Em Gái Nhà Rimbaud

Chương 20


trước sau

Arthur quyết định vẫn đến Paris lần nữa.

Không khó để anh thuyết phục bà Rimbaud cho phép anh đi, chưa kể còn có lá thư của Verlaine bảo đảm. Bà Rimbaud không thể từ chối cậu con trai yêu quý, đành phải đồng ý. Nhưng vì để anh về nhà càng sớm càng tốt nên bà không cho anh nhiều tiền, chỉ đưa 100 franc.

Nếu Arthur có thể chịu mức sống 1 franc mỗi ngày thì anh có thể tiêu chừng đó trong 3 tháng; nhưng ngay đến khái niệm “kiếm tiền không dễ” là gì cậu chàng Arthur còn không biết thì nói gì chi tiêu dè sẻn. Anh làm việc ở cửa hàng nhỏ ở nhà, nhưng đâu phải ngày nào cũng đi, cũng chỉ coi công việc đó như trò chơi, không thực sự nghiêm túc làm việc.

Arthur rất vui khi lại được đến Paris một lần nữa, nhưng anh lại hoàn toàn không biết mình sẽ sống ở Paris như thế nào. Nói tóm lại, đây là một chàng trai được mẹ chăm sóc quá tốt, làm khả năng tự lập của anh trở nên cực kém.

Vitalie không có ý định làm tiêu tan sự nhiệt tình của anh, chỉ nói với anh là mình có thể cho anh 200 franc, nếu Verlaine giúp anh ta trả tiền nhà nghỉ thì 300 franc sẽ đủ để anh ở Paris một tháng, còn có thể sống dư dả.

“Chỉ nên tiêu 5 franc mỗi ngày, để lại 5 franc cho những trường hợp khẩn cấp.” Cô đã dạy anh cách lập kế hoạch tiêu tiền. “Verlaine chắc chắn sẽ không để anh phải chết đói. Nếu anh nhìn thấy ông ta thì phải nói ông ta tìm giúp anh một căn nhà trọ ổn ổn, hoặc căn hộ nhỏ cho thuê theo tuần, còn nếu ông ta mời anh đến nhà mình ở lại thì chớ có đi.”

Vitalie cảm giác mình đúng là một bà mẹ già, “Anh phải nhớ kỹ, ở trong nhà người khác không dễ đâu, anh nghĩ đến đại úy Rimbaud đi, chúng ta ở ngay nhà cha đẻ mà lại còn bị người ta ghét, mà anh với Verlaine vẫn chưa thân đến mức có thể ở trong nhà ông ta.”

Arthur nghĩ ngợi, đúng là vậy thật, đến giờ anh vẫn chưa thực sự nếm trải mùi vị của việc “ăn nhờ ở đậu”, song có thể hình dung là chẳng dễ chịu gì. Làm người ấy mà, vui vẻ mới quan trọng hơn.

Niềm vui khi sắp được bay nhảy ngập tràn trong anh khiến anh tuôn trào cảm xúc mạnh mẽ, lại sáng tác một bài trường thi, đặt tên nhan đề là “Con tàu say”.

“… Nơi bất chợt nhuốm xanh, những mê cuồng

Và nhịp chậm dưới ánh sáng đỏ lựng

Mạnh hơn rượu, bát ngát hơn cung đàn

Sục sôi màu đỏ tình yêu cay đắng!

Bầu trời vỡ vụn và những cầu vồng

Sóng dồi và hải lưu: tôi biết tới

Chiều, rồi bình minh trắng xoá mênh mông

Và đã thấy điều tưởng đâu đã thấy!

Tôi, con tàu dưới lớp tảo chằng chịt

Bị bão ném vào không trung lặng ngắt

Và các tàu buồm và tàu tuần tra

Chẳng buồn vớt bộ khung say xỉn nước

Tôi chạy, tia điện lỗ chỗ người tôi

Tấm ván điên đàn ngư mã hộ tống

Những tháng bảy quất gậy cho đổ sụp

Bầu trời hải ngoại mớ phễu sục sôi.*

(*Nguồn: Rimbaud toàn tập, NXB Văn nghệ, 2006.)

***

Bài trường thi này là một kiệt tác xuất chúng, bộc lộ rõ thiên phú của Arthur, nhưng gần như không ai trong nhà Rimbaud có thể hiểu được. Vitalie cũng chỉ biết bài thơ này rất được khen ngợi tán dương, nhưng rốt cuộc hay ở điểm nào thì cô không thể chỉ rõ.

