Đường Chuyên

Chương 581: Biến đổi lượng dẫn tới biến đổi chất


trước sau

Rời hoang cung, Nhan Chi Thôi không muốn ngồi xe trâu nhà mình, bảo Vân Diệp tiễn mình một đoạn, đỡ ông cụ lên xe xong mới chui vào, vừa vào đã thấy hai mắt ông cụ sáng như sao, không nhầm được, có ông già gần trăm tuổi nào hai mắt lại như thế không?

- Tiểu tử, trên đời này thực sự có nơi không ai biết sao? Nếu có núi tiên ngoài biển, không biết đẹp nhường nào?

- Lão gia tử, đừng nằm mơ nữa, tiểu tử tới Bồng Lai, Phương Trượng rồi, chỉ là cái đảo nát, trên đó không có thuốc trường sinh, chỉ có cỏ dại và rắn độc, còn có khỉ đầy núi, bị người ta lừa không ít tiền.

Nhan Chi Thôi thấy Vân Diệp không hề có ý đùa cợt, thở dài:

- Lời ca đó đúng là không thuộc nhân gian, Vân Diệp, mong rằng ngươi nói chính xác, không có núi tiên, cũng không có thần tiên, nếu không hậu quả khó lường, ta thấy lòng của bệ hạ đã dao động, nếu đi vào vết xe đổ của Tần Hoàng thì rất tệ.

- Nhan sư, tiểu tử có thể khẳng định, văn tự đó là của nhân gian, người không viết được, không có nghĩa là người khác không viết được. Tiểu tử đã gặp một cao thủ làm thơ, thơ của ông ta như trừ miệng chảy ra, uống một ngụm rượu là có cả đống thơ, lão gia tử muốn có bao nhiêu, ông ta há miệng ra là có. Tiểu tử tin chắc, Đại Đường thịnh thế kéo dài thêm trăm năm nữa, người như vậy sẽ xuất hiện, hơn nữa còn có khắp nơi, tới khi đó người xem thi ca như vậy, chỉ là bài hay hơn một chút, không liên quan tới thần thiên quỷ quái, ai nó có yêu quái, nói cho tiểu tử, tiểu tử đi xem sao.

Nhan Chi Thôi nhìn Vân Diệp với ánh mắt kỳ quái:

- Sao ngươi biết trăm năm sau sẽ có vô số người như thế xuất hiện?

- Lão gia tử, trong số học vấn của tiểu tử có một môn gọi là vật lý, trước kia tiểu tử gọi nó là khác vật, về sau mới sửa thành vật lý, trong đó có một đạo lý, gọi là biến đổi về lượng dẫn tới biến đổi về chất, cùng với việc người đọc sách nhiều lên, thơ nhiều lên, trong số vô vàn bài thơ xuất hiện một bài đặc biệt ưu tú không có gì là lạ. Lão gia tử, sống thêm một trăm năm nữa dứt khoát thấy nhân vật tài năng tuyệt thế như vậy.

Mặt Nhan Chi Thôi hiện lên vẻ mong đợi, dựa vào vách thùng xe nói:

- Lão phu có thể sống qua năm nay hay không còn chưa biết, sao dám hi vọng trăm năm sau, xuân nở, hạ dài, thu rụng, đông sát, vạn vật như thế, con người cũng như thế. Lão phu miễn cưỡng có thể coi là ve sầu mùa đông, chỉ cần một trận tuyết lớn là về với đất, thịnh thế ngươi miêu tả lão phu không thấy được nữa rồi, tương lai nếu ngươi có tác phẩm nào đặc biệt xuất sắc đốt trước mộ lão phu, để lão phu chung vui.

- Tiểu tử chẳng ngốc thế, nếu lão gia tử toi đời rồi, còn không mau đầu thai làm người, đợi trong mộ làm gì? Đại thịnh thế sắp tới rồi, lúc ấy làm người là lãi nhất, kiếp này lão gia tử trăm năm gian nan, kiếp sau nhất định là nhân vật thi phú phong lưu, mở miệng là thơ tuôn ra như suối, tới khi đó lão gia tử đắc ý ở thanh lâu, nhớ gọi tiểu tử một câu, có ám thị là được, lão gia tử cho rằng khi đó chúng ta gặp nhau nháy mắt trái hay nháy mắt phải thì hơn?

- Ha ha ha.

Nhan Chi Thôi cười tới không thở nổi, vỗ ngực nói:

- Nói chuyện với ngươi thật thoải mái, đám nhỏ trong nhà tuyệt đối không nói chữ chết trước mặt ta, chỉ có ngươi không kiêng kỵ gì cả. Hay lắm, nếu có một ngày như thế, ta qua cầu Nại Hà không uống canh Mạnh Bà, còn nhớ kiếp trước, nhất định ám thị với ngươi, ha ha ha.

Nhan Chi Thôi cũng có một căn nhà ở phường Hưng Hóa, ở sâu trong rừng quả, khi mùa xuân hoa lê nở rộ, nơi này nhất định là thắng cảnh nhân gian, Nhan Chi Thôi được Vân Diệp dìu xuống xe, ngồi lên xe lăn chuẩn bị trước, lộc cộc đi về phía đại môn, ông cụ không quay đầu lại, chỉ giơ một cái tay lên vẫy coi như tạm biệt.

Vân Diệp đứng dưới cây lê, tới khi đại môn Nhan gia đóng lại rồi mới lên xe, mấy cái lá cuối cùng trên cây lê sau lưng cũng bị gió lạnh ngắt xuống, quay vòng vòng, bị gió thổi lên cao, dần dần biến vào bóng tối, không biết rơi xuống nơi nào.

Tân Nguyệt ngồi ở cái bàn nhỏ trước đèn chống cằm đợi trượng phu về, vốn Na Mộ Nhật cũng đợi, nhưng vừa rồi cho con bú, con ăn no ngủ mất, kết quả Na
Mộ Nhật cũng ngủ luôn, bầu vú no căng lộ cả ra ngoài, đầu núm vú hồng sậm còn đeo giọt sữa. Tân Nguyệt không chịu nổi đứng dậy kéo áo che đi, nhìn nha đầu nằm tùy tiện bên người mẫu thân, còn Na Mộ Nhật ôm gối ngủ, chỉ biết lắc đầu bất lực, bế nhà đầu lên cho vào trong nôi, lại ra bàn ngồi đợi.

Cửa mở ra, Vân Diệp đi vào, mang theo cái lạnh run người, thấy Tân Nguyệt muốn đứng dậy, xua tay, tự mình cởi áo choàng treo lên giá, sưởi ấm người bên lò mới chà tay tới bên Tân Nguyệt, hỏi nhỏ:

- Sao còn chưa ngủ? Đã canh ba rồi, nếu ta không nhờ Nhan lão gia tử thì lúc này còn ở điện Vạn Dân, nói với nàng rồi, đừng đợi, yến tiệc trong hoàng cung tới sáng cũng chẳng lạ.

Tân Nguyệt rót cho trượng phu chén trà, cười nói:

- Chàng không về, ai có tâm tư mà ngủ, không giống người trên giường, cho con bú xong ngay y phục chẳng biết mặc, để vú tô hô ra đó ôm gối ngủ, vứt con sang một bên.

- Tính Na Mộ Nhật là thế, đến giờ vẫn còn là trẻ con, khai xuân để nàng ấy mang con về thảo nguyên thực sự ta không yên tâm nổi, nhưng không có con ở bên thì Na Mộ Nhật rất đáng thương, đành như vậy thôi. Thôi không nói chuyện này nữa, nàng cũng mệt lắm rồi, mai phải về Ngọc Sơn, ngủ sớm đi.

Tân Nguyệt đáp lời, bê chậu bên lò tới, thêm nước nóng, ngồi bên giường rửa chân cho Vân Diệp, trước kia Vân Diệp không quen người khác rửa chân cho mình, mấy năm qua cũng quen dần rồi, không phải Tân Nguyệt thì là Na Mộ Nhật, Lý An Lan cũng thế, đó là một loại phương thức biểu thị sự thân mật ở Đại Đường, chẳng phải do ai áp bách ai. Khi Tân Nguyệt và Na Mộ Nhật ở cữ, Vân Diệp rửa chân cho các nàng không ít, về sau không rửa nữa, vì mỗi lần rửa là các nàng khóc hết nước mắt, bực cả mình.

Trong mơ Na Mộ Nhật tựa hồ cảm nhận được trượng phu đã về, ném gối đi chui vào lòng Vân Diệp, vạt áo vừa che kín lại bung ra, Tân Nguyệt bất mãn rửa chân cho trượng phu vừa nhìn trượng phu rối rít đắp chăn cho Na Mộ Nhật, hận không thể ăn hai bầu vú trắng muốt kia như bánh bao...

Trong thành có cái thói xấu là nuôi gà, trời chưa sáng đã gáy loạn cả lên, hôm qua Vân Diệp không ngủ ngon, nửa đêm nha đầu đột nhiên khóc ré lên, nhũ nương dỗ thế nào cũng không ăn thua, Na Một Nhật bế cũng khóc, cho bú không ăn, vừa cho núm vú vào mồm đã nhả ra, Na Mộ Nhật lo cuống lên. Vân Diệp nhận lấy con, khuê nữa ngừng khóc ngay, rất thần kỳ, Vân Diệp cũng chẳng hiểu nổi do đâu.

- Nhất định là phu quân về quá muộn, mang theo thứ không sạch sẽ, làm nha đầu sợ, thiếp thân và nãi mụ, Na Mộ Nhật là nữ tử, âm khí nặng, không trấn nổi tà ma, chỉ có dương khí của phu quân là làm tà ma lui, mai nhất định phải mời mấy vị pháp sư làm pháp sự.

Nghe những lời quỷ thần của nàng, Vân Diệp bực tức nói:

- Nàng có chắc không phải tiếng kêu của nàng làm con sợ chứ?

Na Mộ Nhật gật đầu rối rít, lấy tay minh họa độ cao, ý nói hôm qua Tân Nguyệt kêu rất to.

Thẹn quá hóa giận, tại ai chứ? Đêm qua ai bày ra mấy tư thế kỳ quái? Hại nàng không kìm nổi, Tân Nguyệt chui vào chăn, còn kéo Na Một Nhật theo, chỉ còn lại một mình Vân Diệp ngồi ở đầu giường ngủ gật, nha đầu không chịu, lại bắt đầu khóc ré lên, hết cách, Vân Diệp đành đứng lên bế con đi đi lại lại, miệng còn hát đứa bé này mới chịu yên tĩnh.

Đợi nha đầu ngủ rồi, Vân Diệp cũng mệt lả đi, mới chuẩn bị ngủ một lúc thì bọn gà trống chết tiệt lại gáy, Vân Diệp thiếu chút nữa muốn xông vào chuồng gà, bẻ cổ hết bọn chăm chỉ đó, ném vào nhà bếp làm bữa sáng.

Nha đầu ngủ, Vân Diệp cũng ngủ, Tân Nguyệt thấy trượng phu không muốn dậy, đành bảo với hộ vệ, hôm nay hầu gia không về Ngọc Sơn nữa, mai về.

trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện