Lễ tang của Arthur Gotha được diễn ra ngay sau đó một ngày và được tổ chức tại một nhà tang lễ.
Không có nhiều khách tới thăm, chỉ có những người thân tới tham dự và không mang vẻ đượm buồn tang thương giống như những tập tục tang lễ của người Trung Quốc.
Ở Mỹ, họ không mang đượm nỗi đau vì người đã mất mà thay vào đó, họ tôn kính những con người quá cố.
Đến ngày thứ ba kể từ ngày đám tang được bắt đầu, Người Mỹ có một tập tục là trực canh thi hài trước khi khâm liệm.
Linh cữu của Arthur được đặt nằm giữa những vòng hoa, bên trong phòng mở những bản nhạc mà khi còn sống ông rất thích nghe, êm ái du dương.
Bầu không khí rất ấm áp chứ không mang nặng vẻ u ám.
Mọi người đến để thăm viếng ông lần cuối và thăm hỏi tang gia, ôn lại những chuyện xưa và kể về những sở thích và việc làm của Arthur trước kia.
Dù trong lòng đau buồn nhưng họ vẫn thể hiện sự kính trọng của mình với người quá cố bằng cách sống tiếp thật vui vẻ.
Thương Âu cùng với Diễm Lâm tiếp những vị khách đến, đứng ở bên cạnh linh cữu của người từng là bố vợ đã mất, anh khẽ thở ra một hơi, vuốt thẳng lại vạt áo vest nghiêm chỉnh, cố gắng để lễ tang diễn ra trong ổn thỏa.
Nhưng đúng là có những thứ có muốn hay không vẫn xảy đến thật đường đột.
Ngày thứ tư là lễ truy điệu và mai táng, sau khi kể lại về những kỉ niệm và cuộc đời của ông già, cơ thể của Arthur được đưa lên một chiếc xe tang, theo sau là những chiếc xe của bạn bè, con cháu cùng dẫn dến nhà hỏa thiêu.
Đáng lẽ ra phải là như thế, nhưng giữa lúc linh cữu của ông ấy sắp được đưa lên xe thì bất chợt Dai từ đâu chạy tới rồi đẩy hết mấy người nhân viên nhà tang lễ đang khênh quan tài ra rồi hét lớn, phá hỏng cả một bầu không khí trang nghiêm.
“Aaaaaa! Bố ơi! Sao bố nỡ bỏ con đi như thế được? Bố đi mà chẳng nói với con một lời nào cả! Lũ ngu kia, sao lũ chúng mày không mời tao đến dự đám tang của bố vậy hả? Chúng mày