Ông cụ đã ra tay rồi thì tất nhiên không cần Vân Diệp lắm mồm nữa, nhớ tới ông cụ còn chưa ăn cơm, đành xuống bếp làm ít cơm nhão một chút.
Cơm điêu hồ rất tốt, rất mềm rất dẻo, một hộp đẫu hũ, dùng nhân sâm hầm với vịt, trộn một đĩa rau, những thứ này vốn chuẩn bị cho ông cụ, Lưu Tiến Bảo dùng khoái mã đưa vật liệu tới, bao gồm cả con vịt đã hầm.
Tốc độ của Lý Thạch rất nhanh, có võ công trên người làm cái gì cũng nhanh gọn, một cục bùn được nhào sẵn mang tới, thuận tiện làm cái khuôn đúc nhỏ, chỉ cần nhét bùn vào là có một hình hộp chữ nhật.
Lý Cương, Nguyên Chương hiểu ra nguyên nhân ông cụ cần bùn, Ly Thạch là chuyên gia chơi bùn, cảm thấy bùn hơi mềm, liền nhào lại, mấy ông già tranh nhau làm việc trước mặt Nhan Chi Thôi, cứ như biến thành người trẻ tuổi thật vậy.
Vân Diệp bê cơm lên, ông cụ không muốn rời văn phòng, ngồi trên ghế đợi Nguyên Chương tiên sinh khắc xong chữ, lấy đi đem nung, xem xem có thành công hay không, không tận mắt thấy không vững tâm, đây là công lao vạn đời.
Lý Cương nhận lấy mâm cơm trong tay Vân Diệp, bê tới cho ông cụ, nhỏ giọng nói:
- Cái gì không dám nói chứ công phu nấu ăn của tên tiểu tử này khá lắm, lão tổ tông ăn chút cơm, nghỉ ngơi một lúc, việc khác cứ giao cho vãn sinh là được.
Ông cụ nhìn Lý Cương với ánh mắt rất thiếu tín nhiệm, nhưng bị mùi thức ăn cám dỗ, miễn cương đồng ý, rửa tay, ăn một mình. Vân Diệp ở bên hầu hạ, gắp đậu hũ vào bát nhỏ cho ông củ, bên trong đậu hũ nhồi thịt băm, vỏ ngoài rán vàng, Vân Diệp dùng dầu rán qua, sau đó đem hấp, mềm hơn, rất thích hợp người già dùng.
Nhan Chi Thôi tay run lắm rồi, tuổi quá cao không dùng được đũa, Vân Diệp chuyên môn chuẩn bị thìa cho ông cụ, khó lắm mới xúc được đậu hũ vào miệng, ông cụ nhắm mắt thưởng thức thật kỹ, ăn xong mới nói:
- Đúng là mỹ vị nhân gian, tiếc là răng lão phu còn có ba cái, nếu không dứt khoát không bỏ qua những món ngon khác do ngươi làm.
Cơm điêu hồ không nhiều, chỉ một bát nhỏ, ông cụ ăn hết cơm, không ăn vịt, chỉ uống nước canh, cảm thấy tinh thần hơn nhiều, nuối tiếc nhìn số canh và vịt còn lại trong bát, bảo Vân Diệp:
- Có lòng mà không có sức, trước kia lão phu thích nhất thức ăn vùng Tề, cũng thích ăn đùi gà, từ khi rụng hết sạch răng liền vô duyên với chúng, chỉ ăn được ít thịt băm và cháo loãng, thời gian của lão phu không còn bao lâu nữa, lão phu có thể cảm giác được.
Vân Diệp bấy giờ mới hiểu vì sao ông cụ gấp gáp như thế, không phải vì công tích ngàn đời, chỉ lo mình không sống được tới khi thuật in chữ sống xuất hiện, cho nên không muốn lãng phí một giây phút nào.
Cả đời chỉ muốn đem văn hóa dân tộc truyền thừa cho mỗi người, ông cụ vì nó mà nỗ lực cả đời, Lý Cương, Nguyên Chương, Ly Thạch và đại đa số bậc hồng nho trong kinh đều được ông dạy bảo, khi ngọn lửa sinh mạng sắp tắt, nhìn thấy kỹ nghệ thần kỳ in chữ sống xuất hiện, lại do bản thân tự tay làm, với người thích sách vở tới tận xương tủy như Nhan Chi Thôi là sự an ủi tốt nhất.
Tay Nguyên Chương tiên sinh hơn khựng lại rồi tiếp tục vết chữ, đặt trước mặt là cuốn thuyết văn giải tự, ông ta khắc rất nhanh, khi trời ngả bóng đã đủ để sắp thành một chương đầu của Luận Ngữ rồi.
Nhan Chi Thôi kiểm tra từng chữ xem có sai sót không, kiểm tra xong lại tự mình nhìn chữ được đưa vào lò của thư viện để nung, chuyện này cần hai canh giờ.
Ông cụ nằm trên ghế ngủ mất rồi, dù sao hôm nay ông hoạt động quá lâu, quá nhiều. Nhan Tử Thiện, Nhan Sư Cổ cùng tới, nghe Lý Cương kể chuyện đã qua, Nhan Tử Thiện chắp tay thi lễ với Vân Diệp, là nhi tử sao ông ta không hiểu phụ thân đã không quan tâm mình sống được mấy ngày, chỉ sợ bản thân sống không ý nghĩa.
Lửa trong lò đã tắt, hiện giờ chỉ cần đợi nhiệt độ trong lò hạ xuống là được, không vội, nếu nhiệt độ giảm quá nhanh sẽ làm chữ bị nứt, mọi người ở ngoài nhỏ giọng chuyện trò, hiểu lầm giữa Nhan Tử Thiện và Vân Diệp tiêu tan trong nụ cười.
Nói tới chữ, Vân Diệp rất nhiên sẽ không bỏ qua đại gia văn tự
như Nhan Tử Thiện, bảo học sinh đi tới tàng thư lâu lấy hai cái mai rùa, để những người tranh luận không ngớt về lịch sử Hạ Thương mở rộng tầm mắt.
Kim Trúc tiên sinh có nghiên cứu về văn tự nhiều nhất, luôn nói văn tự sớm nhất xuất hiện ở triều Thương, vì ông ta có chứng cứ chứng minh điểm này, năm ngoái ông ta đưa Hoàng Thử đi khắp di tích nhà Ân trong truyền thuyết mà không phát hiện chứng cứ mới, cho nên ông ta rất nghi ngờ truyền thuyết Thương Hiệt tạo chữ, đó là một thời đại tương đối ngu muội, phương thức ghi nhớ còn dùng cách kết thừng cổ xưa nhất, hôm nay bắt được con gà thì thắt một cái nút trên dây thừng, mai bắt được một con lợn thắt một cái nút trên thừng, hôm khác bắt được con hươu cũng thắt cái nút không to không nhỏ trên thừng.
*** Thương Hiệt, sử quan dưới thời Hoàng Đế, ông ta đc gọi là vua, đúng ra chỉ là vị tù trưởng bộ lạc giao nhiệm vụ ghi chép, cũng chẳng thể gọi là quan.
Người Đại Đường còn chẳng nhớ rõ chuyện xảy ra từ lâu nói gì là người xưa, nói tóm lại là rất mông lung, thắt nút không tốt, không may nút hươu lại to thì không khác gì nút của lợn rừng, nếu cùng một bộ lạc săn được còn đỡ, nếu là đi săn với bộ lạc khác mà chia không đều thì phiền rồi, sẽ có chiến tranh ngay.
Học sinh khiêng mai rùa tới cho Vân Diệp, Nhan Tử Thiện ngừng tranh cãi với Kim Trúc tiên sinh, cùng xem mai rùa tay Vân Diệp, không hiểu y còn cầm dược liệu làm gì.
- Thứ dược liệu này gọi là Long Cốt, tiểu tử cho rằng nó là mai rùa thời viễn cổ dùng bói toán, có một hôm tiểu tử vô tình phát hiện trên mai rùa có một số đường nét lạ, nên có một suy đoán phải chăng những đường nét này chính là văn tự của thời đại đó?
Kim Trúc cướp ngay lây mai rùa, theo hoa văn trên đó, cẩn thận vẽ lại mấy thứ giống văn tự, kiểm tra bốn năm lượt xác nhận không nhầm nữa mới cùng đám Nhan Tử Thiện nghiên cứu, bảy tám người chụm đầu vào nhau nhìn, trong đầu mỗi người xoay chuyển vô vàn ý tưởng, muốn tìm manh mối trong đó chứng minh quan điểm của mình.
Nhan Chi Thôi nằm trên ghế khóe miệng hơi cong lên thành nụ cười, mở mắt hỏi Vân Diệp:
- Lò lạnh chưa?
Lúc này mọi người mới choàng tỉnh, Lý Thạch tiên sinh đeo găng tay cẩn thận lấy chữ nung ra, đặt trên bàn đợi hơi nóng cuối cùng tan hết.
Trừ hai ba chữ bị nứt thì số còn lại đều rất tốt, chữ rõ ràng, đẹp, còn lại là cố định vào khung, tìm mực thích hợp, chỉ cần một bản chế thành công, về sau có thể chế tác quy mô lớn.
Ông cụ làu bàu, nói chữ của Nguyên Chương không còn cứng cỏi mạnh mẽ như thời trung niên, mấy năm qua bị cuộc sống an nhàn làm mài mòn tâm chí rồi, theo lời ông cụ chỉ có cuộc sống của sư khổ hạnh mới là thái độ chính xác nhất của người làm học vấn.
Chuyện luôn luôn nghĩ thì đơn giản, thao tác thực tế lại có đủ các loại rắc rối xuất hiện, ví dụ như hiện giờ mặc không đều trên chữ, thứ in ra đen xì đen xịt chả rõ chứ gì, giấy cũng quá mủn, in lại hai ba cái là rách rồi, ý tưởng và hiện thực đúng là chênh lệch hơi xa.
Sau một lần thất bại nữa, ai cũng có chút nản chí, chỉ có Nhan Chi Thôi hào hứng cầm tở giấy in ra cuối cùng xem, hớn hở chỉ hai chữ trên đó:
- Chẳng phải in ra rồi sao, hai chữ Tử nói rất rõ ràng, tức là phu tử cũng hi vọng chúng ta thành công, loại mực không tích hợp vậy tìm loại thích hợp, in được hai chữ có nghĩa là sẽ in được ngàn vạn chữ.