Lý Chiển gật đầu chào người đàn ông trước mặt.
Anh ta khoảng hơn ba mươi, cũng không cao to, đẹp trai như lão Nhị nhà cô, nhưng được cái dễ nhìn.
Anh mỉm cười:
- Chào cô, tôi là Nguyễn Bách, dì Năm chắc đã nói với cô.
- Ừ, chào anh, tôi có sẵn mấy kiểu vẽ, anh có thể tham khảo.
Hoặc là anh có thể nêu mong muốn của mình, tôi sẽ cố gắng làm theo ý kiến của anh.
- Được.
…
Cách đây khoảng một tuần, trong lúc hai người đang nhổ mớ cải ngọt đã lớn để chuẩn bị cho bữa cơm tối, dì Năm nói với cô rằng, cháu của dì muốn xây một căn nhà để chuẩn bị kết hôn.
Anh ta không rành về thiết kế nhưng muốn gây bất ngờ cho vợ sắp cưới.
Biết cô rất giỏi về thiết kế, nên dì Năm liền hỏi ý kiến cô rồi giới thiệu cô với anh.
Nhưng cô có điều kiện, dì không được nói với Nghị Hằng, nếu không lão Nhị nhà cô sẽ điên tiết mà nhốt cô ở nhà.
Anh không cho cô làm việc trong thời gian này, cùng lắm cũng chỉ được vẽ vời linh tinh.
Anh nói, đợi khi nào khỏe hẳn rồi mới được làm.
Cô rõ ràng là rất khỏe, nhưng nói thế nào anh cũng không chịu.
Bây giờ có cơ hội, cô háo hức ghê.
Lâu không thiết kế, cô cảm thấy mình ngứa ngáy tay chân lắm rồi.
Buổi tối, sau khi ăn cơm xong, thường kiếm cớ nói chuyện phiếm với dì Năm, thật ra là để thiết kế.
Dì cũng không biết chuyện cô có vấn đề tâm lí, chỉ nghĩ là bệnh thông thường.
Thấy vậy, dì tưởng Nghị Hằng muốn cô nghỉ ngơi thêm, nên cũng không ngại làm người canh cửa cho cô.
Chỉ vài ngày, Lý Chiển cũng đã vẽ xong vài mẫu, cô liền kiếm cớ đi siêu thị mua đồ, với lý do là dì Năm có việc bận ở nhà của dì, để gặp Nguyễn Bách.
Bàn bạc công việc xong, ghé siêu thị mua ít đồ về nấu lẩu rồi mua cả kem cho ai kia nữa.
Nhớ lại bộ dáng nũng nịu đòi ăn kem của anh lúc sáng, cô thấy muốn bật cười.
Ai dè, vừa về tới ngã quẹo vào nhà thì gặp chuyện này.
Không biết là ai vô tình, ai hữu ý, cô cũng muốn biết rõ.
Một màn này, có thể gọi lén lút vụng trộm không nhỉ?
Lý Chiển cùng Nghị Hằng đến ngoại thành ở cũng đã hơn một tháng.
Cuối tuần Nghị Hằng và cô thường cùng nhau trở về trung tâm thành phố để gặp Păn xê và Thụy Khang.
Còn ghé nhà mẹ Trang chơi một lát.
Mối quan hệ của cô và ba cô, Lý Quận, cũng trở nên khởi sắc hơn.
Có lúc, cô gọi điện hỏi thăm ông, hỏi về đám cúc họa mi, cô và ông đã ươm trồng trong đợt trước.
Có lúc, ông gọi cho cô để hỏi về sức khỏe, công việc của cô.
Cô không nói cho ông biết mình mắc chứng rối loạn lo âu toàn thể, để tránh ông lo lắng thêm.
Ông còn nói rằng, ông hi vọng, vào dịp Tết tới, cô và Nghị Hằng trở về thành phố Đ, ăn tết cùng ông.
Cô nghĩ nghĩ, rồi nhận lời.
Nhưng chưa có dịp nói với anh.
Thành phố S nằm ở phía Nam của dãy đất hình chữ S, khí hậu phân biệt rõ rệt hai mùa mưa, nắng.
Lúc này, không giống như ở thành phố Đ, trời chuyển sang lạnh, nơi này vẫn còn những cơn mưa bất chợt.
Mưa rào qua một cái, có khi rả rích vài giờ đồng hồ,… cũng là những dấu hiệu báo trước, mùa mưa sắp hết.
Không khí chung có chút se lạnh dù giữa trưa nắng chói chang.
Một năm nữa sắp trôi qua.
Bóng dáng một cô nàng áo đỏ, đang lấp ló ngoài cổng, khiến Nghị Hằng nhíu mày.
Chuông cửa reo, anh bước chậm rãi từ trong nhà ra sân.
Ánh mắt không hài lòng nhìn về phía cổng.
Cô gái này bị thiếu não hay sao? Anh đã nói anh không để ý, cũng không cần báo đáp, cô ta tìm anh làm gì? Thật phiền phức.
Lòng tốt nếu sử dụng đúng đối tượng sẽ có tác dụng ngược? Nếu như, không phải anh muốn Lý Chiển có thêm không gian thân thiện, quen dần với nơi này, để tạo tâm lí nhẹ nhàng thoải mái cho cô, thì anh đã không thèm để quan tâm tới mấy người này.
Người ta giúp mình mà cứ tưởng như người ta đang nợ mình? Có kiểu đòi người để trả ơn cho bằng được thế này đâu? Mà nhìn điệu bộ cô ta, trong màu áo đỏ chói gắt kia, giữa trời nắng nóng nực, có mà khiến anh thêm chán ghét.
Từ hôm xảy ra sự cố kia, nhìn thấy màu đỏ là tâm trạng anh thêm tệ hại.
Nghị Hằng không muốn mở cổng, anh đứng bên trong, cũng không thèm ngẩng đầu nhìn người con gái bên ngoài, càng không quan tâm cô ta đang đứng giữa trời nắng nóng.
Mắt anh vẫn nhìn vào giàn hoa tigôn trước mặt, anh cất giọng thờ ơ, cùng thái độ khó chịu đến rõ rệt:
- Có việc gì không?
Bắt gặp thái độ thờ ơ của anh, cô gái không hề lúng túng mà còn trơ trẽn hơn:
- Em mang cho anh chút đồ ăn, em vừa nấu xong, rất ngon ạ.
- Tôi chỉ ăn cơm vợ tôi