Tuyết Lê và Bình Quả trước khi đi còn hết sức nghiêm túc kéo tôi tới chụp hình bên ảnh kệ sách trong tiệm, lúc rời đi Bình Quả còn để lại cho tôi một ánh mắt đầy sâu xa.
Xét thấy tôi đã từng là người bị nhiều chuyện, không khó tưởng tượng ra việc Tuyết Lê sẽ dùng giọng điệu lời lẽ như nào để kể về quá khứ của tôi, nhưng thân là người bị hại, tôi không sợ một chút nào.
Hai ngày trước khi tiệm mới khai trương thì mẹ tôi tới chơi.
Người phụ nữ này luôn miệng nói muốn đi qua giúp đỡ, rốt cuộc thì sau khi chúng tôi làm xong xuôi hết thì bà mới ăn mặc lộng lẫy, đích thân tới hiện trường.
Bà đi kiểm tra một vòng và tỏ vẻ rất hài lòng, sau đó nhìn đồng hồ rồi nói cho tôi là bà có hẹn với dì Trần, sẽ đi ngay.
Tôi cười: "Hóa ra mẹ đi chuyến này cũng không phải là vì con à."
Mẹ tôi nghe xong quay đầu cười như không cười nhìn tôi một chút, thong thả mở miệng.
"Vì ai, cô là ai..."
Tôi không khỏi trợn trắng mắt.
Sau khi bà hát được một câu thì lại ung dung thở dài: "Mày nghe mẹ hát hay cỡ nào, sao mày lại không được thừa hưởng tý nào vậy.
Lại đi thừa hưởng cái cuống họng của bố mày, lúc nào hát cũng lạc điệu."
Tôi gật đầu: "Vâng vâng vâng."
Bà lại thở dài: "Khi con còn nhỏ, mẹ dạy cho con một bài "Triêu hoa tích thập" mà dạy hơn một tháng mà con vẫn không biết hát."
Ta gật đầu: "Vâng vâng vâng."
Chuyện này tôi nhớ rất rõ, bà đã nhắc không dưới hai mươi lần.
Không chỉ nhắc tới ở trước mặt tôi mà mỗi lần nói chuyện với họ hàng, cứ hễ nhắc tới chủ đề ca hát, thì tôi, đứa con gái này, chắc chắc sẽ bị lôi ra để chế giễu một phen, chế giễu tôi xong thì lại thuận tiện chế giễu bố tôi luôn.
So ra kém so ra kém, Hoàng Xuân Vân, người đang đứng đầu trong một cuộc thi ca hát nào đó ở thành phố A thì lại rất bình tĩnh.
Bà còn nói: "Lúc sinh con ra thấy là con gái thì vô cùng vui vẻ, còn mơ về hình ảnh hai mẹ con ta cùng đứng chung trêи một sân khấu, nhưng thật đáng tiếc."
Tôi dở khóc dở cười.
Mẹ tôi rất thích ca hát, nhiều năm qua bà cũng đã tham ít nhiều các hoạt động, có trả công hoặc là công ích.
Bà là một người thích tận hưởng cuộc sống, bố tôi rất thương bà, dẫn đến hiện tại bà ấy sống như một đứa trẻ.
Đôi khi tôi cũng thường tự hỏi là không biết tôi bây giờ sống rồi suy nghĩ rất tùy ý thì có phải là do ảnh hưởng từ bà hay không?
Sau khi bà ấy than vãn tiếc hận xong thì lại hỏi tôi một câu: "Tuệ Tuệ hát thế nào?"
Tôi lắc đầu: "Không biết, chưa nghe em ấy hát bao giờ."
Người dì mà hôm nay bà ấy đi gặp là bạn hồi cấp ba của bà ấy, cấp ba đối với bà ấy đã là chuyện rất lâu rồi, đoạn tình bạn xa xưa có thể kéo dài lâu như vậy rất là không dễ dàng.
Tôi nhớ mang máng lần trước khi tôi gặp dì này, thì bắt đầu bằng việc bà ấy nói khi tôi còn bé thì bà ấy đã từng bế tôi, tiếp theo là một ít chuyện lý thú khi còn bé của tôi, cuối cùng thì kết thúc với câu hiện tại đã lớn thế này rồi à, khung cảnh vô cùng kinh điển.
Trêи đường tôi đưa mẹ đi gặp dì Trần này, tôi mới nhớ gần đây có một chuyện quan trọng mà tôi chưa báo cáo với bà ấy.
Xét thấy chuyện này vẫn luôn là sự lúng túng giữa chúng tôi nên tôi đã nói với bà vào lúc đèn đỏ dài tận 90 giây.
Thở một hơi dài nhẹ nhõm, tôi nói: "Mẹ, con và Trịnh ɖu͙ƈ Tiệp chia tay rồi."
Trong miệng bà ấy còn đang ngâm nga một bài hát theo tiếng nhạc trêи xe, nghe tôi nói thì lập tức ngừng lại.
Bà quay đầu nhìn tôi một chút, tôi lại không dám quay đầu đối mặt với bà, chỉ có thể len lén dùng ánh mắt còn lại quan sát.
Thấy mấy giây sau đột nhiên bà lại cười, ánh mắt lại nhìn về con đường phía trước, nhàn nhạt đáp: "Mẹ còn chưa gặp con bé đó bao giờ." Bà nói xong thì hơi ngả người ra sau: "Xem ra là không cần gặp nữa."
Tôi "Ừ một tiếng, và sau đó trong xe yên tĩnh gần một phút đồng hồ.
Lúc đèn đỏ chỉ còn mười mấy giây thì đột nhiên mẹ tôi mở miệng nói: "Năm đó sau khi con nói với mẹ thì mẹ vẫn luôn suy nghĩ, nếu con dẫn con bé về nhà thì chúng ta nên tỏ ra thế nào.
Quá nhiệt tình thì sợ con xấu hổ, quá lạnh lùng thì lại sợ nó suy nghĩ nhiều.
Mặc dù mẹ ít nhiều cũng chấp nhận chuyện đó, nhưng tận đáy lòng vẫn có chút khó xử, mẹ là phụ nữ truyền thống mà, gặp mấy chuyện này có thể sẽ không cư xử chu đáo được."
Tôi ɭϊếʍ ɭϊếʍ môi, nhìn thấy đèn đổi thành đèn xanh bắt đầu lái xe đi.
"Con gái luôn để ý mà." Bà ấy cười đó: "Khi đó mẹ nghĩ, nếu như con bé nhìn thấu tâm tư của mẹ thì nó có làm khó con không."
Tôi hít một hơi thật sâu, nhỏ giọng nói: "Mẹ muốn làm con khóc à?"
Không đợi tôi khóc thì mẹ tôi đã khóc trước rồi, tôi quay đầu nhìn bà một cái, rút tờ khăn giấy đưa cho bà.
Tôi hít một hơi rồi phun ra: "Mẹ làm gì vậy."
Bà lắc đầu, bên trong nghẹn ngào mang theo ý cười: "Già rồi, chịu không nổi mấy đề tài kiểu này."
Cũng may sau khi xuống xe, bà gặp dì Trần thì lập tức lại vui vẻ, sau khi hai người nói vài câu về tình hình gần đầy thì dì Trần quả nhiên đã chuyển sự chú ý sang tôi.
Bà ấy thuận tiện cũng hỏi một chút tình hình gần đây của tôi, nghe nói tôi đã mở hai cửa tiệm rồi còn mua nhà mua xe thì bà ấy tỏ vẻ rất thưởng thức.
Nhưng vừa nghe tôi đã ba mươi tuổi mà còn độc thân thì đột nhiên ồ lê một tiếng, lộ ra vẻ mặt đắng chát.
Xong rồi, hạ giá rồi đó.
"Cái này sao được trời, cũng không thể chỉ lo làm mà không tìm đối tượng, con như vậy thì sau này không gả được đâu." Dì Trần kéo tay tôi, nói: "Con gái ngoan à, có phải ánh mắt quá cao hay không, ánh mắt không thể cao, ở tuổi của con thì người khác chọn con, chứ không phải con chọn người khác nha."
Không chờ tôi đáp lời thì mẹ tôi đã phì cười một tiếng, dùng giọng điệu vô cùng ghét bỏ mà nói: "Thời đại nào rồi mà còn sống dựa vào đàn ông chứ, con bé nhà tôi hơi bị sướиɠ, một mình một người thoải mái cỡ nào."
Tôi cười ha ha với dì Trần.
Tôi đến độ tuổi này thì vấn đề này là khó giải quyết nhất, đều là bạn bè lâu năm của bố mẹ nên tôi không thể hành động theo cảm tính mà lấy bản thân ra làm lý do để giận dỗi lại được, như vậy thì trông tôi có vẻ rất không có giáo dưỡng.
Cho nên chỉ có thể im lặng không nói, gật đầu dạ dạ vâng vâng rồi sau