*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.Nhìn những món ăn yêu thích từ ngày nhỏ, Hứa Qua cảm thấy mình gần như đã đi qua cả một kiếp người, giờ cô có còn yêu thích những hương vị này sao?
Hai món ăn yêu thích của Hứa Qua khi nhỏ mang hương vị khác nhau một trời một vực. Hai mươi năm, chúng đã trở thành một cố chấp của Hứa Qua: Mỳ lạnh và bánh Bourekas.
Bát mì lạnh tuyệt vời nhất có mì lạnh ở dưới, bên trên xếp kim chi, vài miếng thịt, nửa quả trứng gà luộc, hành hoa cắt nhỏ, ít mè trắng, nước dùng thanh mát xâm xấp với đồ ăn, cùng với bát ớt chấm bên cạnh khiến người ta thèm nhỏ dãi. Khi còn ở vùng núi hẻo lánh, đó là ký ức đẹp đẽ nhất của tuổi thơ Hứa Qua, khi mỗi lần cô cùng dì Mai đi chợ đều là vì bát mì lạnh ấy. Trên đường về nhà, cô sẽ vuốt vuốt cái bụng no, nhắm mắt hồi tưởng lại cái âm thanh húp mì sì sụp như tiếng cá quẫy nước.
Còn món bánh Bourekas không hẳn là món Hứa Qua thích nhất, nhưng đó là món đồ ăn đầu tiên mà Artenza chi tiền mua cho cô. Chỉ là cái bánh hình dạng méo méo ở chợ thôi nhưng trong lòng Hứa Qua, đó là miếng bánh ngon nhất. Cô thấy hương vị bánh Bourekas do người Palestine làm ngon hơn bánh người Israel làm nhiều, có lẽ do người Palestine chăm chỉ và thành thật hơn chăng. Nói chung là cô thích bánh do người Palestine làm hơn.
Đã rất lâu rồi Hứa Qua chưa được ăn món mì lạnh và Bourekas. Giờ phút này, hai món ăn vị tương khắc nhau một trời một vực được bày trước mặt cô, Hứa Qua hơi xúc động. Cô vẫn yêu thích hai món này như trước đây sao?
Bát mì lạnh vẫn giống hệt như ngày xưa, bên cạnh là bát ớt chấm khiến người ta rỏ dãi. Nhìn qua màu sắc của bánh Bourekas thì cô biết ngay nó được làm ra từ tay một người Palestine. Chỉ là, vì sao tại đây lại xuất hiện hai món này, muốn tìm hai món này ở Mexico khẳng định không hề dễ dàng. Mà người đối diện như nhìn ra tâm sự của cô: “Bọn họ nói làm như vậy sẽ giúp em ổn định cảm xúc.”
Vậy là sao? Hứa Qua nhìn Lệ Liệt Nông.
“Hứa Qua,” Lệ Liệt Nông vương tay, ngón tay anh nhẹ nhàng xoa má cô: “Rất nhanh em sẽ thấy mọi thứ vẫn thế, chưa có gì thay đổi.”
Cô gật đầu, cầm lấy cái thìa nhưng vẫn chần chừ, chưa động vào món ăn.
“Bát mì lạnh này là do một bác gái Mexico làm, còn bánh Bourekas, anh đảm bảo rằng nó mang hương vị do người Palestine làm ra mà em thích.” Nói rồi, Lệ Liệt Nông gắp một gắp kim chi đặt vào chiếc thìa Hứa Qua đang cầm.
Dưới ánh nhìn của anh, Hứa Qua đưa miếng kim chi vào miệng, cô nhắm mắt, toàn tâm toàn ý cảm nhận hương vị. Trong vài giây, mùi vị quen thuộc của kim chi khiến cơ mặt cô giãn ra, tươi tắn hơn. Với người sống ở vùng núi xa xôi gần biên giới, khí hậu lành lạnh thì vị của kim chi tựa như một con suối nước nóng làm ấm cơ thể, đồng thời đem lại sự khoan khoái từ những miếng cắn đã răng, đặm vị lưu lại trên đầu lưỡi.
Tất cả như thể chưa từng thay đổi, dù là bát mì lạnh hay bánh Bourekas, có lẽ mọi thứ hệt như lời Artenza nói, tất cả những gì cô đã trải qua trong khoảng thời gian mơ hồ kia chỉ là những kí ức xa xôi không lặp lại.
Hứa Qua năm hai sáu tuổi trở về gặp Hứa Qua hai mươi tuổi.
Việc đầu tiên mà Hứa Qua tuổi hai sáu làm khi trở lại cô gái tuổi hai mươi chính là làm một bữa no nê. Bàn tay chống lên cằm, Hứa Qua nhìn Lệ Liệt Nông ngồi đối diện. Cô xử lý hết bữa ăn này trong khoảng nửa tiếng, mà trong nửa tiếng ấy, Lệ Liệt Nông đều duy trì một tư thế duy nhất trước mặt cô.
Ngày bình thường anh còn chẳng bao giờ dành ba mươi phút ăn cơm cùng cô, vậy mà hôm nay cứ như vậy ngồi không nhìn cô ăn trong ba mươi phút. Điều này khiến cô tự ảo tưởng rằng bộ dạng ăn uống của mình có thể ngang hàng với những người mẫu quốc tế bước trên sàn chữ T.
Anh như nhìn ra được suy nghĩ của cô, nói: “Bác sĩ nói là báo cáo sức khoẻ tổng quát còn chưa đạt tiêu chuẩn, nên giờ anh không thể làm việc được.”
Ý tứ của nhà lãnh đạo 1942 hẳn là: Hiện giờ anh rảnh quá nên mới nhìn em ăn để giết thời gian.
Trước giờ ăn, Hứa Qua có hỏi bác sĩ tình huống hiện tại của Lệ Liệt Nông. Ông ta nói đến nước bọt bay tung toé, rằng Lệ Liệt Nông có thể tỉnh lại trong thời gian ngắn như vậy là một hiện tượng ngoài sức tưởng tượng của y khoa và cực kì hiếm gặp. Sau đó, bác sĩ mới đi vào vấn đề trọng điểm, khi Lệ Liệt Nông tỉnh lại và làm các bài kiểm tra, bọn họ bước đầu có thể loại bỏ khả năng nhiễm trùng và phù não, có lẽ vẫn còn những biến chứng khác nhưng hiện tại các kết quả xét nghiệm và kiểm tra vẫn tương đối khả quan.
Trong mười ngày tới, Lệ Liệt Nông không được ra viện.
Về sự cố lần này, anh miêu tả như thế này: “Là mấy đứa nhãi diễn cảnh chó cùng rứt giậu thôi.”
Nhưng những gì Hứa Qua nghe được từ cảnh sát Mexico đang đảm bảo an ninh tại bệnh viện này thì nó không hề đơn giản như cái câu bâng quơ của anh. Khi Hứa Qua muốn hỏi thêm thì Lệ Liệt Nông dùng câu “Chuyện đã qua rồi” để chặn miệng cô.
May mắn là anh không có việc gì nghiêm trọng.
Lúc này, Hứa Qua lại bắt đầu tò mò về cô lúc hai mươi tuổi ở Santiago khi chuyện đó xảy ra. Phải biết là sự kiện ngày hôm đó khiến cô sợ đến mức suýt nữa thì hồn lìa khỏi xác. Lệ Liệt Nông kể lại sơ qua với Hứa Qua tình huống lúc đó.
Hôm ấy, khi Hứa Qua nhận được tin tức cũng là lúc Lệ Liệt Nông nghe được tình huống của mình thông qua tình báo mật của 1942 ở Mexico thu được. Sau khi chuộc lại những người bị bắt làm con tin, Lệ Liệt Nông không theo kế hoạch cũ là trực tiếp quay về Séc. Thay vào đó, anh rút lui qua biến giới đường bộ của Mexico, chính là chạy đến cơ sở của 1942 ở Santiago để nhập đoàn với một số thành viên ở đó.
Nhưng không may là khi bọn họ đến gần biên giới thì bọn chúng ý thức được mình đã mắc mưu, truy đuổi và nổ súng liên tục. Cuối cùng bọn họ cũng may mắn, được một nhóm chi viện của 1942 cứu nguy tại biên giới.
“Khi ấy, sau 60 tiếng hôn mê tỉnh lại, anh lập tức nhìn thấy đôi mắt sưng húp như quả hạnh đào của em.” Anh nhích lại gần cô hơn một chút, nhìn cô chuyên chú như thể muốn tìm dấu vết của đôi mắt khóc sưng đỏ vì anh của cô lúc ấy.
Hứa Qua không tự chủ mà sờ sờ đôi mắt mình, cô ấp úng định nói rằng, Artenza, em không phải quỷ mít ướt. Tuy nhiên, không hiểu vì sao câu nói thoạt vẻ đơn giản và ngây thơ ấy lại khiến cô thấy xa lạ, khó có thể nói ra.
“Xin lỗi em.” Anh ấp úng, nói bằng chất giọng khàn khàn quyến rũ.
“Xin lỗi em vì việc gì?” Lệ Liệt Nông như thế này khiến Hứa Qua có chút không biết phải làm sao.
Xin lỗi em, lúc ấy anh không hiểu, không biết trân trọng em khóc đỏ mắt vì anh, Lệ Liệt Nông cụp mắt xuống.
Năm ấy, ở bệnh viện nhỏ ở Santiago, Lệ Liệt Nông tỉnh lại liền nhìn thấy đôi mắt khóc sưng đỏ của Hứa Qua.
Chỉ trong vài tiếng đồng hồ anh đã mất bảy thành viên, điều ấy khiến lòng anh cực kì bức bối. Hơn thế, người lấy thân mình chắn viên đạn từ tay súng bắn tỉa, là cậu thanh niên trẻ với biệt danh ‘đầu bí’ ấy, một chàng trai có thân thủ cực nhanh khiến người ta không kịp phản ứng. Lệ Liệt Nông cứ thể, không thể làm gì mà nhìn một người thân cận bên cạnh dùng chính cơ thể mình làm tấm chắn cho anh. Cuối cùng, anh sống sót, còn cậu ấy không còn nữa.
Lần đó, Lệ Liệt Nông nằm trong viện nhỏ ấy khoảng một tháng. Viên đạn bắn vào bả vai anh đã được gắp ra nhưng do miệng vết thương to nên thời gian phục hồi cực kì gian khổ.
Miệng vết thương chậm chạp khép lại, cùng với mùi thuốc sát trùng nồng nặc càng khiến cảm xúc của anh bùng nổ. Rất nhiều đêm, khi anh đau đến đổ mồ hôi tỉnh dậy, anh luôn nhìn thấy khuôn mặt lo lắng của Hứa Qua đầu tiên. Khuôn mặt ấy khiến anh phiền chết đi được, vì thế anh nói: “Em có thể đi ra ngoài một lúc không, anh muốn được yên tĩnh.”
Cô ngẩn người ra, sau đó gục đầu xuống. Khi cô rời đi, không gian không hề có một tiếng động của bước chân. Khi trong phòng chỉ còn lại mình anh, Lệ Liệt Nông cảm thán, tạ ơn trời đất, mùi nước sát trùng không còn chán ghét như vậy nữa.
Một lúc trôi qua, tâm trạng bực bội lại nổi dậy: Con gái của ông chủ hàng kim khí này đúng là của phiền phức, không phải lại trốn vào chỗ nào khóc trộm đấy chứ? Không hiểu sao lại lắm nước mắt như vậy?
Thiết bị trong bệnh viện này cực kì đơn sơ, cũng không có phòng nhỏ dành cho người nhà đi theo chăm sóc. Nửa tiếng sau, Lệ Liệt Nông tìm thấy Hứa Qua ở toilet trong canteen bỏ hoang của bệnh viện. Hình ảnh Hứa Qua thất thần ở trong đó càng khiến anh thấy phiền hơn, cứ như vậy, anh không chút suy nghĩ mà ép mặt cô lên tường. Hứa Qua lúc đó đang mặc một chiếc váy của một người địa phương cho mượn, anh vén váy lên, trực tiếp th úc mạnh vào trong, vừa điên cuồng đưa đẩy, anh vừa đem mặt mình chôn lên hõm vai cô, đoạn anh nâng cổ tay cô lên, cắn vài cái lên đó. Trên làn da trắng nõn của cô lập tức xuất hiện vài dấu răng trông ghê người.
Có lẽ xuất phát từ sự áy náy, dưới mặt trời lúc giữa trưa, anh nhẹ nhàng nâng cằm cô lên, ngậm lấy đôi môi mềm mại. Nụ hôn đó là nụ hôn dài nhất từ trước đến nay giữa hai người.
Khi anh buông cô ra, đôi môi của cô vì anh li3m m*t mà trở nên hồng nhuận, ướt át, nhưng hai má cô còn đỏ hơn đôi môi nhiều, hệt như màu sắc của cà chua
chín mọng, khiến người ta rất khó liên hệ với sắc mặt trắng bệch tối qua của cô.
“Artenza, anh có thấy mùi hoa hướng dương thoang thoảng trong không khí không?” Cô hỏi anh.
Anh gật đầu lấy lệ, cô bật cười. Cô cười tươi như đoá hoa hướng dương đang nở rộ rực rỡ cách đó không xa.
Thật ra, anh cũng không ngửi thấy mùi hoa hướng dương, anh chỉ nhìn thấy vườn hoa vàng rực rỡ ấy ở đằng xa. Vườn hoa hướng dương thì có gì mới lạ, nếu phải bắt anh nêu cảm nghĩ gì, chắc chắn anh sẽ nghĩ đó đơn giản là vườn hoa của những người nông dân khá giả trồng làm cảnh.
“Xin lỗi em, lẽ ra lúc ấy, anh nên đưa em đến vườn hoa hướng dương ấy, nhất định ở đó, mùi hoa còn rõ hơn nhiều.” Ngón tay anh xoa xoa điểm giữa hai ch@n mày của cô, khẽ than thở trong lòng.
Ngón tay anh nhẹ nhàng xoa giữa hai mày cô, đáng lẽ ra Hứa Qua phải nhắm mắt lại, nhưng có một cái gì đó như cậy gậy đập vào đầu cô, khiến cô rụt người, né đi những ngón tay ấm áp ấy.
“Vì sao anh lại xin lỗi em?” Hứa Qua tiếp tục hỏi.
“Hứa Qua.”
“Vâng.”
Anh như lôi kéo tay cô, dẫn tay cô xuyên qua cổ áo, dọc theo bả vai xuống phía dưới một chút, ngón tay Hứa Qua chạm vào một vết sẹo.
“Đây là vết sẹo từ lần đó ở Santiago.”
Hứa Qua đang định nói gì đó.
“Hứa Qua.”
“Vâng.”
“Hôm nay em đã nghe đủ nhiều rồi, bác sĩ nói trong giai đoạn trước mắt giống như liệu trình đối với người bị bệnh dạ dày, chỉ nên tiếp nhận từng chút một để tiêu hoá chậm, nên chúng ta từ từ trải qua, được không em?”
Hứa Qua nghĩ nghĩ rồi gật đầu. Chính xác là hiện tại, đầu óc cô rất rối loạn, cảm giác như mình vừa thức dậy từ một giấc mơ, bao gồm tất cả những điều mà bác sĩ lẫn Lệ Liệt Nông nói với cô.
Và cả người đàn ông tên Lệ Liệt Nông của hiện tại nữa. Khi người đàn ông này thấp giọng xin lỗi cô, giọng điệu nhún nhịn, e dè của anh khiến cô hơi khó chịu trong lòng.
Cô tắm rửa xong thì người ta cũng mang quần áo tới. Ở trong nhà tắm, khi nhìn thấy một hàng đồ mỹ phẩm cho phụ nữ trên giá, Hứa Qua nghĩ, trong thời gian cô ngủ, Lệ Liệt Nông đã làm không ít chuyện.
Hít một hơi thật sâu rồi thở ra, Hứa Qua một lần nữa đứng trước gương. Hiện giờ, việc cô phải làm là quen thuộc với diện mạo của bản thân ở tuổi hai sáu. Trải qua sáu năm, thay đổi duy nhất trên khuôn mặt cô chính là mái tóc, từ tóc ngắn biến thành tóc dài.
Cô dướn người về phía trước, có lẽ thay đổi không chỉ ở tóc, còn có cả ánh mắt nữa. Cặp mắt đối diện với hình ảnh phản chiếu trong gương, Hứa Qua cảm giác mơ hồ như mình đang nhìn thấy một con người khác.
Hứa Qua hai mươi tuổi có thể che dấu rất tốt những cảm xúc u ám của mình, nhưng Hứa Qua năm hai sáu tuổi thì… Cô quay mặt đi, lại hít vào thở ra những hơi thật dài.
Không liên quan, chỉ là do hiện tại cô chưa quen với hình ảnh này thôi, không quen mái tóc đang ngắn biến thành dài như thế.
Mở cửa phòng tắm, Hứa Qua liền nhìn thấy ngay Lệ Liệt Nông đang đứng trước cửa.
Ngoài việc bị chấn động não, Lệ Liệt Nông cũng bị thương ở chân. Ở ngón chân và đầu gối của anh đều có những vết rạn xương nhỏ, dáng vẻ anh tựa vào bên tường cho thấy anh đang cố gắng hết sức để đứng vững.
Cô tiến về phía trước một bước, định dìu lấy anh nhưng không kịp để cô động tác, cánh tay anh đã vươn ngang sang bên kia khung cửa, hoàn toàn ngăn không cho Hứa Qua đi tiếp.
Giọng anh ảm đạm: “Hứa Qua.”
“Vâng.”
Rồi anh không nói gì nữa, nhưng hơi thở anh đang tiến lại gần cô. Dù đang cúi đầu nhưng Hứa Qua vẫn biết khuôn mặt anh đang sát lại gần cô.
Tiếng ‘Artenza’ bị anh nuốt vào. Đây là điều Hứa Qua yêu nhất ở anh, sự ôn nhu lưu luyến nhưng không biết cách thể hiện của người sống nội tâm.
Tay cô đặt bên hông anh, nhón mũi chân. Bàn tay với vào trong áo ngủ của cô lành lạnh, nhưng từng chút lạnh ấy liên tục tạo ra những đốm lửa nho nhỏ trong đầu Hứa Qua. Mãi đến khi lưng cô dán lên tường, cô mới phát hiện ra áo ngủ của mình đã bị anh đẩy lên cao, bàn tay anh đã leo lên nơi cao ngất của cô, trên đùa với đỉnh màu hồng từng chút từng chút. Khi cô bị đau, cô sẽ kéo kéo tay anh, nhưng chẳng có kết quả tốt. Anh càng ỷ vào ưu thế vóc dáng của mình mà chèn ép cô, bàn tay anh càng trở nên hung ác, nắn b óp từng đợt. Từng đợt sóng triều càng thêm mạnh mẽ, từ môi lưỡi quấn quýt biến thành môi răng đoạt lấy, khi Hứa Qua liên tục giãy giụa, anh rốt cuộc cũng buông cô ra.
Dưới ánh đèn sáng trưng của phòng tắm, nhìn thấy vệt máu tươi trên khoé môi Lệ Liệt Nông, Hứa Qua há hốc mồm, tại sao cô lại cắn anh? Đó là Artenza, là Artenza vừa mới hôn cô.
Cô há hốc miệng th ở dốc, muốn nói gì đó. Màu máu ở khoé môi anh như chọc đau mắt cô. Hứa Qua cúi đầu, bàn tay cô trượt xuống khỏi bả vai anh. Cô bước đi rất chậm, trong lòng đầy hoảng loạn.
Cô đi chậm rì rì đến trước cửa sổ, đứng ngẩn ngơ ở đó. Đến khi Hứa Qua phục hồi tinh thần lại, cô phát hiện Lệ Liệt Nông đang sóng vai đứng cạnh cô.
