể dùng từ ngữ linh hoạt biểu đạt suy nghĩ, cuối cùng, cô chỉ có thể ngẩng đầu chờ mong.
Nhiều năm sau, khi hồi tưởng lại giờ phút này, xung quanh bốn bức tường trắng, Hứa Qua thấy hình ảnh cô bé ngẩng đầu chờ mong đáp án hệt như chú nai ngơ ngác đứng đợi người thợ săn nhả tên.
May mắn thay, những người lớn đó đều hiểu lời cô vừa nói. Họ nhìn cô, ánh mắt như nói rằng: Nhóc con, cháu nên cảm thấy may mắn vì mình không bị nhốt ở căn hầm đó. Cháu phải biết rằng những đứa trẻ đó cũng trạc tuổi như cháu thôi.
Một bác gái gần Hứa Qua mấp máy môi, cô nghĩ có thể bác ấy sẽ nói cho mình câu trả lời.
"Hứa Qua!"
Theo tiếng gọi, Hứa Qua nhìn thấy người ấy đang đứng bên cạnh. Tiếng gọi tên cô không to cũng không hung dữ chút nào, nhưng Hứa Qua có thể nghe thấy ý cảnh cáo trong đó.
Tiếng "Hứa Qua" ấy cũng thành công làm mấy người bệnh kia chạy vội vàng. Hứa Qua ngồi đó ngây ngốc nhìn bóng dáng hốt hoảng của họ, mãi cho đến khi không còn ai, cơ thể cô bỗng nhẹ bẫng, Hứa Qua mới phát hiện anh đã bế cô lên từ ghế dài.
Còn chưa được một tuần, ba ước mơ trước đây của Hứa Qua đã thành hiện thực: được anh cõng trên lưng, được hôn anh, được anh ôm vào ngực. Hẳn là do cảm động đến rơi nước mắt, Hứa Qua bỗng cảm thấy tủi thân, tựa như cảm giác ấy sẽ chung thân cả đời này với cô.
Anh đặt cô lên giường, hỏi cô mấy câu chuyện hàng ngày với bác sĩ và hộ lý.
Không biết có phải giọng của anh quá đỗi nhẹ nhàng hay vì động tác anh sửa sang quần áo bệnh nhân đầy săn sóc khiến nước mắt Hứa Qua tuôn ra, rơi vào mu bàn tay anh.
Giây phút đó, trong lòng Hứa Qua vô cùng hoảng loạn, tựa như một đứa trẻ vốn chẳng mấy khi được yêu thương bỗng được quan tâm, cô rất dễ xúc động, hơi tý là rơi nước mắt.
Cô cảm thấy mình ngày càng hay khóc nhè, nhiều đến mức