Những lời này làm huynh đệ Lý gia vừa rồi còn hưng phấn giờ mất sạch, ngọc bài với họ mà nói là thứ vô dụng, nói không chừng còn gây họa, chẳng ai muốn nhìn thêm một cái nào nữa.
- Thứ này đưa nương nương đi, ba chúng ta chạy lung tung trong cung thế nào cũng phải có cái cớ thích hợp, chuyện độc dược không thể nói, khó khăn lắm mới bố trí được cho nữ nhân đó, vì độc dược mà chết thì không đáng.
Ném ngọc bài cho Lý Thừa Càn, Vân Diệp nhìn bên bàn trang điểm một cái mặt nạ cổ xưa bằng vỏ cây, khuôn mặt hung dữ, hai cái răng trắng lộ ra ngoài, giống mặt nạ trong vở kịch, được Thiên Ma Cơ treo ở đây, nhất định là đồ yêu thích. Vân Diệp lấy mặt nạ xuống, thổi bụi đi. Cả ba uể oải rời viện tử, chuẩn bị về Đông cung, chỗ Lý Thừa Càn có hải sâm mới đưa từ Đăng Châu tới, định làm nồi lớn nhắm rượu.
Nếu hoàng cung là một mạng nhện lớn thì Trương Tôn thị chắc chắn là con nhện nằm ở giữa cái mạng nhện đó, bà ta làm như vô tình xuất hiện ở trên đường ba người về Đông cung, bên cạnh có rất đông nanh vuốt, nhìn tên thái giám đang nhỏ giọng bẩm báo, biết ngay hắn là kẻ lắm mồm hớt lẻo.
Lý Thái được mẫu thân cưng chiều nhất, thấy có kẻ bán đứng mình, bất cần biết, đi tới đá cho tên thái giám vài cái, sau đó hếch mũi lên, tỏ vẻ rất tức giận.
Làm nũng là độc quyền của tiểu nhi tử, lão đại không có tư cách đó, Lý Thừa Càn nói với mẫu thân:
- Mẫu hậu, ba đứa bọn con nhàn rỗi không có việc gì làm, đi dạo trong chỗ bỏ hoang giải khuây, không ngờ có thu hoạch, mẫu hậu xem, chính là nó, trước kia mẫu hậu nói thứ tốt toàn bị Tiểu Diệp lấy, giờ nhà ta cũng có.
Rồi lấy ngọc bài đưa cho mẫu thân.
Trường Tôn thị tức thì nhíu mày, thứ này bất kể thật giả bà đều không thích, tiên nhân quá hư vô, chẳng nghe nói có ai thành công, trượng phu đã lên tới đỉnh cao quyền lực thế gian, tiến thêm một bước nữa là trường sinh bất lão, bao nhiêu hoàng đế bị hỏng ở chuyện này, cầu tiên chẳng được còn thành trò cười, hoàng đế càng anh minh càng tin thần tiên tồn tại, trượng phu hay than cuộc đời ngắn ngủi, bà ta rất cảnh giác với vấn đề này, mốn làm minh quân, trước tiên không thể cầu tiên. Con người chỉ cần hỏi tới tiên đạo sẽ xem thường mọi thứ xung quanh.
Đầu óc Trường Tôn thị vận chuyện trong chớp mắt, tùy tiện lật ngọc bài xem qua, rồi cho Vân Diệp:
- Cổ ngọc không tệ, nhưng chế tác hơi kém, thưởng cho ngươi, từ xe nghe thấy ba đứa nói đi ăn đồ biển, nếu Vân Diệp xuống bếp, vậy thêm một phần cho bản cung cũng không phải nhiều chứ?
Vân Diệp đành cầm lấy ngọc bài, đang định nói thì thấy Lý Nhị từ xa đi tới, vội vàng giấu ngọc bài đi, Trường Tôn thị thấy chẳng sao, Lý Nhị thấy sẽ có giông tố, có khi lập nên đội thám hiểm, mình mà bị làm đội trưởng thì thê thảm.
- Thanh Tước, con cũng kiềm bớt lại đi, so đo với một tên hoạn quan làm gì, hắn báo tin cho mẫu hậu con là chức trách, lần sau không được như thế nữa. Vân Diệp, hoàng hậu cho ngươi thứ gì đưa trẫm xem nào, thứ tìm được trong hoàng cung mà trẫm không được nhìn à?
Vân Diệp rất không tình nguyện đưa ngọc bài cho Lý Nhị, ông ta hứng thú mân mê trong tay, thậm chí còn cầm lên hướng về mặt trời xem có ngăn kín không, một đế vương cầm ngọc bài nhìn trước ánh mặt trời rất cổ quái, Trường Tôn thị đỡ trượng phu, lo ông ta nhìn lâu chóng mặt ngã ra đất. nguồn TruyệnFULL.vn
- Không phải muốn đi ăn đồ biển sao? Trẫm cũng đi.
Lý Nhị nắm ngọc bội trong tay, xem bộ dạng này là không định trả nữa rồi.
Lén lút đưa hộp gỗ cho Lý Thừa Càn, để hắn cất đi, Vân Diệp xuống bếp làm hải sâm, lần trước Vân Diệp làm món này, Lý Thừa Càn ăn xong cứ thèm mãi, thứ sử Đăng Châu muốn giúp bách tính bán hải sản, tất nhiên phải bồi dưỡng một nhóm người thích ăn hải sản, nghe tin thái tử điện hạ có cái thị hiếu này, một chiếc thuyền nhẹ ngày đêm không ngừng tới Trường An, dù thế, tới Trường An chỉ còn hơn mười con còn sống.
Đầu to, thân béo, trông mà thích, bỏ đi bùn, moi nội tạng, vốn này chẳng cần phí nhiều tinh lực, xào hành đã thành món ăn.
Vân
Diệp ghét nhất làm từng đĩa nhỏ, y thích làm cả chậu lớn, bên cạnh toàn loại giỏi ăn, nhất là hoàng hậu nương nương, lần trước bà ta tới nhà ăn thịt, Vân Diệp vẫn nhớ như in.
Năm người ăn một chậu chắc là đủ rồi, Vân Diệp gắp một ít hành cho thái giám thử, miệng lẩm bẩm, thêm vào gạo trân châu, chẳng có lý nào không đủ ăn.
Thấy tên thái giám ăn hành xong còn định gắp hải sâm, Lý Thái kệ lời giáo huấn vừa rồi của cha, đá tên thái giám một phát.
Tự mò trong chậu ra mấy con hải sâm, ăn hết sạch mới vớt một bát cho cha mẹ, miệng nói:
- Phụ hoàng, mẫu thân, hài nhi thích nhất Diệp Tử làm nồi lớn, tư vị đủ, phân lượng đủ, người thử đi, thì ra đồ biển ngon như thế.
Lý Nhị vẫn chơi ngọc bài trong tay, vừa rồi ông ta đã rửa qua, tự mình rửa, cho ngọc bài vào chậu cũng không tìm ra manh mối, đặt ngọc bài lên bàn, gắp hải sâm cắn một miếng, kêu lên ngạc nhiên, tay gắp vèo vèo.
- Bệ hạ, nương nương xưa nay thích ăn thịt, bệ hạ lại có bệnh đau đầu, ăn nhiều thịt không có lợi, nhưng ăn nhiều hải sâm rất có lợi, thậm chí còn có tác dụng trị liệu bệnh đau đầu. Ngư dân vất vả, hải sâm phải bắt từng con dưới biển, tốn thời gian công sức, khi thần ở Đăng Châu, lúc đó sơ xuân giá lạnh, ngư dân mình trần xuống biển, mò khắp đáy biển cũng chỉ được mười mấy con thôi, vận chuyển tới Trường An càng gian nan, mười con có một con sống là may rồi.
Lý Nhị cứ như không nghe thấy, Trường Tôn thị tiếc nuối nhìn chậu hải sâm, đặt đũa xuống:
- Đồ tuy tốt, nhưng có được không dễ, nhọc dân tốn của, không ăn cũng được.
Lý Nhị nhét đữa lại tay thê tử, đợi Vân Diệp nói tiếp.
- Nương nương mang lòng từ mẫu thương con dân, nhưng hải sâm vẫn phải ăn, còn ăn nhiều mới tốt. Chỗ người khác thần không biết, lai lịch hải sâm của thái tử thì thần biết, thứ xử Đăng Châu Nguyên Đại Khả có chí lớn, Đăng Châu ở bên biển, đất đai bị nước biển xâm thực, nhiễm mặn, đất đai sản xuất chẳng được là bao, làm ruộng hai năm phải lấy nước rửa mặn, phức tạp.
- May là ông trời công bằng, không cho bọn họ đất đai màu mở, lại cho bọn họ hải dương phong phú, cá kình hiện không còn là thứ hiếm ở Trường An, mùa đông nương nương tới quán ăn Trường An cũng có rong biển, nhà nhà đều có, cá mặn thành đồ ăn thường ngày, đều là công của hải dương.
- Thái tử mua hải sâm từ biển về, bất kể lãng phí thế nào, tiền bỏ ra đều từ phủ thái tử, chuyện này ngư dân có lợi, quân phủ có thuế để thu, không phải chiếm đoạt, ai cũng có lợi. Tiền là thứ phải không ngừng luân chuyển từ tay người này sang tay người khác mới phát huy được tác dụng của nó.
- Ngươi và thái tử là hảo hữu, vậy không lo ngôn quan các ngươi xa hoa lãng phí à?
Trường Tôn thị cắt ngang lời:
- Tiền cất trong kho để phủ bụi mới là lãng phí lớn nhất, tiện nội cứ một thời gian là lại đem tiền ra phơi nắng, còn dùng nước thuốc rửa bạc, nếu không bạc sẽ đen, đồng sẽ mốc, phiền hà vô cùng, tiêu tiền đi luôn có lợi, đặt trong khó không phải là tiền.
- Hừ, ý ngươi là cần kiệm là sai? Mỗi người đều phải tiêu tiền mang nợ? Ví như trẫm bây giờ phải ra sức xây dựng viên lâm? Há có lý này?
- Nếu tất cả mọi người đều tiên tiền mang nợ, thần dám đảm bảo, khi đó bệ hạ không cần thuế nông gì cả, nói không chừng bách tính làm ruộng còn được bệ hạ phát trợ cấp.