Năm tháng sau khi Lệ Liệt Nông rời khỏi Mỹ, tổ chức 1942 bị chính phủ Mỹ xếp vào danh sách những tổ chức có nguy cơ uy hiếp an ninh Mỹ. Vị lãnh đạo trẻ cũng nhận được một bài học sâu sắc: Chọc giận chính phủ phương Tây không phải là điều có lợi cho sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Trong tương lai, có thể 1942 sẽ bị phương Tây chèn ép, gán họ thành tổ chức cực đoan, và sau đó sẽ giống như những tổ chức ngầm khác trong quá khứ, bị cô lập, tẩy chay và biến mất.
Năm 2012, Lệ Liệt Nông tích cực xây dựng quan hệ với một số chính trị gia phương Tây.
Năm 2013, Somalia, nơi vô chính ph ủ trong một thời gian dài đã trình thư xin cứu viện quốc tế đến Liên Hiệp Quốc. Qua rất nhiều cuộc họp diễn ra ở khắp nơi, các quốc gia đồng minh phương Tây do Anh, Pháp, Mỹ cầm đầu, đáp lại lời kêu gọi của Liên Hiệp Quốc đến Somalia thực hiện cứu viện nhân đạo. Chiến dịch này mang tên "Quay lại Somalia".
Cuối thế kỷ trước, đội cứu viện nhân đạo của của Mỹ ở Somalia bị tổn thất trầm trọng. Các tổ chức vô chính p hủ do dân Somalia cầm đầu phá huỷ hai chiếc máy bay chi3n đấu, hơn nữa còn đánh chết mười binh lính Mỹ. Sau khi rời khỏi Somalia, người Mỹ lập tức gọi quốc gia này là cướp biển Caribbean phiên bản châu Phi. Hai mươi năm sau, người Mỹ chẳng thèm bận tâm đ ến lời thỉnh cầu của Somalia.
Nhưng những năm gần đây, cướp biển Somalia lại liên tục cướp bóc thuyền hàng của họ, hơn nữa lũ thanh niên ở đây còn kết bè đảng với phái cực đoan để chia nhau lợi ích. Điều này khiến người Mỹ vô cùng đau đầu. Tuy nhiên, dân Mỹ phản đối kịch liệt sự tham gia của Mỹ trong chiến dịch "Quay lại Somalia". Lúc này, nhà lãnh đạo tổ chức 1942 đã bí mật tiếp xúc một vài chính trị gia Mỹ.
Một đêm trước khi chiến dịch "Quay lại Somalia" bắt đầu, Lệ Liệt Nông thành công ký với quân đội một hợp đồng lính đánh thuê. Ngày hôm sau, Lệ Liệt Nông đích thân dẫn theo một nghìn thành viên tinh nhuệ của 1942 ngồi trên chiếc phi cơ chiến đấu của Mỹ, xuất hiện ở chiến trường Somalia.
"Quay lại Somalia" là chiến dịch cứu viện chung của nhiều quốc gia, trong đó phía Mỹ phụ trách phá huỷ những kho đạn dược của lũ bè đảng cực đoan. Không phụ sự mong đợi của mọi người, Mỹ đã hoàn thành nhiệm vụ với hiệu suất cao nhất.
Nhiệm vụ hoàn thành, truyền thông Mỹ tung hô binh lính nước họ có bao nhiêu quả cảm, mưu trí. Bọn họ sử dụng máy bay tàng hình, trong vài ngày ngắn ngủi đã phá huỷ hoàn toàn sáu kho đạn của bè phái cực đoan Somalia, giúp kế hoạch mười lăm ngày đêm rút ngắn còn một tuần.
Nhưng người thật sự điều khiển máy bay ném b0m phá huỷ kho thuốc nổ là Lệ Liệt Nông. Nhờ chiến dịch này, anh và 1,000 thành viên trong tổ chức có cơ hội lấy thêm kinh nghiệm tác chiến thực địa, rất có lợi cho những nhiệm vụ sau này.
Thật ra, "Quay lại Somalia" chỉ có 30 người Mỹ tham gia, và họ chỉ đứng ở vị trí hậu cần, tiếp viện. Về điểm này, nhóm người ủng hộ Lệ Liệt Nông chỉ ra bằng chứng, sau khi "Quay lại Somalia" kết thúc, chính phủ Mỹ lập tức chuyển tổ chức 1942 khỏi danh sách những nhân tố đe doạ đến an ninh quốc gia sang danh sách đối tượng cần quan sát thêm. Hơn nữa, những thế lực còn sót lại của băng đảng phiến loạn ở Somalia điên cuồng tấn công trả thù tổ chức 1942.
Năm 2014 là năm cực kì im hơi lặng tiếng của tổ chức 1942. Không ai biết trong một năm này, rốt cuộc nội bộ tổ chức xảy ra chuyện gì. Nhóm người ủng hộ Lệ Liệt Nông lại lần mò đông tây tìm kiếm tin tức.
Chỉ cần nhắc đến, họ có thể đọc vanh vách những thông tin công khai về Lệ Liệt Nông, như thể anh là minh tinh màn bạc.
Đầu năm 2015, sau khi một tổ chức Hồi giáo đưa ra một tuyên bố nhắm vào tổ chức 1942, nhóm ủng hộ anh lập tức vỗ tay: Chính là màu lam Lucifer của chúng ta ra tay đấy!
Màu lam Lucifer là cái tên mà nhóm người ủng hộ Lệ Liệt Nông sử dụng làm nickname cho anh sau một lần anh trả lời phỏng vấn. Lần đó, Lệ Liệt Nông đã định nghĩa về tổ chức 1942 như sau:
Lucifer rơi từ thiên đường xuống địa ngục trong 9 tuần. Hiện tại, vị trí của chúng tôi là ở khoảng 4 tuần rưỡi. Chúng tôi là một nửa của Lucifer, chúng tôi không còn khát khao với thiên đường, nhưng cũng sẽ không bao giờ rơi xuống địa ngục.
Sau đó, nhóm người ủng hộ Lệ Liệt Nông trên thế giới với trí tưởng tượng vô cùng phong phú đã chọn cái tên thân mật này cho thần tượng của mình.
Lúc này, những người vốn dĩ chẳng quan tâm cũng phải chú ý đến nhà lãnh đạo trể của tổ chức 1942. Một số cô gái trẻ tuổi còn gấp gáp quan tâm đ ến chiều cao, thân hình, cân nặng, diện mạo cùng hàng loạt các vấn đề khác của màu lam Lucifer.
Nhưng tiếc là ngoài một vài bức ảnh có gương mặt Lệ Liệt Nông, cùng với tuổi tác của anh, người ta không tìm ra được thông tin gì khác. Bức ảnh phổ biến nhất mà người ta tìm được luôn là bức ảnh góc nghiêng mặt của Lệ Liệt Nông của một cô gái Argentina tên Mariana. Khi đó, anh còn chưa thành người đứng đầu tổ chức.
Năm 2008, Mariana tham gia cổ vũ cho đội đá bóng của trường ở Derby. 90 phút đồng hồ trôi qua, Mariana hoàn toàn không biết trận bóng trên sân diễn ra như thế nào. Suốt 90 phút ấy, Mariana đều đem ánh mắt si mê của mình đặt lên một chàng trai trẻ.
Đó là một khuôn mặt châu Á đẹp mê hồn, đẹp đến mức đôi mắt Mariana không nghe theo sự điều khiển của não cô nữa. Cô gái Argentina thề rằng hôm đó cũng có rất nhiều người khác nhìn lén chàng trai ấy. Nhưng Mariana tin rằng hôm đấy mình là người may mắn nhất, bởi vì cô thừa dịp anh không chú ý đã chụp lén được một bên mặt anh, lại còn nhặt được hộ chiếu của anh khi trận bóng kết thúc.
Hộ chiếu của Lệ Liệt Nông có rất ít con dấu bên trong, nhưng ngày sinh trong hộ chiếu ấy trùng khớp với ngày sinh nhật của Mariana. Mấy năm sau, Mariana đăng ảnh chụp bên mặt chàng trai trẻ tuổi đẹp trai lên mạng, cũng là bức ảnh phổ biến duy nhất trên mạng của Lệ Liệt Nông.
Cùng với tuyên bố của tổ chức Hồi giáo cực đ0an trên video, người đứng đầu trẻ tuổi của 1942 bước vào giấc mơ của bao thiếu nữ.
Tuyên bố của tổ chức kia cũng khiến một số người dân Pháp chẳng mặn mà tới cơ quan tình báo nước mình nữa, chưa kể chính cơ quan tình báo bỗng dưng huỷ bữa tiệc chúc mừng làm người dân Pháp ôm một bụng tức. Lúc này, một số bên truyền thông phương Tây châm chọc cơ quan tình báo Pháp, tích cực nhất là đám báo chí Anh. Bọn họ viết: "Tình báo Pháp không làm mà hưởng".
Ngày 8 tháng Hai, giám đốc đối ngoại, người phát ngôn của tổ chức 1942 phát biểu trước báo giới. Người này khẳng định những tin đồn về "Cơn lốc hoàn mỹ" không có chút liên quan nào đến Lệ Liệt Nông. Đồng thời tuyên bố trả thù của tổ chức Hồi giáo kia là một hình thức trả thù biến tướng. Sau đó, anh ta tiếp tục khẳng định, nếu ai dám gây ra những hành động phương hại đến tổ chức, nhất định 1942 sẽ cho đối phương lập tức không còn thấy ánh mặt trời".
Mặc kệ là thật hay giả, lời phát ngôn của 1942 rút cuộc cũng cứu vãn chút mặt mũi cho cơ quan tình báo Pháp. Câu hỏi ai là người triệt tiêu "Cơn lốc hoàn mỹ" cuối cùng cũng lắng xuống.
*
Ba tháng sau, cảnh sát Las Vegas nhận được một cuộc gọi từ một nhân viên đoàn xiếc Sun báo án.
Người nhân viên này kể lại rằng, đồng nghiệp của cô ta đang đi toilet không hiểu sao bỗng nhiên biến mất. Cô ta thề mình không rời khỏi cửa toilet nửa bước, mà buồng toilet hoàn toàn kín mít, không thể bỗng