Gả Cho Tội Thần

Chương 176


trước sau

Sau ấy lại là một sáng đẹp trời, sau khi Khương Đào chải chuốt xong, đón Tô Như Thị lên xe tiến cung.

Tô Như Thị thấy nàng mệt mỏi lại đau lòng, nói: “Hôm qua con đã ở cùng với ta một ngày rồi, hôm nay còn dậy sớm như vậy. Dù thân mình làm bằng sắt cũng không chịu được, hôm nay trở về rồi nghỉ ngơi cho tốt, đừng đi đâu nữa”.

Khương Đào ngáp một cái, cười cười với sư phụ nàng, “Con còn trẻ mà, hơn nữa hiện tại sức khỏe cũng tốt hơn nhiều. Sư phụ không cần lo lắng cho con như trước nữa đâu”.

Tô Như Thị vén tóc qua cho nàng, nghĩ chuyện lúc trước lại thở dài, “Con đừng trách sư phụ dong dài, con chính là bảo bối mà sư phụ tìm lại được. Đương nhiên phải quan trọng rồi”.

Sau Tô Như Thị cũng không nói gì với nàng, để nàng dựa vào gối ngủ một lát.

Ba khắc sau, xe ngựa Thẩm gia dừng ở cửa cung, Khương Đào và Tô Như Thị xuống xe bèn có đại cung nữ tới đón.

Khương Đào thấy nàng có chút quen mắt, nghe nàng vừa hành lễ vừa nói: “Nô tỳ là Bích Đào bên người Thái Hoàng Thái Hậu, trời chưa sáng đã ở đây chờ quốc cữu phu nhân và Tô sư phó”.

Khương Đào cũng nhớ ra đây là đại cung nữ được yêu thích của Thái Hoàng Thái hậu, tuy là cung nữ nhưng khi còn nhỏ nàng đã hầu hạ bên người lão nhân gia, ở tiệc mừng thọ, các phu nhân còn phải khách khí với nàng.

Có thể được nửa chủ tử đứng ở cửa cung chờ khi trời còn chưa sáng, tuyệt đối là vinh dự bậc nhất!

Trong lòng Khương Đào hiểu rõ, nàng và Thái Hoàng Thái Hậu mới gặp mặt một lần, chưa nói gì tới tình nghĩa nên vinh dự này hẳn là vì sư phụ nàng.

Quả nhiên, nàng thấy Bích Đào hành lễ xong liền tới bên cạnh Tô Như Thị, đỡ tay bà đi về phía trước.

Sau đó các nàng liền tới Từ Hòa cung.

Thái Hoàng Thái Hậu đã rời xa thế sự nhiều năm, cửa cung hằng ngày cũng chỉ mở một nửa, chỉ có hôm tiệc mừng thọ nhiều người là mở rộng cửa. Nghe nói quanh năm suốt tháng cũng chẳng rầm rộ được mấy lần.

Hiện giờ mới qua giờ Thìn, cửa cung của Thái Hoàng Thái Hậu đã mở rộng, hiển nhiên là bộ dáng trịnh trọng đón khách.

Trong lòng Khương Đào khá tò mò về chuyện của sư phụ nhà mình và Thái Hoàng Thái Hậu lúc trước, trước đó nàng thấy Tô Như Thị không muốn nói nên không hỏi, sau khi trở về càng thấy được có gì đó không thích hợp.

Sư phụ nàng chỉ là một nữ nhi thương hộ, so cấp bậc thì quăng tám sào cũng không bằng Thái Hoàng Thái Hậu, cũng không phải loại tri kỷ như Bá Nha, Tử Kỳ* nhưng cũng không nên giống như hiện tại, như có thù oán gì với nhau.

*Điển cố này rất hay, tui cũng cảm động muốn chết nên để ở cuối để mọi người cùng đọc nhá, để đây dài quá ngắt mất mạch truyện.

Sau Thẩm Thời Ân trở về, nghe hạ nhân nói trong cung có người tới nên hỏi Khương Đào ban ngày có chuyện gì.

Khương Đào nói không có chuyện gì quan trọng, chỉ là Thái Hoàng Thái Hậu gọi nàng và sư phụ tiến cung.

Thẩm Thời Ân khó hiểu nói: “Đây là chuyện tốt mà, cho thấy rằng lão nhân gia cũng rất để ý tới bà ấy. Hơn nữa, bà ấy và Tô sư phó đã là bạn lâu năm, xưa nay có giao tình. Chỉ là ôn chuyện thôi sao nàng phải lo lắng sốt ruột như vậy?”.

“Sư phụ ta và Thái Hoàng Thái Hậu…. Aiz, không phải chuyện hôm nay”.