Lúc này, Hứa Qua tức giận đến giậm chân: “Lệ Liệt Nông, anh đi không phát ra tiếng động à? Mà này, không phải bác sĩ bảo giờ anh không tiện đi lại sao? Còn nữa, chính anh cũng nói, giờ anh cũng không thể làm rất nhiều chuyện, bao… bao gồm cả…”
Giọng cô dần dần nhỏ lại như tiếng muỗi vo ve: “Bao gồm cả chuyện chúng ta vừa làm ở phòng tắm nữa, chờ… Chờ bao giờ anh khoẻ lại….”
Trong thời gian đứng ngẩn ngơ trước cửa sổ, Hứa Qua lý giải cho hành động cắn môi anh của mình nhất định là như vậy: Rốt cuộc không hiểu Artenza của cô nghĩ gì lại đi sờ cô như vậy. Không phải anh quên lời bác sĩ rồi chứ, giờ anh đâu thể làm những chuyện như người bình thường được.
Người đứng bên cạnh cô nói trong sự xấu hổ: “Con gái của ông chủ tiệm kim khí vẫn giống hệt như trước đây, thích suy nghĩ miên man. Thực ra đó cũng là một cách để ổn định cảm xúc cho em, giống như bát mì lạnh và bánh Bourekas, bác sĩ nói ở một số thời điểm có thể làm một vài động tác thân mật để em tìm lại cảm giác quen thuộc.”
Ách…… Xem ra bệnh tự mình đa tình của cô lại tái phát rồi.
“Hứa Qua, nghe anh này,” Lệ Liệt Nông hấp tấp nói, như thể anh bị sự lo lắng của cô làm phiền, “Hiện tại anh và em, chúng ta là một người hai sáu và một người hai chính tuổi, nhưng thực tế ra, tuổi tâm lý của em lùi lại ở thời điểm hai mươi tuổi, giữa chúng ta bị mất đi khoảng thời gian sáu năm. Điều này cũng khiến anh không quen, huống chi em là người trong cuộc.”
Anh đặt tay lên vai cô, cúi lưng xuống để mắt họ đối nhau: “Anh hứa, em sẽ rất nhanh thích ứng với cuộc sống hiện tại.”
Một lát sau, Hứa Qua gật đầu.
Ghi nhớ câu nói của Lệ Liệt Nông: “Rất nhanh mọi chuyện sẽ lại như bình thường thôi”, Hứa Qua ngoan ngoán nhắm mắt lại lúc mười giờ, ngoan ngoãn nhằm trên giường mình đi ngủ.
Có lẽ ngày mai khi cô ngủ một giấc thức dậy, mọi thứ sẽ trở nên tốt hơn. Khi Hứa Qua sắp chìm vào giấc ngủ, không hiểu sao cô lại nghĩ tới Phương Vy Kỳ, nghĩ đến thời điểm hôm ấy cô gặp Phương Vy Kỳ.
Phương Vy Kỳ, Phương Vy Kỳ… Rõ ràng như thế, giờ phút đó Hứa Qua nghe được tên Lệ Liệt Nông từ trong miệng Phương Vy Kỳ.
Cô trở mình, cách một bức bình phong, bên kia có tiếng cảnh cáo của Lệ Liệt Nông.
Được rồi, chính là do cô mơ mơ hồ hồ ngốc nghếch. Hiện tại cô không còn sức đi quản Phương Vy Kỳ nữa.
Thời gian trôi qua, bên kia bức bình phong, có tiếng nói trầm thấp.
“Hứa Qua?”
“Ừm.”
“Lại đây.”
—
Món mì lạnh theo miêu tả của Hứa Qua là mỳ lạnh Hàn Quắc. Các bạn bấm vô ảnh sẽ ra công thức làm nha ^^
Bánh Bourekas: là một trong những loại bánh ngọt nhồi phổ biến nhất ở Israel, thường được phục vụ vào những dịp đặc biệt và thường được tìm thấy ở các quán ăn đường phố.
Bánh có vỏ bột, nhân bánh rất đa dạng, có thể gồm pho mai, trứng, thịt, rau chân vịt, cà tím,…
Trong bản convert thì ghi là ‘bánh mật’ và tớ tra Google thì không có nên tớ đã tra ra trang web này và pick chiếc bánh này có vẻ là ‘bánh mật’ nhất =)))) Aigu nhìn đồ ăn ở Israel trông cũng thích mắt ghê =))