Tuệ Khanh bước ra khỏi bệnh viện, bỏ lại tất cả khoảng thời gian tồi tệ ở phía sau.
Cô vươn rộng hai tay, hít lấy hít để cái khí trời trong lành cứ như vừa được thoát khỏi ngục tù giam cầm của tên bác sĩ Hoài Khang độc ác kia.
Đúng lúc này, điện thoại chợt reo lên, người gọi tới thế mà lại là mẹ của cô làm cô có chút chần chừ.
“Dạ con nghe mẹ.” Tuệ Khanh vẫn bắt máy, không để cho thân nhân ở phía bên kia đợi lâu.
“Dạo này con sao rồi?” Bà Huỳnh nhẹ giọng hỏi, mang vài phần lo âu lẫn bất đắc dĩ.
“Con vẫn ổn thưa mẹ.
Mẹ vẫn khoẻ chứ?” Tuệ Khanh không tự chủ được mà để lộ bản chất dịu dàng khó thấy.
“Mẹ khoẻ, hè này bận lắm à con?...!Mẹ không thấy con về.” Bà Huỳnh thở một hơi dài, nỗi lòng nhung nhớ con gái cứ thế dâng trào.
Tuệ Khanh im lặng một hồi, có lẽ cô không cần trả lời thì cả hai đều biết rõ nguyên nhân là gì, vì thế cô mấp máy môi: “Con có chút bận, bài tập khá nhiều… Cha…”
Còn chưa kịp nói hết ý, từ trong điện thoại truyền ra tiếng mở cửa, sau đó là giọng ồn ồn của một người đàn ông khá lớn tuổi: “Bà đang nói chuyện với ai mà giấu giấu giếm giếm đó?”
“À tôi…” Bà Huỳnh giật bắn mình, vội vàng che điện thoại lại, ánh mắt tránh né tầm nhìn cứng rắn của chồng.
“Có phải là con Khanh không? Nó quyết tâm đi một mạch như thế mà còn dám gọi điện về à? Nó muốn gì?” Ông Huỳnh quát một hơi, cố tình để cho Tuệ Khanh ở đầu dây bên kia nghe thấy.
Bà Huỳnh hốt hoảng, không kịp ngăn chặn miệng của chồng lại: “Ông nói ít thôi, con bé cũng đã xa nhà hơn một năm rồi…”
“Thì sao? Nói với nó đi được thì đi luôn đi.
Tôi sẽ không cho nó một cắc nào, xem nó sống ở bên ngoài được bao lâu, kiểu gì thì cũng vác mặt về đây mà thôi.” Ông Huỳnh tức giận, khuôn mặt ửng đỏ như sắp phát nổ, sau đó đóng mạnh cửa để đi ra ngoài.
Bà Huỳnh thấy không khuyên được chồng nên chỉ biết tặc lưỡi, rồi nhìn lại điện thoại, thấy trên màn hình vẫn hiện số phút thì lập tức áp sát vào tai: “Con gái, con đừng nghe lời của cha, ông ấy…”
Không đợi mẹ nói hết, Tuệ Khanh cắt ngang: “Xe đến rồi, con phải lên trường đây.
Con sẽ gọi cho mẹ sau nhé.”
Sau khi cúp máy, Tuệ Khanh vẫn cúi gầm mặt, cô đơn đứng ở trên vỉa hè mặc cho dòng người qua lại.
Một giọt nước mắt rơi xuống, rồi hai giọt, cô nắm chặt hai tay để trong túi áo khoác, mắt hướng về phía mũi giày dù tầm nhìn đã nhạt nhoà từ lúc nào, cái cảm giác bây giờ còn đau và khó chịu hơn cả lúc ở trong bệnh viện đáng sợ kia.
Tuệ Khanh không phải là người ở thành phố B này.
Cô ở thành phố A, tự do tự tại, luôn là con gái cưng trong lòng cha mẹ mình.
Cho tới năm lớp mười hai, cô nhất quyết cãi lời ông Huỳnh, khăng khăng muốn học múa dân tộc thay vì theo hướng kinh doanh như cha đã định sẵn từ trước.
Gia đình họ Huỳnh chỉ có mỗi cô là đứa con duy nhất, con cưng con quý, nhưng chỉ khi cô chấp nhận nối nghiệp gia đình chứ không phải đi theo một ngành nghề không hề có tương lai, thậm chí có thể sẽ tiến vào giới giải trí đầy cạm bẫy và rắc rối.
Ông Huỳnh không ngăn cản được ý chí của Tuệ Khanh, cùng cô cãi một trận linh đình, đồ đạc gì cũng bị đập vỡ.
Sáng hôm sau, ông điếng người khi nhận được tin báo của bà Huỳnh rằng cô đã bỏ nhà đến thành phố B và học tại trường đại học sân khấu và điện ảnh, chỉ để lại một bức thư tạm biệt cũng như mong người nhà hãy cho cô thời gian để chứng minh chính mình.
Tuệ Khanh hiểu rõ những chuyện cô làm sẽ khiến cho cha mẹ buồn lòng, cũng biết rõ họ không muốn cô bị thiệt hại gì trong quá khứ, nhưng đó lại là thứ cô muốn hướng đến duy nhất.
Năm ấy, cô bắt gặp người mình thầm thương ba năm cấp ba tỏ tình với cô bạn thân cùng bàn.
Cô đau lòng vì thất tình thì ít mà tủi nhục thì nhiều hơn.
Những chuyện cô mơ tưởng cùng niềm hi