Tình yêu tuổi học trò có đẹp đến mấy, rung động đến đâu nhưng chỉ có một người cố gắng, không sớm thì muộn cũng sẽ tan.
Tôi đã đấu tranh hết mình cho tình yêu này, còn cậu ấy...!lại muốn bỏ nó đi.
Cả hai cùng nắm tay nhau vào giảng đường đại học, lúc đó chúng tôi là một đôi đẹp nhất, được ngưỡng mộ nhất và cũng không ít người ghen tị.
Chúng tôi không học cùng ngành nên giờ giấc trái ngược nhau, chỉ gặp nhau vào những lúc nghỉ trưa, buổi tối hoặc cuối tuần.
Tôi học ngành kinh tế, còn cậu ấy học quản trị kinh doanh.
Trước giờ tôi không có ước mơ cho tương của mình, tôi nghĩ cuộc đời đưa đẩy mình đi đâu thì mình đi đó, cái kiểu mà người ta hay nói “tới đâu tính tới đó” ấy.
Nhưng chỉ vì một câu nói muốn tôi trở thành thư ký riêng cho cậu ấy mà tôi đã biến nó thành một mục tiêu để mình cố gắng phấn đấu.
Tình yêu của tôi và Duy Nhất rất yên bình và vui vẻ.
Cậu ấy lúc nào cũng là người pha trò khiến cho tôi cười, chưa từng làm tôi buồn vì bất cứ điều gì.
Cậu ấy quan tâm tôi từng li từng tí, hệt như một người anh trai chăm sóc cô em gái bé nhỏ.
Chỉ cần tôi có triệu chứng muốn cảm, cậu ấy liền mua nào là thuốc, nào là miếng dán hạ sốt, đủ thứ để không cho cơn bệnh của tôi kéo đến.
Chỉ cần tôi kêu đói, dù là trời nắng hay mưa, cậu ấy cũng đều sẽ đạp xe đi mua.
Hành động của Duy Nhất điển hình như câu: Chỉ cần đúng người, bạn không cần phải trưởng thành nữa.
Tôi còn nhớ dáng vẻ của cậu ấy khi chìa ra một bịch bún kèm theo một ly trà sữa, khoe hàm răng đều tăm tắp ra nói với tôi: “Chào tiểu thư, tại hạ đã mua đồ ăn về cho tiểu thư rồi đây ạ.”
Tôi bật cười, giơ ly trà sữa lên hỏi: “Nhưng tôi đâu có nhờ cậu mua cái này.”
Duy Nhất vẫn giữ nụ cười, đáp: “Đó là quà tặng kèm ạ.
Nếu tiểu thư không chê, tại hạ muốn tặng luôn cả tấm thân này cho...”
Không để cậu ấy nói hết câu, tôi đã đưa bàn tay ra trước mặt cậu ấy, thốt lên một câu: “Chê!”
Khiến mặt cậu ấy trở nên bí xị.
Tôi không nhịn được cười, giơ tay véo má cậu ấy một cái.
Sao cậu ấy có thể đáng yêu đến như vậy?
Ở bên cạnh cậu ấy tôi chưa bao giờ buồn, dù là điều nhỏ nhặt nhất.
***
Thấm thoát chúng tôi đã bước sang năm thứ hai và năm nay là năm đáng nhớ nhất của tôi.
Vào một ngày nọ, tôi nhận được một cuộc gọi lạ, người đó bảo có chuyện cần nói với tôi nên hẹn ba giờ chiều ngày thứ bảy ở quán cà phê đối điện trường tôi đang học.
Tôi vào quán, nhìn thấy một người phụ nữ tầm bốn mươi trông rất quý phái đang giơ tay ra hiệu.
Tôi tiến tới, ngờ ngợ hỏi: “Bác là người đã gọi cho cháu?”
Người phụ nữ ấy gật đầu: “Phải, tôi là mẹ của Duy Nhất.”
“Dạ cháu chào bác.”
Tôi kéo ghế ngồi xuống đối diện bà ấy, bà ấy quan sát tôi và tôi cũng vậy.
Mẹ Duy Nhất thực sự là một người rất đẹp, tuy nhiên tôi lại có cảm giác người phụ nữ này rất khó gần.
“Cháu có biết lý do mà tôi hẹn cháu ra đây không?”
“Dạ, cháu nghĩ vì Duy Nhất ạ.”
Tôi nghĩ ngoài chuyện này ra thì chẳng còn lý do nào thích hợp hơn.
“Đúng vậy, tôi về đây là để đưa Duy Nhất qua Mỹ định cư.
Tôi biết nó đang quen cháu, nhưng cháu biết đó, nhà chúng tôi rất giàu có, người có thể kết hôn được với Duy Nhất phải là người môn đăng hộ đối nhưng nhìn cháu...”
Bà ấy quét mắt nhìn tôi một lượt từ trên xuống dưới như muốn ám chỉ điều gì đó, tôi hiểu.
Không chờ bà ấy nói tiếp, tôi lên tiếng: “Cháu biết cháu không xứng với cậu ấy nhưng bọn cháu yêu nhau là thật lòng, tình yêu thật lòng là không màng đến vật chất.”
Bà ấy như nghe được một câu chuyện cười, lắc đầu cười mỉa mai: “Không màng đến vật chất sao? Cháu nghĩ tiền Duy Nhất có là ở đâu ra? Nếu tôi cắt hết các khoản chi tiêu của nó, nó sẽ lấy gì để sống và yêu cháu?”
“Tại sao bao năm qua bác không quan tâm cậu ấy? Tại sao bây giờ cậu ấy đang yên ổn bác lại về đưa cậu ấy đi?”
Tôi gào lên, mặc kệ những ánh mắt xung quanh mình, sức chịu đựng của tôi có giới hạn.
Một người phụ nữ xinh đẹp, đang dùng lời nói quyền lực của mình để ra lệnh cho tôi ư?
Cho dù bà ấy có là ai, cũng không buộc tôi phải từ bỏ tình yêu này được.
Bà ấy là một người nho nhã nên trước sự giận dữ, ngang bướng của tôi bà ấy vẫn nhẹ giọng: “Tôi biết cháu rất tốt với Duy Nhất, điều đó tôi rất biết ơn cháu.
Nhưng chúng tôi đã chuẩn bị một con đường sự nghiệp cho nó qua bên đó học.
Sẽ tốt hơn nếu...”
“Cháu không cần biết lý do! Nếu bác muốn cháu rời xa cậu ấy, trừ khi là cậu ấy không cần cháu nữa.
Bằng không, cháu sẽ bằng mọi cách để giữ cậu ấy lại.
Cháu nói xong rồi, cháu chào bác!”
Nói xong tôi đứng dậy đi ngay, tuy bà ấy là mẹ Duy