“Cái câu rau sạch cho lợn ăn là ai dạy con?”
“Dạ là cô nhỏ”
Lạc Thanh Du: *.., xem ra phải nói chuyện lại với Chiến Anh Nguyệt rồi.
Ánh mắt ngập tràn sự khó hiểu của cô chuyển sang Chiến Quốc Việt đang thấp thỏm bất an: “Quốc Việt, còn con thì sao? Tại sao lại nói những lời vô văn hoá đó với cô giáo?”
Chiến Quốc Việt cắn môi, im lặng không trả lời.
Lạc Thanh Du đối xử khác biệt với hai đứa con trai, từ lúc Lạc Thanh Tùng luyện võ, lăn lê bò lết lì lợm không khác gì một chú gấu, cô có đánh Lạc Thanh Tùng thì cũng không khác gì gãi ngứa cho cậu bé.
Còn Quốc Việt được nhà họ Chiến hầu hạ chăm sóc từ nhỏ đến lớn, cộng thêm mắc chứng tự kỉ nhẹ nên thái độ của Lạc Thanh Du với cậu bé cực kì dịu dàng.
“Quốc Việt, mẹ sẽ không đánh con, cũng sẽ không mắng con, nhưng mẹ muốn biết tại sao con lại nói những lời lẽ bất lịch sự đó? Chỉ cần con nói thật cho mẹ biết thì mẹ mới có thể giúp Quốc Việt thay đổi thói quen xấu của mình, mới có thể giúp Quốc Việt càng lúc càng giỏi hơn, làm người khác thích mình hơn.
Dưới sự dẫn dắt từ tốn của Lạc Thanh Du, Chiến Quốc Việt cuối cùng cũng chịu mở miệng: “Cô giáo hỏi con, trong ba chú lợn, chú lớn nhất lười biếng, chú thứ hai thì khôn vặt, chỉ có chú thứ ba mới chăm chỉ lao động. Hỏi con muốn làm chú lợn nào? Con nói chỉ có thiểu năng mới trả lời câu hỏi này, bởi vì con không muốn làm lợn”
Lạc Thanh Du đờ người.
Tuy rằng vấn đề này có hơi kì lạ, nhưng câu hỏi của cô giáo cũng không hẳn mang ý xấu, chẳng qua cô giáo chỉ muốn kiểm tra nhận thức của con nít với phẩm chất con người như thế nào. Ai ngờ đầu óc con trai cô còn kì lạ hơn, hơn nữa logic cũng cực kì tỉnh táo.
“Haiz” Lạc Thanh Du thở dài một hơi: “chẳng qua, đi học thuộc câu chuyện ba chú lợn lần nữa rồi cho mẹ