Dưới Vẻ Bề Ngoài

Hứa Qua (27)


trước sau

Đầu thu năm 2013.

“Chúng tôi mới tới London. Đa số không ai muốn cho chúng tôi thuê nhà. Để có một chỗ để ăn ngủ, chúng tôi phải đồng ý những điều kiện bắt chẹt của chủ nhà.”

“Tôi nhớ nhất chiếc cầu thang ấy. Đó là chiếc cầu thang bằng gỗ. Tối muộn, chỉ cần bước chân của chúng tôi không cẩn thận, từng viên bi sẽ lăn xuống từng bậc cầu thang. Viên bi đó sẽ lăn vào một cái túi. Chủ nhà sẽ lấy một bảng Anh cho mỗi viên bi ấy vì chúng tôi bước đi thiếu chú ý, làm khách trọ khác mất ngủ, họ không thuê nữa.”

“Mẹ tôi từ nhỏ đã dạy tôi phải bước đi nhẹ như lông vũ rơi chính vì lẽ đó. Nên nếu bây giờ cô thấy tôi đi không một tiếng động thì đó là thói quen từ thuở nhỏ. Xin lỗi đã doạ cô sợ, tôi không cố ý mà.”

Trong sảnh lớn một ngân hàng ở Prague, đúng lúc bị cúp điện, không ít người đứng vây quanh một cô gái đạo Hồi đeo khăn đen che kín mặt đang tranh cãi với một viên quản lý ngân hàng. Cô gái trẻ vừa trình bày câu chuyện của mình.

Không ít người đứng xem nói ra nói vào trách móc người quản lý kia làm lớn chuyện, áp bức người vô cớ. Cuối cùng, ông ta phải xin lỗi cô gái đạo Hồi.

Khi cô gái đạo Hồi vừa rời khỏi ngân hàng, điện lại sáng lên trong ngân hàng.

Vì đang gấp, Liên Kiều cũng rời khỏi ngân hàng. Đi qua góc đường đối diện, Liên Kiều nhìn thấy bóng dáng đen từ đầu đến chân. Khi bóng dáng đó bước đi lộ ra đôi giày thể thao màu xám. Cùng với chiếc túi màu xám, cô ta ngay lập tức nhận ra đó là cô gái đạo Hồi khi nãy ở ngân hàng.

“Chúng ta vừa đến Luân Đôn, rất nhiều người đều không muốn đem phòng ở thuê cho chúng ta, vì có thể thuê đến phòng ở, chúng ta đến cùng chủ nhà ký xuống những cái đó hà khắc điều kiện.”

Giây tiếp theo, sự việc xảy ra trước mặt khiến cô ta như muốn rớt con ngươi ra ngoài.

Cô gái đạo Hồi kia dừng lại bên cạnh một thùng rác chỗ không ai qua lại. Sau một vài động tác, chiếc khăn che mặt màu đen, chiếc áo choàng màu đen đã nằm một đống trong thùng rác.

Thêm vài động tác nữa, chiếc giày thể thao màu xám được thay thế bằng đôi giày da thời thượng.

Chỉ một cái chớp mắt, một cô gái đạo Hồi đã biến thành một người phụ nữ thời thượng khác một trời một vực. Chỉ trong vòng chưa đầy năm phút, người phụ nữ đó biến mất trong hẻm nhỏ ở Prague.

Tỉnh lại từ sự ngạc nhiên, Liên Kiều đuổi theo vào hẻm nhỏ. Không hiểu sao vào lúc đó, cô ta nghĩ bằng mọi cách mình cần xem mặt mũi cô gái kia ra sao.

Người phụ nữ đó có mái tóc đen ngắn cũn như đàn ông, nếu nhìn bóng dáng nhỏ con đó, cô ta nghĩ đó là một chàng trai trẻ. Nhưng đôi giày da đỏ quá mức nổi bật khiến ai cũng phải chú ý.

Đôi giày da màu đỏ, chiếc túi màu đỏ, chiếc mũ màu đỏ, cơ thể nhỏ bé nhanh nhẹn khiến người khác nhìn thật thích mắt.

Hơn mười phút sau, Liên Kiều ủ rũ đi trên cầu Charlie, cô ta không tìm thấy cô gái đó.

Chợt tỉnh lại, Liên Kiều mới nhớ ra mình quên phéng mất chuyện định làm ban đầu. Cô ta nhìn đồng hồ, phải nhanh chân thôi.

Buông tay xuống, cô ta ngẩng đầu nhìn về chiếc cầu Charlie phía trước. Chiếc cầu dài hơn năm trăm mét đi vào nội thành cũ của Prague.

Năm nay, Liên Kiều 24 tuổi.

Hôm nay, thời tiết ở Prague thật đẹp. Màu xanh của nước sông Vltava phản chiếu những mái nhà nhấp nhô màu đỏ, cùng với hình ảnh câu cầu cổ Charlie.

Đứng trên cây cầu dài hơn 500m, nhìn về phần 400m còn lại, ánh mắt Liên Kiều xuyên qua đám đông nhốn nháo lại lần nữa nhìn thấy đôi dày da đỏ, cùng chiếc túi đeo màu đỏ và thấp thoáng bóng cô gái tóc ngắn.

Cô ta cứ như vậy đi nhanh qua đám đông.

Gió trên sông Vltava thổi mạnh tới gạt lọn tóc dài che đi khuôn mặt cô ta. Khi vén tóc sang bên tai, bóng dáng ấy lại lần nữa biến mất.

Trong một khoảnh khắc, Liên Kiều tự hỏi có phải cô gái đội mũ đỏ, đeo túi xách đỏ, đi giày da đỏ đó có phải là mình.

Từ trên cầu, cô ta nhìn xuống bóng mình phản chiếu mờ nhạt trên lòng sông Vltava. Khi tỉnh táo lại, cô ta gọi cho ba mình: “Ba ơi, có phải ba “nặn” cho con một người chị hay em gái giống như đúc không?”

Năm 24 tuổi, Liên Kiều gặp được một người giống mình như đúc trên cầu Charlie. Cô gái đó tên Hứa Qua.

Trên cây cầu Charlie cổ kính, sau khi gặp được cô gái tóc ngắn ấy, Liên Kiều đâm lo âu mấy hôm liền. Thậm chí, mấy hôm liền cô ta còn không tự chủ mà tự đi tới chỗ ngân hàng Prague hôm nọ rồi đứng đó suốt ba giờ đồng hồ. Thậm chí, bảo vệ ở đó còn quan sát cô ta với ánh mắt soi xét.

Màn đêm buông xuống, cô ta lại đứng trên cầu Charlie.

Khi hiểu rõ hình ảnh bảy tiếng trước cô ta nhìn thấy không phải là ảo tưởng, Liên Kiều không thể nào chấp nhận được trên thế giới này có một người có ngoại hình giống mình như đúc.

Lúc ấy, cô ta không bao giờ nghĩ rằng cô gái giống mình y sì lại có mối quan hệ gì với Lệ Liệt Nông.

Sáng sớm hôm sau, chuyện đó đã sớm tan thành sương khói. Cô ta đang tràn đầy háo hức trên đường đến một trang trại rộng 400km vuông gần biên giới Séc và Áo.

Chẳng mất bao lâu, nhờ sự giúp đỡ của ba mình, Liên Kiều đã như ý nguyện lấy được giấy thông hành vào vùng đất của Lệ Liệt Nông.

Thiên thời địa lợi nhân hoà, Liên Kiều trở thành quan sát viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và được cử đi cùng phái đoàn tới công tác với 1942.

Sau vài ngày, cô ta có cơ hội gặp một số thành viên 1942 để xử lý công việc hậu cần. Trong vài ngày này, cô ta gặp những chuyện khá kỳ lạ. Một số người hay nhìn cô ta lâu hơn một chút, hoặc khe khẽ bàn tán với nhau khi thấy cô ta. Trực giác mách bảo Liên Kiều rằng họ đang bàn tán về ngoại hình của cô ta.

Một ngày nọ, cô ta hỏi một em trai nhỏ cứ nhìn cô ta chằm chằm: “Trông tôi rất kỳ lạ sao?” Nhưng đứa nhỏ chưa kịp trả lời thì đã có một giọng nói khác cắt ngang: “Cô không kỳ lạ đâu.”