Thẩm Thời Ân kỳ quái hỏi sao lại không phải?

Sau đó hắn lại nói tới chuyện đính hôn năm ấy, trưởng tỷ hắn muốn làm mối hôn sự này đẹp hơn chút nên đặc biệt nhờ Thái Hoàng Thái Hậu giúp đỡ làm mai tứ hôn.

Khi đó Thái Hoàng Thái Hậu cũng không để ý tới chuyện gì nhiều năm, tuy rằng có quan hệ khá tốt với Thẩm hoàng hậu nhưng cũng không muốn nhúng tay vào chuyện Thẩm gia, nói là có nàng là hoàng hậu làm đã rất có thể diển rồi, không cần phải vẽ rắn thêm chân*.

*Ý chỉ làm những việc thừa thãi không cần thiết.

Thẳng cho tới khi Thẩm hoàng hậu lấy đồ thêu của Khương Đào ra, còn nói cho Thái Hoàng Thái Hậu đây là Tô Như Thị nhờ đưa vào cung.

Lúc ấy, Thái Hoàng Thái Hậu mới biết đối tượng định hôn của Thẩm Thời Ân là đệ tử nhập môn của Tô Như Thị, cũng đáp ứng chờ bọn họ viết hôn thư xong sẽ tứ hôn cho họ.

Đáng tiếc là ý chỉ tứ hôn còn chưa viết xong, Thẩm gia đã có chuyện. Nhưng dù sao Thẩm Thời Ân cũng nhận phần tình này của Thái Hoàng Thái Hậu.

Hơn nữa ngày thường Thái Hoàng Thái Hậu rất tán thưởng Tô Như Thị, dẫn tới các thế gia cũng rất tôn sùng đồ thêu của Tô Như Thị.

Cho nên hắn cũng nghĩ như Khương Đào, cho rằng hai người có quan hệ rất sâu đậm.

Chuyện liên quan tới việc riêng của Tô Như Thị, Khương Đào cũng không thể giải thích nhiều, chỉ nói: “Dù sao không phải chuyện lúc ấy, tuy vậy ta cũng không rõ lắm, ngày mai tiến cung sẽ biết”.

Lúc này, nàng đang nhớ lại chuyện ngày hôm qua, lúc hồi thần đã đi vào trong điện.

Thái Hoàng Thái Hậu đã chờ các nàng, thấy các nàng tiến vào liền cười nói: “Đều miễn lễ, đừng khách khí”.

Nhưng Tô Như Thị vẫn rất trịnh trọng mà làm lễ, Khương Đào cũng chỉ đành làm theo.

Thái Hoàng Thái Hậu lại chẳng để bụng, tươi cười nói: “Muội cứ khách khí quy củ như vậy nhưng thật ra do ta đã quên mất tính của muội như nào”. Sau sai người đưa các nàng tới chỗ ngồi.

Cho dù Khương Đào cũng nhìn ra đối tượng khoản đãi lần này của Thái Hoàng Thái Hậu là sư phụ nàng nhưng sau khi Tô Như Thị ngồi xuống chỉ mắt nhìn mũi, mũi nhìn tim, phảng phất như mình chỉ đang làm nền.

Thái Hoàng Thái Hậu cũng không ép bà nói chuyện, quay sang hỏi Khương Đào: “Hôm qua săn thú trở về rất mệt đúng không? Nói cho ai gia nghe xem có xảy ra chuyện gì vui không”.

Khương Đào cười liền kể lại chuyện hôm đầu tiên Tiêu Thế Nam vốn đang tự đắc cho rằng hạng nhất là của mình thì lại bị con hổ nhà nàng cướp mất.

Tuổi của Thái Hoàng Thái Hậu đã cao, rất thích nghe mấy chuyện vui đùa này của tiểu bối, nghe Khương Đào kể sinh động như thật, bà cười không khép được miệng: “Tiểu tử phủ Anh Quốc công kia ta cũng biết, khi còn nhỏ luôn ở cùng với mấy đứa quỷ nghịch ngợm là Thời Ân và Tiểu Giác, không ít lần gây rối. Lúc ấy, trong cung của ta có một cây táo, cũng chẳng phải giống quý gì, chỉ là ta nhất thời muốn trồng thôi. Ba tiểu tử này năm nào cũng đúng lúc nó ra quả liền tới hái. Thời Ân lớn rồi còn biết kiêng kị một chút, chỉ dùng đá ném, tiểu tử phủ Anh Quốc công và Tiểu Giác hoàn toàn là nghé con mới sinh không sợ cọp, ngồi ở đầu tường hái một quả ăn một quả, thẳng tới khi ăn no căng rồi mới đi… Kỳ thật bọn họ như vậy nào có thứ gì tốt chưa ăn qua? Chính là ham chơi thôi”.

Khương Đào nghe chuyện nghịch ngợm của bọn Thẩm Thời Ân lúc nhỏ cũng buồn cười nói: “Người cũng là tốt tính, đồ trong cung của người mà họ cũng dám lấy, người nên sai người giáo huấn họ cho tốt”.

Thái Hoàng Thái Hậu nói sao lại không có chứ?

“Ai gia cũng không phải người tiếc đồ gì mà là táo kia ăn không ngon, cũng không dễ tiêu hóa, ta sợ họ ăn nhiều quá không tốt cho sức khỏe nên sai người thông báo cho A Dung, cũng chính là mẫu hậu của Tiểu Giác. Mấy tiểu tử này đều nghe lời A Dung, không tới hái nữa, lại tới hồ Thái Dịch của tiên đế bắt cá chép, lại còn nướng ngay bên hồ, thiếu chút

nữa đốt trụi cả cái cây bên cạnh… A Dung cũng không còn cách nào, nói với ai gia cứ để họ tới hái táo đi, ít ra còn an toàn hơn thả họ ra bên ngoài”.

Trước đó Khương Đào chỉ nghe qua một ít chuyện khi còn nhỏ họ bướng bỉnh ra sao qua lời của Tiêu Thế Nam nhưng Tiêu Thế Nam là đứa nghịch nhất, lúc kể lại đương nhiên toàn làm đẹp lên. Hiện giờ nghe Thái Hoàng Thái Hậu nói mới biết, nào phải bướng nha, rõ là nhà nuôi thêm mấy con gấu! Ở trong cung còn như vậy thì chỗ khác khẳng định là quậy tới vô pháp vô thiên!

Hơn nữa, Thái Hoàng Thái Hậu nói lúc ấy Tiêu Thế Nam và Tiêu Giác mới năm sáu tuổi, Thẩm Thời Ân cũng đã mười hai rồi.

Khương Đào sao cũng không nghĩ ra được lúc hắn mười mấy tuổi lại thiếu đòn như vậy, khó trách lúc trước khi định hôn cứ như trò đùa, đời trước chỉ gặp nàng một lần liền chỉ định nàng. Nếu hắn đúng như lời kể, vậy trước khi Thẩm gia xảy ra chuyện, hắn chẳng khác Tiêu Thế Nam bây giờ là bao.

Thái Hoàng Thái Hậu nói liên tục, vui tươi hớn hở nói một tràng với Khương Đào, cuối cùng hoãn lại vì Tô Như Thị có chút lãnh đạm mà nảy sinh một bầu không khí rất xấu hổ.

Sau Thái Hoàng Thái Hậu lại hỏi: “Khi săn thú có không ít người lôi kéo làm quen với con đúng không? Ta nghe nói còn có người lớn mật nhảy cái gì xoay xoay trước mặt Tiểu Giác rồi bị hắn nói một câu mà khóc”.

Nếu bà hỏi riêng, hẳn là đã biết.

Khương Đào cũng không gạt bà, dứt khoát nói thẳng: “Người đừng đùa con nha, các nàng nào là làm quen với con đâu? Rõ là muốn vào cung mà thôi. Nếu để con nói, Thánh thượng là kính trọng con mới gọi con một tiếng thẩm thẩm, chứ thật đúng quy cách thì nào tới lượt con lên tiếng? Người là tổ mẫu của Thánh thượng, có xem mắt cũng nên là người. Thánh thượng nhỏ tuổi chưa hiểu chuyện nên loại chuyện như này vẫn nên để người tới xem mới đúng”.

Thái Hoàng Thái Hậu cũng rất hưởng thụ thái độ khiêm tốn này của nàng, gật đầu nói: “Nếu con không thích, sau này những người không quen biết đó tới xin con thì con cứ trực tiếp từ chối là được. Nếu có ai không phục, cứ nói là ai gia nói. Các nàng có bản lĩnh thì tới Từ Hòa cung này là được, không cần làm khó người trẻ tuổi da mặt mỏng như con”.

Khương Đào vốn không định tham gia chuyện lập hậu tuyển phi của Tiêu Giác, nhiều nhất chỉ là ở sau giúp đỡ ra chủ ý. Nhưng thân phận của những quý nữ đó chẳng hề thấp, thấp nhất cũng là nhà công hầu. Nàng cũng sợ tránh nhiều sẽ có lời không tốt.

Hiện giờ được Thái Hoàng Thái Hậu nói lời này liền không cần nhọc lòng rồi.

Hai người tùy ý nói chút chuyện nhà nhưng Thái Hoàng Thái Hậu đặc biệt để Khương Đào đưa Tô Như Thị tiến cung, hiển nhiên là có chuyện muốn nói với Tô Như Thị. Cho nên sau chờ tới trước giờ cờm trưa, Thái Hoàng Thái Hậu nhờ Khương Đào tới nhà bếp một chuyến, nhìn xem thức ăn họ chuẩn bị tới đâu.

Từ Hòa cung của Thái Hậu có bếp nhỏ của mình, đầu bếp ở đây cũng đã hầu hạ bà vài thập niên, đương nhiên là tận tâm tận lực, không dám chậm trễ.

Bà rõ là cố ý muốn Khương Đào rời đi.

Khương Đào quay qua nhìn Tô Như Thị, Tô Như Thị hơi gật đầu với nàng, Khương Đào liền đứng dậy rời đi

Bích Đào dẫn nàng tới nhà bếp, lúc này nữ đầu bếp cũng đã nấu sắp xong rồi.

Khương Đào ở bên trong một lúc lâu, nghĩ tới thời gian hẳn cũng đã vừa tầm, tự mình bưng một chén nấm đông cô với hải sâm và tôm bóc vỏ trở về.

Lúc này, mọi người trong điện cũng đã lui ra ngoài, xếp một loạt ở hành lang. Khương Đào vừa mới tới cửa liền nghe được tiếng thở dài nặng nề của Thái Hoàng Thái Hậu, run run nói: “Như Thị, chuyện năm ấy… Muội còn trách ta sao?”.

*Bá Nha, Tử Kỳ: Bá Nha tinh thông thất huyền cầm, trình độ phải nói là siêu quần. Điển cố này đương nhiên liên quan tới cái ngón nghề này của ông. Tương truyền một năm nọ, Bá Nha phụng chỉ vua Tấn đi sứ qua nước Sở. Trên đường trở về đến sông Hán, gặp đêm trung thu trăng thanh gió mát, ông lệnh cho quân lính dừng thuyền uống rượu thưởng nguyệt. Cao hứng mang đàn ra gảy nhưng bản đàn chưa dứt đã bị đứt dây. Nào ngờ nơi núi cao sông dài này dường như có người biết nghe đàn, không ngờ được là có khách, Bá Nha truyền quân lên bờ đi tìm thì vừa hay có tiếng chàng trai nói vọng xuống, rằng mình là một tiều phu, thấy khúc đàn hay quá nên dừng chân nghe. Bá Nha có ý nghi hoặc sao một người đốn củi lại biết nghe đàn, nhưng khi chàng trai đối đáp trôi chảy, thậm chí biết rõ bản đàn Bá Nha vừa gảy thì ông không còn mảy may ngờ vực nữa, bèn mời xuống thuyền đàm đạo. Trên thuyền, Bá Nha gảy khúc nhạc Cao sơn Lưu thủy, người tiều phu rung cảm sâu sắc, cao đàm khoát luận, khiến Bá Nha khâm phục hết mực.

Chàng trai trẻ đó chính là Tử Kỳ (Chung Tử Kỳ), một danh sĩ ẩn dật, đốn củi bến sông để được sớm tối phụng dưỡng mẹ cha già yếu. Được người tri âm, thấu cảm ngón đàn cũng là tấm chân tình của mình, Bá Nha có ý mời Tử Kỳ rời non cao rừng thẳm về kinh cùng mình để sớm hôm đàm đạo và vui hưởng vinh hoa phú quý. Nhưng Tử Kỳ thoái thác vì việc hiếu. Chính sự không thể chần chừ, Bá Nha đành phải xuôi thuyền về kinh, không quên hẹn Tử Kỳ tại chốn này một ngày nọ ông sẽ trở lại đón cả gia quyến Tử Kỳ về với mình.

Mùa thu năm sau Bá Nha trở lại bến sông xưa, nhưng không còn gặp được Tử Kỳ vì Tử Kỳ đã mất trong một cơn bạo bệnh. Tương truyền, trước khi chết Tử Kỳ còn trăng trối phải chôn chàng nơi bến sông Hán Dương, cạnh núi Mã Yên, để giữ lời hẹn với Bá Nha. Bá Nha tìm đến mộ Tử Kỳ, bày đồ tế lễ, sầu thảm khóc gảy một bản nhạc ai điếu. Đàn xong, ông đập đàn vào đá, thề trọn đời không đàn nữa vì biết mình từ nay vĩnh viễn không còn bạn tri âm.

Chút tâm hự của edit: Nghe cái điển cố có buồn không cơ chứ lị. À mà sắp tới là một câu chuyện ngày xưa được hé mở, ai dễ khóc thì nhớ chuẩn bị xíu khăn giấy, không thì cũng đau lòng lắm á. 


trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện