Dưới sự chỉ điểm của Tô Như Thị, Khương Đào nghĩ kỹ rồi bắt đầu viết ra kế hoạch.
Nàng muốn phát triển một tú phường của chính mình, cho Lý thị và những người như vậy một đơn vị công tác, cho các nàng được đứng lên tự lập, để các nàng sinh hoạt được mà không cần dựa vào bất kỳ ai. Ngay cả việc sau đó, họ quyết định như nào, là tiếp tục sống chung với nam nhân của mình hay là hòa ly gì đó, cũng để tự các nàng lựa chọn.
Tô Như Thị rất thích ý tưởng này của nàng.
Cả đời bà không lấy chồng, từ rất sớm, cha mẹ huynh đệ đều qua đời ngoài ý muốn, các loại thân thích tới cửa, muốn ép bà gả cho người khác, hòng chiếm đoạt kim tự chiêu bài của Tô gia và gia sản.
Bà dứt khoát bán tất cả cửa hàng đi đổi lấy tiền bạc, sau đó dùng tiền khơi thông một đường, đem đồ thêu vào trong cung.
Đồ thêu của bà được các quý nhân trong cung yêu thích, vào lúc ấy, bà lại kết liên minh với Sở gia đang gặp khốn khó, còn trốn tới Ninh Bắc hầu phủ dạy dỗ Khương Đào, những thân thích đó lâu dần cũng không có động thái gì nữa.
Hiện giờ nghĩ lại chuyện cũ, dăm ba câu có thể nói hết được nhưng tình cảnh lúc đó gian nan bao nhiêu, chỉ có mình bà biết rõ, có thể nói rằng chỉ cần hơi vô ý một chút, những người rắp tâm bất lương ấy sẽ xé bà ra mà ăn. Có tài nghệ có của cái của bản thân, còn gian nan như vậy thì nữ tử bình thường càng đừng nói tới.
Sau đó, Tô Như Thị sai người đi mời Niên chưởng quầy, để Khương Đào trực tiếp thương lượng với ông.
Niên chưởng quầy nghe được Khương Đào muốn tự mình phát triển tú phường rất vui, trên mặt cũng thể hiện rõ ý cười.
Khương Đào hỏi ông có tiện hợp tác hay không, rốt cuộc theo như nàng biết được, lớn như Phù Dung tú trang khẳng định sẽ có tú nương của chính mình hoặc là hợp tác trường kỳ với tú phường.
Niên chưởng quầy biết nàng hiện giờ đã là nghĩa nữ của Tô Như Thị, cũng coi như nửa người của Sở gia rồi, lại muốn hợp tác nên cũng không giấu nàng nói: “Trước đây tú trang đúng là có người của mình nhưng sau đó được thiếu đông gia tiếp quản, không tới hai năm thì các nàng đều đi rồi”.
Khương Đào nghe xong muốn đỡ trán, tú nương đối với tú trang quan trọng như đầu bếp đối với tửu lâu, sự trọng yếu ấy tới người ngoài còn biết, như vậy mà còn tùy tiện tách ra?
“Là tài chính xảy ra vấn đề sao?”. Tô Như Thị trực tiếp vạch trần.
Nuôi tú nương cũng rất tốn tiền, đầu tiên là tiền lương phải thật hậu, sau đó là ăn, mặc, ở, các phương diện khác cũng đều phải trợ cấp, còn phải cung cấp nguyên liệu để các thợ thêu luyện tập. Rốt cuộc thì trên thị trường dù là cách thêu hay loại thêu, đều do thí nghiệm vô số lần mới thành công đem bán. Cũng là đầu tư cho thêu thùa, muốn học may vá đều phải học tới ba, bốn năm, số tiền để tú nướng bồi dưỡng đồ đệ của mình cũng là do tú phường bỏ ra. Giống Khương Đào học chưa tới mười năm đã thành công thì một mặt là do thiên phú dị bẩm, còn mặt khác là do Tô Như Thị dốc sức dốc lòng dạy dỗ. Người bình thường căn bản không thể đuổi kịp được tiến độ này.
Niên chưởng quầy có chút bất đắc dĩ, gật đầu nói: “Sau đó chúng ta hợp tác với tú phường ở kinh thành, chỉ là tốc độ cung hàng càng ngày càng chậm”.
Không có tú nương đành phải hợp tác với tú phường khác. Chỗ tốt là tiết kiệm được rất nhiều phí tổn nhưng chỗ hại là giá của đồ thêu sẽ cao hơn nhiều, lợi nhuận ít, hơn nữa nếu sản xuất được đồ bán chạy, đối phương không nhất định sẽ bán cho Phù Dung tú trang. Buôn bán cũng cần chú ý tiên cơ, nếu tốc độ cho ra sản phẩm chậm hơn người khác, cũng đã có thể mang hại tới rồi. Huống chi, hiện giờ còn một Mẫu Đơn tú trang đang cạnh tranh, Phù Dung tú trang bị giáng cấp là chuyện bình thường.
Khương Đào nghe xong cũng nghĩ thầm, khó trách sư phụ nói nếu nàng làm tốt chuyện này, cũng là giúp Sở Hạc Vinh.
Niên chưởng quầy cười với nàng nói: “Trước đó, ta thấy tiểu nương tử trẻ tuổi, không ngờ là kỹ năng thêu lại phi phàm như vậy. Thế mà chưa từng nghĩ tới ở tuổi này sẽ thu đồ đệ sao?”.
Khương Đào nói thật sự không có.
Do hôm qua gặp chuyện của Lý thị nên mới muốn phát triển tú phường. Hôm nay, được Tô Như Thị chỉ điểm mới xác định mục tiêu của bản thân, bát tự còn chưa viết xong, nào có chuyện thu đồ đệ gì?
Niên chưởng quầy cứng mặt, thấp thỏm nói: “Không phải cô muốn hiện tại thu đồ đệ chứ?”.
“Là hiện tại. Tuy vậy chưởng quầy không cần lo lắng, ta đã có ý tưởng, có thể để các nàng học nhanh. Chỉ là cần người hỗ trợ”.
Niên chưởng quầy nói nàng có gì cứ việc phân phó, Khương Đào liền nói tới muốn một ít vải vuông và chỉ thêu để học cách thêu chữ thập.
Không sai, nàng chính là muốn dạy bọn họ cách thêu chữ thập, chỉ cần có được vải bố và chỉ thêu được đánh số, để các nàng chiếu theo tọa độ của đồ án mà thêu ra, dù là ai cũng sẽ thêu được như vậy, hệt như sản xuất dây chuyền, cũng không có chuyện khó khăn trong việc học hay là tồn tại vấn đề tốn kém và hiệu quả sáng tạo ban đầu nữa.
Niên chưởng quầy nghe nàng nói xong, đáp: “Muốn chỉ thêu đặc biệt không khó, vải bố gì đó dùng để thêu chữ thập không khó. Nhưng là…”.
Nói đền cùng, Niên chưởng quầy vẫn rất lo lắng vấn đề Khương Đào muốn thu đồ đệ. Ông thật sự không nghĩ ra được có ai có thể học thêu trong thời gian ngắn như vậy.
Tô Như Thị xua xua tay với ông, nói: “Ngươi trước cứ chuẩn bị những thứ nàng muốn, chỗ Tiểu Vinh ta sẽ nói lại sau. Phí tổn bao nhiêu cũng cứ lấy từ đây”. Nói xong liền lấy năm trăm lượng ra cho Niên chưởng quầy.
Niên chưởng quầy vội nói không cần nhiều như vậy.
Tú nương của Phù Dung tú trang tuy đã đi hết nhưng nguyên liệu cung hàng vẫn còn.
Chỉ là hắn cũng không biết còn có thể vận hành được bao lâu nữa, rốt cuộc vài gian cửa hàng tới vài năm cũng không có lợi nhuận gì, không biết chừng một hôm nào đó, nhiệt huyết của Sở Hạc Vinh sôi trào muốn bọn họ cắt bỏ đi cái gì.
“Trước cứ cầm lấy. Có bao nhiêu dùng trước, tích trữ để sau dùng”.
Có lời này của Tô Như Thị, Niên chưởng quầy cũng lấy được tự tin. Đây chính là ngôi sao sáng của giới này, có bà giúp đỡ trông nom, nhất định sẽ không thất bại.
Niên chưởng quầy đồng ý chuyện này, nói nhiều nhất nửa tháng sẽ đưa được một nhóm tới.
Tiễn Niên chưởng quầy đi rồi, Khương Đào nhờ người mang bút mực tới, bắt đầu viết viết gì đó.
Tô Như Thị sai người chuẩn bị trà và điểm tâm, tới lúc nàng đói có thể ăn, cũng không quấy rầy nàng.
Ba mươi phút sau, Khương Đào viết được một bản hợp đồng đưa cho Tô Như Thị xem.
Đương nhiên thời đại này không gọi là hợp đồng mà gọi là khế thư.
Trên khế thư nàng viết rõ, gia nhập tú phường của nàng giai đoạn đầu không thu phí bái sư nhưng sau khi được truyền dạy thì không thể tùy ý dạy cho người ngoài,