Hai cô gái đó xấp xỉ tuổi em trai nhỏ nhưng trông thật kém duyên. Liên Kiều nghe được cô nàng đi bên trái còn cười phá lên: “Sắp có chuyện hay rồi.”

Đó là Isabel, chính là người nãy cắt ngang câu trả lời của cậu bé.

Bốn ngày sau, trong đêm lửa trại ngoài trời, Liên Kiều được gặp nhà lãnh đạo của 1942 đúng như ý nguyện.

Nhưng cũng chính tối đó, hình ảnh của ba người Hứa Qua, Lệ Liệt Nông, Liên Kiều đọng lại rất sâu trong tâm trí những người có mặt.

Để chuẩn bị cho buổi tiệc lửa trại, Liên Kiều mất công tự trang điểm trong hai tiếng lận. Bởi cô ta đã tìm hiểu, nhà lãnh đạo 1942 luôn có mặt tại đó.

Buổi tiệc tối hôm đó, hình ảnh Lệ Liệt Nông nắm tay cô gái tóc ngắn khiến Liên Kiều sửng sốt trong ba mươi giây. Một trăm giây kế tiếp, cô ta phải nuốt một sự thật không thể tưởng tượng nổi.

Người con gái đội mũ đỏ cô ta nhìn thấy trên cầu Charlie đang đứng đây, nắm tay Lệ Liệt Nông.

Quan trọng nhất chính là…

Cô ta hỏi: “Cô là ai?”

Trong hoàn cảnh đó, hỏi câu hỏi đó với một người giống mình như đúc thì đúng là cũng dị thật.

“Tôi sao? Tôi là Hứa Qua.” Cô gái ấy cười cong đôi mắt như vành trăng non.

Má ơi nụ cười cũng giống mình vậy. Nhưng khi đó Liên Kiều không có thì giờ quan tâm cô gái này cười như thế nào. So với tên, Liên Kiều tò mò hơn cả là thân phận của người trước mặt này.

Như hiểu suy nghĩ trong đầu cô, người con gái tóc ngắn buông tay đang nắm Lệ Liệt Nông, bước tới gần Liên Kiều hơn. “Nhà lãnh đạo 1942 là anh trai tôi. Bởi vì chúng ta trông rất giống nhau nên tôi mới kể bí mật này cho cô. Giờ đang vụ thu hoạch, sẽ có rất nhiều lái buôn rượu nho vào đây. Tổ chức của chúng tôi khá đặc thù, nên cô đừng nói bí mật này cho người khác nhé.”

Liên Kiều thầm thở phào trong lòng, sau đó gật đầu lấy lệ.

Trong khoản thời gian ngắn ngủi tiếp theo, Hứa Qua giống như cô bé quàng khăn đỏ, vô cùng đáng yêu, có sức cuốn hút đặc biệt. Với một số người xấu bụng, cô có những trò đùa dai nổi loạn rất thông minh, lém lỉnh.

Nhưng hôm nay, Liên Kiều mới phát hiện, Hứa Qua không phải cô bé quàng khăn đỏ, mà là một con sói xám.

Giây phút này, cô ta đang ở trong một nhà
xưởng bỏ hoang. Liên Kiều và Hứa Qua cùng bị trói vào hai cái ghế cạnh nhau. Trước đó, cô ta đang ở trong viện, không biết người y tá kia đã tiêm vào người cô ta cái gì.

Khi mở to mắt một lần nữa, Liên Kiều đã ở đây và đối diện cô ta là Hứa Qua cùng chung cảnh ngộ. Hứa Qua đang nhìn cô ta chằm chằm.

Trước tiên, Liên Kiều đã nghĩ là: Hứa Qua rốt cuộc cũng ra tay.

“Nữ ma đầu” Hứa Qua thật sự có khả năng nhìn thấu tâm can người khác. Khoé miệng Hứa Qua cong lên nụ cười ngọt ngào: “Tôi biết cô sẽ nghĩ tôi là người như vậy, lòng dạ hẹp hòi. Nhưng không phải tôi cũng giống cô sao?”

Chính xác, nếu quan sát cẩn thận hơn, cô ta sẽ không nghĩ đây là cách Hứa Qua giăng bẫy với mình.

“Là người Ý làm.” Hứa Qua nhẹ nhàng đáp.

