Đường Chuyên

Chương 941: Gió lốc


trước sau

Rồng, có thể vờn mây, có thể ban mưa, khi hiền hòa mưa thuận gió hòa, khi nổi giận thì phong ba bảo tố.

Nam Hải Long Vương đang lúc lửa giận, biển lớn cuộn tào, vỗ đập, như phát tiết phẫn nộ của mình.

Sóng cả hết đợt này đợt khác kéo tới, như muốn hòa trời và biển vào một sắc màu.

Lý Thái tham lam nhìn biển khơi sôi trào, hai mắt nóng rực như muốn hòa tan nham thạch, thời gian trước hắn thấy biển luôn yên tĩnh, ôn nhu như xử nữ, không ngờ có lúc cuồng bạo thế này.

Gió xuyên qua khe nứt của đá, mang theo các lọa tiếng rít ghê sợ, tất cả biến thành trống trận trong tai Lý Thái, từng hồi làm người ta phấn chấn, làm máu hắn sôi lên.

Đi cùng gió còn có mưa, không phải thứ mưa lất phất tháng ba để ngươi đủng đỉnh dạo bước ôm ấp ý thơ, mưa do gió mang tới quất vào mặt chỉ khiến ngươi đau đớn.

- Uy của trời đất không ngờ tới mức này, hảo hán phải ngồi thuyền lớn cưỡi sóng to, tuy chết không có gì đáng tiếc.

Vân Diệp cầm đùi dê, nhíu mày nướng trên đống lửa nổ tanh tách, trong sơn động tối tăm chỉ có ánh sáng yếu ớt chiêu vào, làm mặt y lúc mờ lúc tỏ, ném đá vào hào khí của Lý Thái:

- Ta thường gọi loại hảo hán đó là thằng ngốc, khi gió lốc tới thì chúng ta phải nấp vào cảng hoặc vịnh, nếu có thể ngay cả thuyền cũng phải kéo lên bờ, loại hảo hán ngươi nói thích hợp nuôi cá.

Gió mùa tới, không ngờ gió lốc cũng tới, Vân Diệp không mang tâm tình lãng mạn như Lý Thái, y chỉ mong gió lốc qua cho mau, tốt nhất biển nên lập tức phẳng lặng, vừa rồi Lưu Tiến Bảo vào báo cáo, nhà gỗ lắp bên bờ biển không biết bị cuồng phong thổi đi đâu rồi, rất nhiều cây dừa bị nhổ cả gốc, đang bay trong gió, trông rất khủng khiếp.

Không biết đám Lưu Nhân Nguyện, Đông Ngư có cầm cự được không, chỉ mong ba chiếc chiến thuyền bình yên, may toàn là người kinh nghiệm rồi, phát giác gió lốc tới đưa ra cách ứng phó, trong đó quan trọng nhất là đuổi mình và Lý Thái xuống thuyền, Lão Thiết cho rằng đây là cơ hội tốt kiểm nghiệm chiến thuyền, không đồng ý cho thuyền vào ụ thuyền, Vân Diệp cũng nghĩ thế, thuyền mới nên trải qua sóng gió kiểm nghiệm thì hơn.

Biết gió lốc sẽ tới, nhưng không ai ngờ dữ dội như thế, làm bây giờ Vân Diệp hối hận chết thôi, không biết bây giờ Lão Thiết thấy sao.

Gió lốc tới, ông trời cũng chịu chết, lúc này nói gì cũng muộn rồi, đành xem kỹ thuật lái thuyền của họ có thể giúp họ tránh được kết cục tan xương nát thịt không, vì chuyện gió lốc thích nhất là đẩy thuyền tới gần bờ, sau đó ném vào đá ngầm. Vân Diệp không lo cho đám Lưu Nhân Nguyện, bọn họ có kinh nghiệm hàng hải phong phú, chỉ cần có chút cơ hội là đều có thể sống được, không biết những người được gọi là cao thủ mà hoàng đế gửi tới cho nhi tử cùng với trai tráng Phùng gia có sống nổi không?

Vân Diệp tước một miếng thịt đưa cho Phùng Áng im ắng bên cạnh:

- Phùng công đã hối hận chưa?

Phùng Áng nhận lấy thịt dê nhưng không ăn:

- Vân hầu, đây là hoàn cảnh tệ nhất có thể gặp trên biển à??

- Rất tệ, nhưng chưa phải là tệ nhất, vãn bối lần trước vận lương về Trường An gặp phải rồng hút nước, còn tệ hơn, ra biển, đừng hi vọng vào vận may của mình, Phùng công tính thừ tổn thất của hải thương là biết nguy hiểm cỡ nào.

Phùng Áng miệng nhai thịt dê mà như nhai rơm, hiện tinh nhuệ của Phùng gia đều ở trên thuyền, bất kể thế nào cũng không thể ung dung điềm tĩnh được, Phùng gia muốn khai sáng kỷ nguyên trên biển thì còn một chặng đường dài phải đi.

- Hầu gia, tiểu nhân nghe thấy tiếng tù.

Lưu Tiến Bảo như vớt từ biển lên, lau nước mưa trên mặt vào động bẩm báo:

- Gió nhỏ rồi, đám Lưu Nhân Nguyệt đang đi tránh sóng, lúc này chỉ có thể chống lại sóng vượt lên, nếu xoay ngang sẽ bị lật nhào, xem ra bọn họ không sao.

Vân Diệp lắng nghe một hồi, tiếng gió rít không chói tai như vừa rồi nữa, mơ hồ nghe thấy tiếng hò truyền tới, sơn động này ở vách nói đối diện với biển, vách núi hình vòng cung thành máy tiếp âm khổng lồ, là nơi quan sát biển tốt nhất.

Thấy Vân Diệp yên tâm ăn uống, Phùng Áng cũng trấn tĩnh lại, chỉ có Lý Thái còn ngắm cảnh khí tượng hùng tráng chưa đủ, làu bàu
mấy câu, khiến cả Vân Diệp và Phùng Áng trừng mắt với hắn, Lý Thái ngượng ngùng sờ mũi, ngồi xuống bên đống lửa lấy dao xẻo thịt dê ăn.

Trời tối, ánh sáng cuối cùng bị mây đen che kín, sóng biển vẫn rất lớn, đây mới là lúc khảo nghiêm công phu trên thuyền, trong hoàn cảnh tối đen đó phải nghiêm khắc dựa vào mệnh lệnh thuyền trường thi hành, đi theo hướng định sẵn, tránh thuyền nhà mình, thuyền trưởng như thế mới là cao thủ thực thụ.

Đám Vân Diệp lúc này trong lòng có nghĩ gì cũng vô ích, đành phải đợi khi trời sáng hẵng nói, Vân Diệp ngủ trong tiếng cầu khẩn của Phùng Áng.

Sau khi trời sáng tỏ, Vân Diệp nghe thấy tiếng hét lớn bên bờ biển, biết mây đen đã tan, ra ngoài sơn động, trước mắt là cảnh ngổn ngang, gió vẫn rít chói tai, sóng biển tuy không cuồng bạo như hôm qua vẫn cứ mạnh mẽ mười phần, sóng cao hơn một mét cuốn tạp vật lên biển, ném thẳng vào đá ngầm, phát tiết lửa giận sót lại.

Trên mặt biển không có lấy một chiếc thuyền, Phùng Áng kinh hãi quay đầu nhìn Vân Diệp, muốn y nói cho mình một tin tức an tâm.

- Phùng công chớ sợ, hôm qua sóng lớn như thế mà bọn họ vẫn còn ở nguyên tại chỗ mới là lạ, lúc này dù bọn họ có tới Quảng Châu cũng là bình thường, tin vãn bối đi, bọn họ sẽ mau chóng trở về thôi.

Phùng Áng chỉ một cái thuyền rách nát trên bờ biển hỏi:

- Ngươi xem đó là cái gì?

Nói xong đi nhan theo bậc đá xuống, Lý Thái, Vân Diệp vội đi theo tới gần mới phát hiện không phải là bất kỳ chiếc nào trong ba chiếc thuyền kia, là chiếc thuyền đầu vuông, thứ này sao lại chạy ra biển? Nó chỉ thích hợp chạy trên sông thôi.

Thiết lão đại đã lên chiếc thuyền kia, thấy đám Vân Diệp tới, vội vàng nhảy xuống bẩm báo.

- Hầu gia, đây là thuyền Cao Ly, chỉ có thuyền Cao Lý mới thế này, khi gió nổi lên nhất định chiếc thuyền này ở phụ cận, người xem, đây không phải thương t huyền, là chiến thuyền.

- Thuyền Cao Ly? Ai cho chúng tới nam hải?

Đại Đường thi hành chính sách phong tỏa Cao Ly, đoạn tuyệt tất cả giao dịch thủy bộ, cấm lệnh này tuyệt đối không được xúc phạm, thương thuyền Cao Ly còn không được tới gần nam hải nữa là thuyền chiến, cách xa cả vạn dặm, chúng lấy tiếp tế từ đâu.

Trên thuyền không có một ai, Phùng Áng lập tức hạ lệnh hộ vệ tìm kiếm bên bờ biển, không được bỏ qua bất kỳ người khả nghi nào.

Tới chiều có báo cáo, phát hiện ra người, nhưng toàn là thi thể, tổng cộng có chín người, không chỉ người Cao Ly mà còn có cả người Oa Quốc, xem ra khi thuyền lọt nước đã bỏ thuyền chạy, lên tuyền nhỏ, kết quả thuyền lớn vào bờ, thuyền nhỏ bị lật nhào, toàn bộ bị chết đuối, cờ trên đó rất lạ, là cở xương người.

Vân Diệp lật đi lật lại hai lá cờ, phát hiện rất giống cờ của mình, cái cờ này chỉ có một cái đầu lâu, phía dưới là một con quạ ba chân, đầu đội vương miệng răng cưa.

- Vân hầu, đây là cờ hải tặc Cao Ly, lão phu đã thu được nhiều báo cáo, nói có một đám hải tặc chuyên môn cướp thương thuyền Đại Đường, cầm đầu là một nữ nhân vô cùng xinh đẹp, hình như là huân quý Cao Ly hoặc Oa Quốc, sắc chiến đấu mạnh mẽ, thương thuyền Đại Đường đều được vũ trang, nhiều thương thuyền còn thuê tiêu cục hộ tống. Vùng Quảng Châu có không dưới ba mươi tiêu cục, đều là du hiệp các nơi cùng tướng sĩ giải ngũ, làm nghề này toàn là hán tử có chút tài cán, nhưng lão phu vẫn liên tục nhận được báo cáo bị cướp, đáng tiếc chuyện trên biển không vươn tay tới được.

trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện