Sư tỷ vẫn ngồi trước gánh hoành thánh.
Cô ta không ngừng ăn, từng miếng lại từng miếng, ăn hết chiếc này đến chiếc khác, vừa ăn vừa húp nước dùng.
Trên mặt của cô ta lộ ra nụ cười như mộng như ảo.
Cuối cùng cô ta uống sạch sẽ cả cặn nước rồi bấm bụng thở ra đầy thoả mãn.
Lúc này cô ta mới ngẩng đầu lên, ánh mắt quét thẳng qua ba người rồi dừng lại trên người A Sinh.
Cô ta vẫy tay gọi A Sinh: “A Sinh, lại đây, lại bên cạnh sư tỷ này.”
Khoé miệng khẽ nhếch, đuôi mắt cong cong, trong vẻ quyến rũ lại lộ chút quỷ dị lạnh lẽo.
Tiếng nói lọt vào tai A Sinh có sức cám dỗ không thể cưỡng lại.
A Sinh vô thức bước về phía trước một bước.
Cậu ta đang định lên tiếng thì bị Bạch Chuẩn cắt ngang.
“Gánh hát Cát Khánh ở đâu?”
Cậu vừa lên tiếng, tâm trí của A Sinh lập tức sáng tỏ, cả người tỉnh táo lại.
Sư tỷ vẫn giữ khuôn mặt tươi cười, dung mạo được tô vẽ rung động lòng người.
“Các anh muốn nghe hí khúc?”
“Đúng vậy, chúng tôi muốn đi xem.” Hoắc Chấn Diệp khẽ cười với sư tỷ, “Xin cô hãy dẫn chúng tôi đến đó.”
Sư tỷ vô cùng mừng rỡ.
Cô ta cười một mình, đôi mắt quyến rũ nhìn chằm chằm vào Bạch Chuẩn và Hoắc Chấn Diệp, miệng thì thào: “Người sống, thật tốt, hì hì.”
Ba người đi theo sau sư tỷ.
Giống như chưa được ăn gì, cô ta bước đi lảo đảo trên con đường mòn lát gạch giống như đang đi trên cà kheo, tay nâng lên theo từng nhịp chuyển thân giống như đang vung tay áo nước* vô hình.
*Tay áo nước (thủy tụ): trong kinh kịch Trung Quốc, tay áo nước chỉ phần tay áo dài được may thêm ở cổ tay áo, thường bằng lụa trắng, người trình diễn có thể sử dụng để múa, tạo ra các chuyển động giống như nước gợn sóng nên được gọi là tay áo nước.
Mỗi lần xoay người cô ta đều nhìn chằm chằm vào ba người qua kẽ tay, để chắc chắn bọn họ vẫn đi theo sau mình.
Cuối cùng cô ta gần như chỉ dán mắt vào Hoắc Chấn Diệp, mà bỏ qua Bạch Chuẩn và A Sinh.
Ánh mắt lưu luyến trên vai và hông của Hoắc Chấn Diệp.
Bạch Chuẩn đương nhiên cảm nhận được.
Cậu trợn mắt lườm Hoắc Chấn Diệp đầy tức giận.
Người này đúng là đã quen thu hút ong bướm mà.
Hắn thu hút phụ nữ thì thôi, ngay cả ma nữ mà hắn cũng trêu ghẹo!
Sự chú ý của Hoắc Chấn Diệp có tám phần là dành cho Bạch Chuẩn, hai phần còn lại được chia cho A Sinh và sư tỷ của cậu ta.
Đây là lần đầu hắn nhìn thấy Bạch Chuẩn đứng dậy.
Thì ra cậu chỉ thấp hơn hắn một chút.
Khi hai người đứng sóng vai, Bạch Chuẩn cao đến trán hắn.
Lúc cậu ngồi hắn không cảm thấy gì, nhưng lúc đứng lên lại cao như vậy, thật vừa vặn.
Lúc ngồi, Bạch Chuẩn trông rất gầy yếu mong manh, nhưng khi đứng lên lại thẳng tắp như cây trúc.
Cậu bước đi bình thản trên con đường âm u đầy quỷ khí, giống như đang tản bộ trong sân vắng.
Bất chấp ánh mắt đầy ghét bỏ của Bạch Chuẩn, A Sinh vẫn đi sát bên cạnh cậu, so với Hoắc Chấn Diệp còn gần hơn.
Cậu ta run rẩy hỏi: “Hoắc sư huynh, anh có mấy đồng tiền xu?”.
Truyện Cổ Đại
“Hai đồng.” Hoắc Chấn Diệp nhíu mày.
Đây là món quà đầu tiên mà Bạch Chuẩn tặng cho hắn, hắn nhất định sẽ không cho mượn.
“Có thể… có thể cho tôi mượn một đồng được không?”
Hoắc Chấn Diệp vỗ vai A Sinh, nói: “A Sinh này, có một số thứ nếu cậu không thể chịu đựng nổi thì cũng đừng nhìn làm gì, chi bằng cứ như bây giờ.”
A Sinh liên tưởng nếu trong bát hoành thánh là tròng mắt người, vậy thì những món khác sẽ là thứ gì đây?
Trong đầu A Sinh đang cân nhắc thì bọn họ lại đi ngang quầy bán đậu hũ, bên trong là một nồi trắng trắng non mềm, vừa có ngọt vừa có mặn.
A Sinh cố bắt ánh mắt của bản thân phải nhìn thẳng, nhưng vẫn không kìm được mà dòm sang.
Hoắc Chấn Diệp thấy cậu ta dính sát vào Bạch Chuẩn thì cười híp mắt nhắc nhở: “Cậu A Sinh này, chưa biết chừng nồi đậu hũ kia được làm từ óc người đó.”
A Sinh dựng hết cả tóc gáy.
Cậu ta dùng tay bịt mắt, nhưng mùi thơm vẫn không ngừng chui vào trong lỗ mũi.
Cậu ta bèn dứt khoát dùng đầu ngón tay cắm vào lỗ mũi, còn cảm ơn Hoắc Chấn Diệp: “Sư huynh nói rất phải, không biết vẫn tốt hơn.”
Bạch Chuẩn nghe thấy Hoắc Chấn Diệp hù doạ A Sinh thì khóe miệng khẽ cong, nở một nụ cười nhẹ.
Ba người đi theo sau sư tỷ, chẳng mấy chốc đã đi tới rạp hát.
Rạp hát ở đối diện bàn thờ thần.
Bạch Chuẩn liếc sang, thấy tượng thần được trùm đầu bằng một tấm vải đỏ, không rõ là thờ cúng thứ gì, nhưng trên bàn thờ có một bãi nước đọng.
Nhà nào cúng bái thần tiên lại rót rượu xuống đây?
Bạch Chuẩn tập trung nhìn kỹ, phát hiện thứ nước này rớt xuống từ trên tượng thần.
Dưới sân khấu chật kín người, không có chỗ chen chân.
Hoắc Chấn Diệp âm thầm lấy đồng xu ra và nhìn qua lỗ nhỏ.
Đám người náo nhiệt vừa nãy biến mất sạch sẽ.
Dưới sân khấu chỉ có ba người bọn họ, không còn ai khác.
Sư tỷ đi đằng trước mỉm cười, mời bọn họ đi về phía hậu trường.
A Sinh không dám cất bước.
Bạch Chuẩn và Hoắc Chấn Diệp sóng vai đi trước, A Sinh đành phải theo ở phía sau.
Vừa bước vào hậu trường, cậu ta đã cảm nhận được có điều gì đó không ổn.
Trong hậu trường, có người đang luyện giọng, có người đang vẽ mặt, còn có người đang thử phục trang và đạo cụ.
Ba người vừa bước vào, tất cả mọi người đều dừng hết động tác lại, quay đầu nhìn chằm chằm vào họ bằng thứ ánh mắt đầy tham lam.
A Sinh đưa mắt nhìn xung quanh.
Người trong hậu trường cũng quá ít.
Gánh hát Cát Khánh có tổng cộng hai mươi lăm người cùng đi, mà ở đây chỉ có hơn mười người, vẫn còn thiếu bảy, tám người nữa.
A Sinh lấy hết can đảm nói: “Sư tỷ! Những người còn lại đâu?”
Sư tỷ dường như không hiểu cậu ta đang hỏi gì: “Người gì? Đều ở đây hết mà.”
“Những người khác đâu?” A Sinh hỏi gấp gáp, “Môn chủ đâu?”
Sư tỷ sầm mặt, cười lên hai tiếng quái dị.
Mười mấy người kia từ từ bước tới.
Sư tỷ vội cướp lời: “Tôi mang về, người cường tráng nhất phải thuộc về tôi.”
Người cường tráng nhất chính là Hoắc Chấn Diệp.
“Cô cũng đừng tham quá.
Cô giành hết về mình nhưng liệu cô có ăn hết nổi không? Chia cho cô thêm một miếng là đủ rồi.” Một người đàn ông với khuôn mặt được hóa trang nói.
A Sinh nói, đôi môi run rẩy: “Sư tỷ, sư huynh, mọi người làm sao vậy? Sư công sai tôi đến đây tìm mọi người.
Tôi đến đây để đưa mọi người trở về!”
Tất cả mọi người đều im lặng.
Có người dừng bước, có người vẫn tiếp tục bước về phía trước.
Sư tỷ sững sờ, cười buồn bã, chiếc trâm cài tóc rũ xuống bên cạnh mắt, sáng lấp lánh giống như đang rơi lệ.
“A Sinh, cậu cũng đừng oánh trách sư tỷ.
Sư tỷ đã cho cậu cơ hội, nhưng cậu không chịu ăn.”
Cô ta đã dẫn A Sinh đi ăn hoành thánh.
Chỉ cần ăn hoành thánh máu thì sẽ là người một phe.
Nhưng A Sinh đã không ăn, vậy thì không thể trách cô ta được.
Nét buồn bã lóe lên thoáng qua rồi biến mất trong đáy mắt, cô ta lại cười mỉm, mặt hoa đào, áo lụa, eo thon, tay cầm một cây giáo màu bạc, từng bước từng bước áp sát Hoắc Chấn Diệp và Bạch Chuẩn.
Sinh, Đán, Tịnh, Mạt, Sửu, mỗi khuôn mặt được vẽ khác nhau nhưng đều mang một loại biểu cảm.
Sinh, Đán, Tịnh, Mạt, Sửu: các vai diễn trong hí khúc.
Sinh: vai nam.
Đán: vai nữ (đào).
Tịnh: vai nịnh.
Mat: vai nam trung niên.
Sửu: vai hề.
Lúc mới vào trong, Hoắc Chấn Diệp đã dùng lỗ tiền xu trộm nhìn.
Những người này vẫn còn là người, không giống những hồn ma thực sự ở bên ngoài, nhưng vẻ mặt của bọn họ lại không giống như người sống.
Hắn một tay dắt Bạch Chuẩn, một tay nắm khẩu súng trong túi, thấp giọng hỏi: “Những người này đều còn sống phải không?“
“Sống thì vẫn sống, nhưng cũng không khác gì so với đã chết.” Ánh mắt của Bạch Chuẩn tối lại.
Âm Dương Giới là nơi âm dương hỗn độn.
Nếu người sống xông vào đó, sống cùng ma lâu ngày sẽ biến thành ma lúc nào không hay.
Thế nhưng những người này thì không phải vậy, bọn họ là tự mình lựa chọn muốn làm ma.
Ma ăn nhang đèn, người ăn cơm gạo.
Những thứ trong Âm Dương Giới nếu người ăn vào sẽ không bao giờ cảm thấy no, sẽ mãi mãi ở trong trạng thái đói khát.
Lúc gánh hát Cát Khánh mới đến đây, bọn họ vẫn còn lương thực mang theo.
Nhưng vì lộ trình gần nên họ cũng không chuẩn bị nhiều lương khô, chẳng mấy chốc đã ăn hết.
Khoảng chừng ba ngày trôi qua, bắt đầu có người cảm thấy nơi này khác thường.
Có quá nửa thời gian trong ngày là đêm tối.
Ban ngày cũng không có mặt trời mà chỉ có một tầng ánh sáng đỏ mờ mịt, bọn họ ăn xong bất cứ thứ gì cũng lập tức thấy đói ngay sau đó.
Mãi đến khi bọn họ nhìn những người dân gặm nến giữa ban ngày, gặm từng khúc từng khúc kêu kẽo kẹt.
Mọi người cuống quí, thu dọn đồ đạc để rời khỏi đây, nhưng đợi mãi mà không thấy thuyền đến.
Trong gánh hát cũng có không ít người biết bơi.
Không có thuyền thì bọn họ bơi qua sông, chỉ cần tới được bến đò lúc đi thì sẽ thuê thuyền, quay trở lại đón mọi người.
Người bơi lội giỏi nhất là Tống sư huynh, vừa mới xuống nước chưa bơi được bao lâu đã bị một thứ gì đó quấn lấy.
Mọi người đứng trơ mắt nhìn anh ta giãy giụa tuyệt vọng trong nước, cuối bị kéo xuống.
Từng lớp từng lớp màu đỏ máu, bao phủ trên mặt nước.
Đường thủy không đi được, bọn họ lập tức vượt núi.
Vượt qua ngọn núi này, đến thị trấn tiếp theo, ngôi làng tiếp theo, chắc chắn sẽ có biện pháp rời khỏi đây.
Vất vả lắm mọi người mới vượt qua ngọn núi, tưởng rằng mình đã đến một thị trấn khác cho nên vội vã dừng chân.
Thế nhưng trên sân khấu của thị trấn đó, vẫn còn treo cây cờ phướn của gánh hát Cát Khánh.
Bọn họ vẫn không bỏ cuộc, nghĩ mình đã gặp quỷ dẫn đường nên mới di chuyển quanh một chỗ.
Vì vậy đã chia nhau ra để hành động, nhưng lần tiếp theo xuống núi, thứ bọn họ thấy vẫn là thị trấn này, vẫn là lá cờ ấy.
Trong núi này gần như không