Gần đây, 1942 và Mafia tranh chấp gì đó, Liên Kiều có loáng thoáng biết được. Những năm gần đây, chính phủ thắt chặt luật pháp, chèn ép và bắt án rất nhiều kẻ đứng đầu các tổ chức Mafia ở Ý. Thế lực và phạm vi của chúng vì thế bị thu hẹp lại. Một số tên tay chân Mafia đói quá làm liều, cướp bóc cả của khách du lịch.

Không những vậy, bọn chúng còn cố ý khiến những người làm du lịch ở đây khốn đốn: Chất rác thành núi ở khắp nẻo đường.

Mùa hè là mùa Sicily vào cao điểm du lịch. Từng đợt gió thổi mùi rác hôi hám khắp mọi nơi khiến du khách e ngại, khó chịu. Người dân lại càng khổ hơn khi họ phải sống trong bẩn thỉu, lại còn bị tổn thất kinh tế.

Chính phủ đến đây cũng phải chịu, nhún bước đàm phán với Mafia. Mafia sung sướng tưởng mình đã quay lại được thời huy hoàng, ai dè đâu 1942 lại xuất hiện.

Gần một nghìn thành viên 1942 cấm úng xuất hiện sau một đêm ở khắp phố lớn ngõ nhỏ. Những người này còn ngồi trên xe tải quân đội đi trên đảo Sicily. Mấy ngay đầu, buổi tối ở Sicily không ngớt tiếng súng giao chiến.

Nhưng rất nhanh, những tên Mafia không đấu lại được những thành viên 1942 được rèn luyện tinh nhuệ. Cư dân ở Sicily thì mắt nhắm mắt mở với cuộc xung đột này. Và rồi, một ngày nọ họ phát hiện núi rác ở Sicily không còn bóng dáng. Ai cũng có thể mở rộng cửa đón khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới.

Mùa thu tới, nhóm Mafia căm tức khi thấy các cầu cảng trở thành địa bàn quản lý của 1942.

Chiến lược “Núi Rác” của Mafia trở thành trò cười nổi tiếng ở đây. Trong hoàn cảnh ấy, Mafia bắt cóc vợ chưa cưới của nhà lãnh đạo 1942 như một chuyện hiển nhiên.

Chỉ là, chúng không ngờ lại có người phụ nữ giống hệt nhau. Nên làm sao đây? Đương nhiên là bắt cả đôi, làm thì phải làm tới cùng.

Xuyên qua cửa sổ của nhà xưởng bỏ hoang có thể nhìn thấy bên ngoài có vài chiếc xe, trên đầu là chiếc cửa sổ thông gios. Ánh sáng này là hướng Tây Bắc, hướng Bắc thì ở phía đầu Hứa Qua. Hứa Qua lúc này không hoạt bát nhanh nhảu như thường ngày. Cô ngồi im nhắm mắt, khuôn mặt hiền hoà.

Cứ như thể cô bé mũ đỏ đã quay trở lại.

Nhưng cô ta biết đó chỉ là diễn mà thôi. Đằng sau nét đơn thuần ấy, Hứa Qua đang bày mưu tính kế.

Chính là điệp vụ “Lam” đang bị bắt cóc cùng cô.

Nhân cơ hội này, xung quanh không có ai, Liên Kiều rất muốn được giải đáp sự tò mò.

“Tôi biết cô không ngủ.” Liên Kiều nói.

Hứa Qua vẫn nhắm mắt như trước.

“Tại sao khi đó cô lại nói mình là em gái Lệ Liệt Nông?” Liên Kiều hỏi.

Liên Kiều còn nhớ rõ, đêm đó trong ánh sáng mờ mờ ảo ảo, dù bị say rượu đến lảo đảo, cô ta vẫn thấy được hai người đó ôm hôn nhau. Đến khi cô ta hỏi, Hứa Qua nhẹ nhàng đáp đó là cử chỉ thân mật của hai người họ mà thôi.

Nhưng Liên Kiều chẳng hề cảm thấy như vậy.

“Lừa tôi, thấy tôi bị tổn thương, cô vui lắm sao?” Liên Kiều lẩm bẩm hỏi.

Hứa Qua chậm rãi mở to mắt và nhìn cô ta. Một nụ cười trào phúng nở ra trên khuôn mặt ngây thơ ấy.

“Cô cho rằng tôi rảnh để đi tổn thương cô? Nếu tôi có thân phận người thừa kế nhà họ Liên, tôi cũng không rảnh làm vậy.”

“Vậy thì vì sao?”

Người ngồi đối diện cô ta nói: “Lần đầu tiên thấy ánh mắt của cô nhìn tôi, tôi liền biết ngay có một người phụ nữ giống tôi như đúc đến tận đây vì Lệ Liệt Nông. Khi đó tôi đã nghĩ biết đâu sự xuất hiện của cô lại là cơ hội tốt, có thể giúp Artenza một số công việc.”

“Nói cách khác, lợi dụng cô là châu báu của Liên Hách để đạt các mục đích này, mối quan hệ kia.”

“Ừm, cô nói cũng đúng, cũng không phải mục đích gì tốt đẹp.”

Giờ phút này, giọng điệu Hứa Qua khác hẳn ngày thường, cứ như hai người khác nhau.

“Artenza có rất nhiều hoài bão. Anh muốn 400km vuông đó trở thành một quốc gia trong mơ, nơi có trường học, có sân bay, có đồng tiền riêng, những ngân hàng lớn, có một cái tên mà ai cũng biết đến.”

“Những đứa nhỏ xuất thân từ 1942 sẽ có chỗ đứng, sẽ được công nhận. Trên màn hình điện tử ở sân bay sẽ có một nơi đến là 1942. Ở 1942, bạn chẳng cần khoá cửa nhà. Nơi này dù không quá rộng lớn, nhưng những người từng đến đây du lịch đều không thể quên được những trải nghiệm, kỷ niệm tốt đẹp.”

“Để làm được những điều đó chẳng dễ gì nhưng anh ấy đang từng bước thực hiện rồi. Ước mơ của anh ấy là ước mơ của tôi, cô có hiểu không?”

Khi Hứa Qua nói xong, suy nghĩ đầu tiên của Liên Kiều là: Người phụ nữ này vừa đáng giận, vừa đáng thương.

Lệ Liệt Nông hẳn đang làm những chuyện đó rồi. Anh hợp tác với các tổ chức quy mô thế giới như Hội Chữ thập đỏ, WHO,… để truyền thông thêm về 1942, xây dựng hình ảnh tốt đẹp về tổ chức này rồi từng bước lên những mục tiêu cao hơn. Mà với thân phận hôn thê của Lệ Liệt Nông, Hứa Qua cứ như vậy lợi dụng sự mến mộ của người phụ nữ khác với chồng tương lai của mình.

Vì cái gì chứ?

“Dù sao thì tôi nói mình là em gái Lệ Liệt Nông cũng chỉ là một phần nguyên nhân thôi.” Ánh mắt Hứa Qua bỗng nhiên nhìn thẳng vào cô ta: “Nguyên nhân khác là vì khuôn mặt của chúng ta.”

Theo bản năng, Liên Kiều né tránh ánh mắt chuyên chú đó của Hứa Qua.

Cô cảm thấy ánh mắt ấy quá mức đau khổ, đau khổ đến tuyệt vọng.

Từng âm thanh buồn bã, nhẹ nhàng vang tới tai cô ta. Từng chữ đều như phải mất rất nhiều sức để nói ra: “Tôi nói cô hay một chuyện. Từ khi anh ấy mười tuổi đến khi mười lăm tuổi… Mỗi dịp năm mới, anh ấy đều ước rằng trời đất hãy làm cho khuôn mặt Hứa Qua cách xa một chút. Liên tục năm năm đều đặn. Về sau, tôi không còn nghe lén điều ước năm mới của anh ấy nữa.”

“Mỗi lần phải chia xa, anh ấy đều đối xử với tôi rất tốt. Thật sự tốt không có gì để chê. Nhưng đằng sau sự tốt đẹp ấy chính là: Cảm ơn trời đất, ít ra thì một thời gian nữa mình không cần phải nhìn thấy mặt Hứa Qua.”

“Cho nên lúc ấy, tôi nghĩ rằng Lệ Liệt Nông sẽ chẳng có một chút hứng thú với một người trông giống Hứa Qua như đúc.”



VV: Chưa thấy chỗ nào ngược Lệ Liệt Nông tả tơi hic.

trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện