"Sơn Thủy Thiếp" do Triệu Phong viết.
Tam Lương tức là sóng.
Mà "Sơn Thủy Thiếp" vốn gọi là "Niệu Băng Thiếp", được viết khi Triệu Phong
đang nhịn tiểu.
Nhưng hắn phải bỏ bộ "thi" trong chữ "niệu" và bỏ bộ “bằng” trong chữ "băng" để nghe có vẻ tao nhã hơn.
Vì lẽ đó mới có tấm thiệp này.
Triệu Phong hoàn toàn không ngờ tấm thiếp thư Lý Mộc Ca viết suốt bốn năm ròng lại là tác phẩm của hắn.
Nhất định là đám người Lý Mộc Ca cũng không ngờ!
Nói đến thư pháp thì Triệu Phong chưa từng chính thức bái sư.
Ông nội hắn là bậc thầy thư pháp lánh đời, tinh thông các thể chữ, Triệu Phong đã nghe quen tai nhìn quen mắt, được hun đúc từ nhỏ rồi.
Thân là người thừa kế của gia tộc Ngoạn Nhân, các phương diện thiên phú
và gen chắc chắn hơn hẳn người khác.
Ngoài ra, yếu tố quan trọng nhất là chăm chỉ và chịu khó.
Lý Mộc Ca luyện tập thư pháp hơn mười năm, nghe có vẻ rất chăm chỉ đấy, nhưng có ai biết rằng Triệu Phong đã bắt đầu tiếp xúc với thư pháp từ lúc năm tuổi.
Dưới sự giám sát của ông nội, mỗi ngày hắn phải chép "Hoàng Đình Kinh" một lần, mấy năm nay mới được tha.
Sáu năm trước, Triệu Phong lấy bút danh "Tam Lương Sơn Nhân" viết mấy tác phẩm, định thử trình độ trong giới thư pháp.
Hắn không ham hư danh, chỉ đơn thuần cảm thấy thú vị mà thôi. Nhưng ông trời không chiều lòng người, mấy tác phẩm thư pháp kia được xuất bản đã gây nên sóng to gió lớn trong giới thư pháp, làm rung chuyển lĩnh vực này.
Nghe đồn hắn là một cụ già hơn tám mươi tuổi, nếu không thì đâu thể có bản lĩnh cao siêu và khả năng kết hợp hài hòa những thế mạnh của người khác.
Vốn dĩ chỉ muốn thử chơi nhưng không ngờ lại gây ra động tĩnh lớn trong
giới thư pháp như vậy, Triệu Phong bày tỏ hắn cũng rất bất đắc dĩ.
Hắn nghĩ rằng nếu không chen chân vào giới thư pháp thì đã không có lắm chuyện vớ vẩn như vậy, kết quả là trong giới vẫn luôn đồn đại về hắn.
Mà trùng hợp là hắn trở thành thần tượng của Lý Mộc Ca, nhưng lại bị người ta xem là một cụ già tám mươi tuổi mà sùng bái. Sốc thật đấy!
Triệu Phong lẳng lặng nhìn Lý Mộc Ca làm màu. Sở dĩ hắn không muốn cạnh tranh với Lý Mộc Ca là bởi vì hai người không cùng đẳng cấp. Việc gia nhập Hiệp hội Thư pháp Tỉnh Thành quan trọng đến vậy ư? Hiện nay, đề thi khảo sát bắt buộc để vào Hiệp hội Thư pháp Thủ Đô chính là thiếp thư của Triệu Phong. Thật ra, nếu Triệu Phong muốn vào thì rất dễ dàng.
Hôm qua hắn viết thế chữ nhan trong thể chữ khải, không viết hành thư nên Lý
Giấc mơ tỷ phú - giac_mo_ty_phu - Truy cập : để đọc thêm nhiều chương mới nhất
Mộc Ca không nhận ra Triệu Phong là thần tượng của gã.
Thậm chí đến giờ Lý Mộc Ca vẫn tỉnh thoảng nhìn Triệu Phong bằng ánh mắt đắc ý.
Bây giờ Thôi Thiên Thành đã quên béng Triệu Phong, coi hắn như không khí rồi, dồn toàn tâm toàn ý vào Lý Mộc Ca.
Ông ta có ý định nhận Lý Mộc Ca làm học trò, đồng thời dẫn dắt gã vào Hiệp hội
Thư pháp Tỉnh Thành.
Năm nay Hiệp hội Thư pháp Tỉnh Thành chỉ nhận một người, hiệp hội rất cẩn thận trong chuyện này. Thôi Thiên Thành cảm thấy không có ứng cử viên nào thích hợp hơn Lý Mộc Ca.
. Nếu như có thể bồi dưỡng được một học trò có triển vọng thì đây là chuyện cực tốt đối với Thôi Thiên Thành, "Lão Tống, ông xem Tiểu Lý này, vừa hiểu chuyện vừa chăm chỉ lại có chí khí, tôi tin rằng sau này cậu ấy nhất định sẽ phát huy tài năng" Thôi Thiên Thành mỉm cười nói.
Ông ta đang giúp Lý Mộc Ca móc nối quan hệ với Tống Trí Viễn.
"Đúng vậy, tuổi trẻ tài cao, có lẽ đồng chí Tiểu Lý và Tiểu Triệu có tiếng nói chung đấy. Tiểu Triệu cũng là một thanh niên có chí." Tống Trí Viễn cố ý nhắc tới Triệu Phong.
Lần này ông dẫn Triệu Phong đến đây, mục đích quan trọng nhất không phải nghiên cứu thảo luận thư pháp mà là giúp hẳn thiết lập quan hệ xã giao.
Lúc này trên bàn rượu ông không giúp được gì, song bây giờ vẫn chưa muộn. Tống Trí Viễn già dặn kinh nghiệm, trong lòng tự có chừng mực.
Người trong giới thư pháp không chỉ thuộc lĩnh vực thư pháp mà còn liên quan
đến lĩnh vực văn hóa và lĩnh vực nghệ thuật, trong đó không thiếu những nhân vật có tầm ảnh hưởng quan trọng. Đây cũng chính là nguyên nhân Tống Trí Viễn dẫn Triệu Phong tới đây.
Tuy Thôi Thiên Thành không được xem là nhà thư pháp nổi tiếng nhất