Đấy là một “quan niệm nghệ thuật” khó mà giải thích. Arthur đã dành ra cả thời gian dài để giải thích khái niệm “người hướng dẫn linh hồn” cho em gái mình, anh tin rằng “người hướng dẫn linh hồn Voyant” nên có cái nhìn sâu sắc về trái tim con người, còn khi nhà thơ là một “người hướng dẫn linh hồn” thì nên có sự “thấu hiểu” xuất chúng, để mình chìm đắm trong trạng thái “thông linh”, hiểu được bí ẩn của vũ trụ thì mới có thể viết nên những câu thơ hay và thể hiện cảm xúc của bản thân;

Nhà thơ là “nhà tiên tri”, là “kẻ trộm lửa” – “Phải để người đọc cảm nhận, chạm thấu và lắng nghe sự sáng tạo của mình…”, “Người có ý định làm thơ trước hết phải hiểu thật rõ về bản thân, anh ta nên khám phá tâm hồn mình, nhìn kỹ vào nó, khảo nghiệm nó và hiểu về nó. “

Đây là “ý tưởng sáng tạo” của anh, và cũng có thể được coi là “tư tưởng triết học” của anh.

Về phương diện này, suy nghĩ của anh sâu sắc hơn nhiều so với các bạn cùng trang lứa, không hề giống một thiếu niên chưa tròn 17 tuổi.

***

Arthur nóng lòng chờ ở nhà một tháng, tới tuần cuối tháng 9, anh vô cùng phấn khích leo lên tàu hỏa đến Paris.

Xế chiều ngày hôm sau bà Rimbaud nhận được thư của Arthur, báo tin rằng anh đã đến Paris, mọi việc rất suôn sẻ, cả nhà không cần phải lo lắng.

Trong thư gửi cho Vitalie có nói anh đã gặp được Verlaine, cảm thấy ngoài chuyện ông ta bị hói ra thì mọi thứ vẫn ổn. Verlaine nhiệt tình mời anh đến nhà mình —— nói cho đúng là nhà vợ ông ta, vợ ông ta là một cô gái rất đẹp, tên là Mathilde, mới 16 tuổi nhưng đã sắp có em bé.

Ngay đêm đó Vitalie viết thư hồi âm cho anh, “Arthur thân mến: Ở lại nhà vợ của Verlaine vài ngày cũng được, nhưng đừng làm vị khách khiến chủ nhà khó chịu. Dù anh có ở đâu tì tốt hơn hết là hãy ở nơi mà anh không cảm thấy bị bó buộc. Tất nhiên, điều kiện tiên quyết là anh phải tuân thủ luật pháp. Ngoài ra, nếu anh viết một bài thơ mới ở Paris, em hy vọng anh sẽ sao chép nó kịp thời và gửi cho em.”

Mấy hôm sau Arthur đã hồi âm lại, “Em gái ngoan của anh: ở trong nhà Verlaine không có tệ như em nghĩ, nhà ông ấy rất thoải mái, phòng nào cũng có đèn dầu hỏa! Thức ăn cũng khá ngon, thậm chí còn ngon hơn món ăn 20 franc trong nhà hàng! Anh đã gặp vài người ở Paris, một vài người khá tốt, nhưng vẫn có những người không ra gì!” Anh không đề cập cụ thể là mình đã gặp những chuyện gì ở Paris.

Vitalie nghĩ bụng, Arthur thật đáng thương, không biết rốt cuộc đồ ngon có giá bao nhiêu, còn chưa bao giờ được nếm thử.

Arthur đều đặn viết thư mỗi tuần, không phải gửi cho mẹ thì cũng là gửi cho Vitalie, cũng chép lại những bài thơ anh mới sáng tác gửi cho cô.

Anh ấy hầu như không nói về những điều ở Paris, chỉ nói Paris quả thực là thánh địa mà ai cũng khao khát. Để nổi tiếng thì phải đến Paris. Anh bước sang tuổi 17 vào ngày 20 tháng 10, và Verlaine đã đưa anh ấy đến chỗ một người bạn tên là Edien Karya, chụp một bức chân dung nửa người – cuối cùng anh cũng đã cắt tóc ngắn, mặt vẫn phúng phính, má phồng, trông anh chỉ như mới 14 tuổi chứ không phải là một thiếu niên 17 tuổi.

Anh biết người bên ngoài rất “trong mặt mà bắt hình dong”, và cũng “nhìn quần áo đánh giá con người”, thế nên anh đã mang theo bộ đồ bảnh bao nhất mà mình có, trong đó có hai chiếc áo sơ mi xếp ly bằng vải bông. Lần trước khi Vitalie đến Paris, cô đã mua cho anh ít quần áo, bao gồm cả hai chiếc áo sơ mi này. Anh vẫn chưa cao lớn lắm, chỉ mới 1 mét 6, điều này làm anh thoạt nhìn trông càng trẻ hơn.

Anh gửi bức ảnh về nhà, Vitalie vừa thấy ảnh thì đã nghĩ, anh nhìn trẻ thế, chẳng rõ những nhà thơ mới nổi kia có đổi xử với anh như một “người đàn ông” có địa vị bình đẳng không?

***

Thành tích của Vitalie tăng lên rõ ràng từ khi đến học nhà thầy Pierre.

Đọc sách thì có thể học được một số điểm kiến ​​thức nhưng không thể là tất cả, cần phải có người phân tích cho mình, còn không thì cần đến giáo viên làm gì chứ?? Cũng chẳng cần tới trường làm chi.

Vitalie cảm thấy mình đã được lợi rất nhiều, cũng dần dà hiểu được câu từ trong các bài thơ của Arthur.

Lượng đọc của cô ngày một tăng dần, ăn tối xong là lại về phòng đọc sách. Cô rất vất vả thuyết phục mẹ thuê một người giúp việc trông nhà, bởi vì bây giờ bà Rimbaud hầu như đều ở cửa hàng, quả thật cần phải thuê một người giúp việc dọn dẹp lau chùi nấu nướng, nếu không cô sẽ trở nên quá bận.

Sau khi có người giúp việc nhà, về cơ bản Vitalie không còn làm việc nhà nữa, thế là cô có thể dành thời gian cho việc học. Isabelle hâm mộ không thôi. Sau khi trở về nhà vào giữa tháng 11, cô ấy cũng la hét với bà Rimbaud rằng không muốn đến trường dòng nữa, cũng muốn như Vitalie, tìm một giáo viên dạy riêng ở Charleville để đi học.

Isabelle sinh ngày 1 tháng 6 năm 1860, đến nay đã 11 tuổi rưỡi.

Môi trường ở trường dòng nữ không tốt, Vitalie cũng
không muốn cho cô em gái ở lại ngôi trường như vậy. Isabelle cũng là một cô gái thông minh, nhưng tất nhiên không học nhanh được như Vitalie.

Cân nhắc chính của bà Rimbaud là Isabelle nên học một số kỹ năng mà các cô gái phải học. Vì mồ côi mẹ từ nhỏ nên có nhiều việc nữ công gia chánh mà bà không học được, ví dụ như thêu thùa hay nấu những món ngon, lại ví dụ như học tính toán cần thiết, vân vân.

Vitalie không cho rằng con gái chỉ có thể học làm việc nhà song cũng không phản đối, dẫu sao học thêm về kỹ năng cuộc sống cũng đâu xấu gì. Thầy Pierre không nhận học trò còn quá nhỏ, chí ít phải từ 12 tuổi trở lên, còn phải vượt qua bài kiểm tra đánh giá năng lực nữa. Thế là cô nói với bà Rimbaud là sang năm đừng cho Isabelle đến trường dòng nữ nữa, bọn họ có thể tìm một giáo viên ở Charleville, cho Isabelle theo học kỹ năng gia chánh trước; tóm lại là đợi đến mùa xuân năm sau rồi tính tiếp.

Isabelle vui vẻ ở nhà, có lúc sẽ đến cửa hàng giúp việc.

Vitalie cũng dạy em gái cách giữ sổ sách, dạy cô bé cách dùng bàn tính. Bàn tính không phải thứ độc quyền ở Trung Quốc, rất lâu về trước người La Mã đã bắt đầu dùng bàn tính rồi, chỉ là cấu tạo không quá giống với bàn tính Trung Quốc. Bàn tính mà Vitalie có được bây giờ là “bàn tính mười ba cột” đến từ phương Đông.

Isabelle rất thích học cách ghi sổ và sử dụng bàn tính, cô bé học rất nhanh, chỉ mất chưa đầy một tháng là đã học được cách sử dụng bàn tính để tính toán sổ sách, đồng thời ghi sổ cũng vừa nhanh vừa cẩn thận.

***

Một sự việc kỳ lạ trong thời gian Arthur ở Paris đã đến tai nhà Rimbaud ở Charleville – ai đó đã gửi cho họ một tờ báo “Quân chủ nhân dân” vào ngày 16 tháng 11, bên trên đăng tải một bài viết cực kỳ mỉa mai. Bài viết nói rằng “Nhà thơ Paul Verlaine đang nắm tay một thanh niên quyến rũ, tự nhiên giống như ở nhà, vừa đi vừa nói chuyện … người thanh niên đó là quý cô Rimbaud.”

Bà Rimbaud không hiểu bài viết nhưng, nhưng nhắc đến Arthur Rimbaud bằng từ “quý cô” thì rõ ràng không ngoài ý tốt. Vitalie rất tức giận.

Đối phương gửi báo nặc danh, rõ ràng là muốn cho gia đình Rimbaud biết chàng trai Rimbaud có đức tính thế nào khi ở Paris.

“Rốt cuộc báo nói gì vậy?” Bà Rimbaud cau mày lo lắng.

“Không có gì.” Vitalie nhanh chóng cất tờ báo đi.

“Họ không thích Arthur?”

“Arthur là một ‘người ngoài’. Thực tình cũng không dễ để họ chấp nhận một cậu bé nhỏ tuổi hơn mình rất nhiều nhưng lại có tài năng mà họ không có được.”

“Nghĩa là gì?”

“Có nghĩa là, một số người ghen tị với Arthur, ghen tị với mối quan hệ của Arthur và Verlaine.”

“Rốt cuộc là đã có chuyện gì?”

“Có lẽ không có gì đâu. Arthur không cao, cũng còn trẻ, có thể Verlaine chỉ coi anh ấy như là em trai.”

Bà Rimbaud không ngây thơ đến thế, bà cũng biết về chuyện giữa đàn ông và đàn ông, chỉ là không biết quá nhiều, mà bà không muốn nghĩ về nó – loại chuyện này sẽ không liên quan gì đến đứa con trai của bà cả, tuyệt đối không.

Vitalie lập tức hiểu ra: chắc chắn bọn họ đã có hành vi thân mật quá mức đến nỗi khiến người ta cảm thấy ghê tởm. Mà cũng đúng thôi, dù là thế kỷ 21 sau này thì đa số dân số vẫn còn kỳ thị đồng tính, huống chi là thế kỷ 19.

Cô đã lưỡng lự rất nhiều ngày, không biết có nên nói với mẹ về chuyện đó không. Arthur vẫn còn rất trẻ, có thể anh không nhận ra “danh tiếng tốt” quan trọng như thế nào đối với mình, hoặc có thể là vốn không bận tâm, anh chỉ là một chàng trai ở giai đoạn phản nghịch, có rất nhiều chuyện không muốn nghĩ tới và cũng không nghĩ ra.

Verlaine chết tiệt! Arthur còn chưa đủ 18 tuổi đâu đấy! Anh ấy vẫn chưa thành niên!

Cô tức giận nghĩ, có thể Verlaine không quan tâm đến tuổi tác của Arthur, nhưng suy cho cùng thì anh ta đã cưới một cô gái 16 tuổi, mặc dù luật pháp quy định 18 tuổi mới là tuổi trưởng thành nhưng phụ nữ có thể kết hôn khi đủ 15 tuổi, còn nam giới thì phải đủ18 tuổi mới được kết hôn.

Tóm lại, điều này là sai trái, rất rất sai!

***

Sau đó vào tháng 12, hai tuần trước lễ Giáng sinh, một bức thư khác được gửi đến cho bà Rimbaud, vẫn là thư ẩn danh, nhưng giọng điệu khiến người ta liên tưởng đến nhà của bố vợ Verlaine.

Trong thư đề cập đến “mối quan hệ bất thường” của Paul Verlaine và Arthur Rimbaud, yêu cầu bà Rimbaud phải chú ý đến cậu thiếu niên Rimbaud ở Paris, cậu ta phải được ràng buộc thay vì trở thành một thanh niên khiến người ta ghét ở Paris.

Đúng thế, Arthur Rimbaud đã làm rất nhiều điều tồi tệ.

Anh ấy có sự ương bướng của một đứa trẻ phá phách và hỗn láo khi bị chiều hư, chắc hẳn Verlaine rất chiều anh ấy, cũng cố gắng hết sức để đáp ứng yêu cầu của anh; Ông ta đã đưa Arthur đi khắp nơi để gặp gỡ bạn bè của mình, mới đầu những người bạn ấy khá tán thưởng Arthur, nhưng chẳng bao lâu sau, Arthur sẽ bắt đầu với cái lập luận “người dẫn dắt linh hồn” khiến người khác đau đầu không thôi.

Bức thư nặc danh không trực tiếp đề cập đến những gì Arthur đã làm, nhưng nói rõ anh một “chú nhím” và không thích hợp với “thế giới người lớn”, còn điên cuồng cho rằng Arthur và Verlaine đã thực sự có tiếp xúc thể xác. Có lẽ đối phương lo lắng rằng trình độ văn hóa của bà Rimbaud sẽ không thể hiểu được gợi ý nên đến cuối đã nói thẳng một câu, Verlaine thường xuyên đi đêm không về, ở chung phòng với anh Rimbaud trong “khách sạn dành cho người ngoại quốc”, đến trưa ngày hôm sau mới về nhà – nhà vợ của ông ta trong bộ dạng say mèm.

Sau khi hiểu bức thư nói gì, mặt bà Rimbaud tái xanh vì tức giận. Nhưng theo bản năng, bà nghĩ đó là lỗi của Verlaine chứ không phải ở “con trai cưng” của mình. Vitalie cũng nghĩ đó là lỗi của Verlaine – Arthur vẫn chưa đủ tuổi!

Bà Rimbaud đưa ra quyết định rất nhanh: để Felix đưa Vitalie đến Paris tìm Arthur rồi đưa anh về nhà.

Vitalie là người thân nhất với Arthur, và cô cũng có khả năng thuyết phục được Arthur nhất; nhưng Vitalie vẫn còn là một đứa trẻ, không thể để cô đến Paris một mình được: cửa hàng ở nhà không thể đóng cửa liên tục, vì vậy hãy để Felix đi cùng Vitalie là sự sắp xếp tốt nhất.

Bà đưa cho Vitalie 300 franc, nghĩ chắc sẽ đủ cho chuyến đi khứ hồi và phí ở khách sạn.

***

Vitalie lại đến Paris, lần này là ngồi xe lửa từ Charleville thẳng đến Paris, chỉ dừng lại ở một số thành phố trên đường đi.

Trên tàu không có phong cảnh dọc theo hai bên, mà mùa đông thì giá buốt nơi nơi.

Vài giờ sau, tàu đến Paris.

Lần này, họ ở một khách sạn không xa nhà Verlaine.

Đầu tiên là thay quần áo trước, tuy trông không hợp mốt nhưng cũng rất gọn gàng, dù sao thì nhà Rimbaud chắc chắn không giàu bằng nhà Fleurville nên không cần quá chú trọng cách ăn mặc, chỉ cần gọn gàng là được.

Vợ của Verlaine mang họ Fleurville, sống tại số 14 phố Nicolet. Đây là một tòa nhà ba tầng, tòa nhà được bao quanh bởi sân trong, có chuồng ngựa và nhà xe ngựa. Vitalie vừa chuyển đến một khách sạn với chú của mình thì lập tức viết một tin nhắn gửi cho nhà Fleurville, nhờ chủ khách sạn tìm một cậu bé đưa thư, mất hết 10 sou để gửi nó đến số 14 phố Nicolet.

Khi đến cửa số 14 trên phố Nicolet, cô không khỏi trầm trồ: Có tiền tốt biết bao!

Chiếc xe ngựa mà họ cưỡi tuy không được coi là “xa xỉ” nhưng cũng không tồi tàn, giá đắt gấp đôi chiếc xe ở Dijon, tốn 4 franc nhưng vẫn đáng giá. Người làm trong nhà Fleurville cũng không tỏ vẻ khinh bỉ.

Vitalie nghĩ, vợ của Verlaine – Mathilde mới sinh con không lâu, chắc hẳn sẽ không chuyện gì để ra ngoài mà chỉ ở nhà. Thảo luận chuyện này thì vẫn nên nói chuyện với vợ của đối phương là ổn thỏa nhất, sau đó nhân tiện ở lại ăn tối, thưởng thức bữa tối thịnh soạn của giới địa chủ tư sản.

trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện