Đường Môn là môn phái thứ 8 của Kiếm Hiệp tình duyên võng lạc bản tam (Jx3), xuất hiện tại phiên bản "Nhất Đại Tông Sư" ra mắt ngày 17/11/2011.
Đường Môn dùng một mảnh lá cây hình mặt nạ làm ký hiệu, thể hiện chính mình thế gia thích khách huyền bí.
"Tổng hành dinh" Đường Gia Bảo nằm tại Xuyên Thục, Tứ Xuyên.
Đại gia đình Đường gia gồm:
- Đường lão thái thái Lương Thúy Ngọc.
- Môn chủ Đường Ngạo Thiên, Lão môn chủ Đường Giản.
- Đường Môn tứ lão: Đường Hoài Lễ, Đường Hoài Nghĩa, Đường Hoài Trí, Đường Hoài Tín.
Môn phái được gọi khác là Đoạn Thối bảo a.k.a Gãy chân bảo, nhân vật nam là Pháo ca, nhân vật nữ là Pháo tỷ, shota là Pháo thái, loli là Pháo la.
Sủng vật là Đường Môn cơ quan tiểu trư, có công năng chế tạo nỏ tiễn cùng cơ quan, 1s chế ra 8 tổ.
Ngoài ra còn biết kêu "Chủ nhân ta thấy nhàm chán quá"...!
Đường Môn vũ khí là Thiên cơ hạp, tâm pháp gồm 2 đường là Kinh Vũ Quyết và Thiên La Ngụy Đạo.
Kinh Vũ Quyết tương truyền là tâm đắc về bắn cung của Thục quốc đại tướng quân Hoàng Trung, được Đường Môn môn chủ đời trước "nhặt" được mang về cải tiến cho môn hạ tu tập.
Thiên La Ngụy Đạo là Đường Môn đại bí truyền tâm pháp, sử dụng cơ quan có độc kích sát đối tượng.
Đường Môn - tứ lão.
1.
Đường Hoài Nghĩa
Đường Hoài Nghĩa là anh trai của Đường Giản, con trai cả của Đường lão thái.
Lúc trẻ ông không màng danh lợi, chỉ chuyên chú vào việc luyện chế ám khí.
Nhờ có ông dốc lòng nghiên cứu mà thuật luyện chế ám khí của Đường Môn được nâng cao rõ rệt, thậm chí còn xuất hiện Vũ Sa Lê Hoa Châm, loại ám khí làm cả giang hồ phải kinh sợ.
Hoài Nghĩa vô cùng khâm phục em trai mình, sự mất tích của em trai làm ông vô cùng buồn bã, nhưng những việc có thể làm cũng chỉ có hiệp trợ cháu trai làm nên nghiệp lớn.
Tuy vậy, ông vẫn không hoàn toàn hài lòng với một số quyết định của Đường Ngạo Thiên.
Đường Hoài Nghĩa vốn có một người vợ vô cùng xinh đẹp, đột nhiên qua đời năm 35 tuổi, để lại Đường Hoài Nghĩa cùng một đứa con trai mới 12 tuổi.
Hoài Nghĩa vẫn luôn yêu vợ mình, không hề tái hôn.
Sau trận đánh Phong Hoa cốc, Hoài Nghĩa lại mất đi đứa con trai duy nhất.
Từ đó trở đi Hoài Nghĩa lại cắm đầu nghiên cứu ám khí, cố gắng quên những chuyện thương tâm.
2.
Đường Hoài Lễ
Đường Hoài Lễ, đứng thứ hai trong Đường Môn tứ lão, tính tình ngoại hòa nội cương, bên ngoài nhìn như vô cùng thân thiện hiền lành nhưng nội tâm vô cùng kiêu ngạo.
Vô cùng trung thành với Đường Môn, luôn canh cánh việc hưng vượng gia tộc.
Năm Thần Long thứ hai thời Đường (706 CN), có một vị quan báo lên cho Trung Tông Lý Đán rằng trên giang hồ lại có thảo dân dám lấy quốc hiệu Lý Đường làm tên môn phái.
Lúc ấy Trung Tông cũng chỉ là một con rối trong tay Vi hậu, có việc gì có thể tự quyết định đâu? Mà Vi hậu lại một lòng muốn học theo Võ Tắc Thiên, liền hạ lệnh tiêu diệt Đường Môn, giao việc này cho Thần Sách quân đi làm.
Thanh danh ám khí của Đường Môn cũng là thiên hạ đều biết, Thần Sách quân dù có oai thế cũng không dám khinh thường.
Nhưng hoàng mệnh khó trái, Phó thống lĩnh Thần Sách quân Lý Văn Húc châm chước hồi lâu, cuối cùng quyết định cho thuộc hạ lén đến Thục Trung, định tấn công nhân lúc Đường Môn chưa chuẩn bị.
Ban đêm cả quân chờ phân phó, ai ngờ sáng hôm sau, lại có người phát hiện bảy vị tướng từ Phó thống lĩnh Lý Văn Húc trở xuống đều bị chém đầu ngay trong phòng ngủ.
Đầu của bảy người được đặt lên án đài của phủ tướng quân, bên cạnh lại để một hạt sen bằng sắt, phía sau có khắc hai chữ "Hoài Lễ", mặt trước thì khắc chữ "Đường".
Năm Cảnh Long nguyên niên (707 CN), Lý Trọng Tuấn phát động chính biến, hoàng cung bắt đầu một đợt bất ổn.
Thần Sách quân một mặt lo lắng mình khó giữ được địa vị bây giờ, một mặt lại sợ hãi thế lực Đường Môn, vấn đề Đường Môn vì vậy không giải quyết được gì.
Danh tiếng Đường Hoài Lễ từ nay bắt đầu nổi tiếng giang hồ.
Mà kế hoạch lần này của Thần Sách sở dĩ thất bại lại là