Trưa mười bảy, Bàng đề đốc về đến, ông không quan tâm đến câu chuyện về Triển Phi Hoan mà nghiêm nghị hỏi Tư Đồ Sảng :
- Sảng nhi! Phải chăng ngươi đã từng cứu mạng một chàng trai tên Chu Tam quê ở Bắc Kinh?
Tư Đồ đảng gật đầu :
- Bẩm phải!
Bàng Đạo Trí lộ sắc mừng hớn hớ nói :
- Quả là đại phúc cho nhà ta! Chu Tam chính là Tam hoàng tử của Đại Minh đấy. Và không chừng sau này Chu Tải Hậu sẽ kế vị ngai vàng vì đang được thánh hoàng sủng ái nhất trong các vị hoàng tử. Hôm ta sắp rời kinh sư, tam điện hạ đã cho gọi đến và hỏi thăm ngươi. Ngài đã nghe đồn về kết quả cuộc đả lôi đài chiêu phu của Hương nhi nên đoán trúng phóc Tư Mã Khôi là Tư Đồ Sảng.
Lão nói một hơi, chẳng thấy ai lộ vẻ ngạc nhiên nên cụt hứng hỏi :
- Việc Tam hoàng tử hóa thân thành Chu Tam không làm mọi người bất ngờ sao?
Chiêu Hương cười khúc khích :
- Cửu phụ hố to rồi! Sảng nhi đã sớm biết lai lịch của Chu Tam, kể cho cả nhà nghe từ trước.
Bàng Đạo Trí ê mặt, uống liền mấy hớp trà rồi hắng giọng nói sang chuyện khác :
- Sảng nhi! Tam hoàng tử mời ngươi và Hương nhi đến Bắc Kinh cùng đón tết Nguyên Đán. Người còn bảo rằng muốn nhờ ngươi điều tra vụ trộm cướp quốc khố giữa tháng này. Nghe nói nghi phạm là một đạo chích tên Tây Môn Giới, mang danh hiệu Tích Dịch Quỷ. Sang xuân, nếu chưa tìm ra manh mối khác, triều đình sẽ hạ lệnh truy nã Tây Môn Giới trêи cả nước và trao giải thưởng ngàn lượng vàng cho bất cứ ai tố giác hoặc bắt được lão ta.
Tư Đồ Sảng biến sắc, suy nghĩ rồi hỏi lại :
- Cửu phụ! Chẳng hay quốc khố đã bị mất những gì?
Bàng Đạo Trí vuốt râu như cố nhớ lại :
- Lão phu nghe Hình bộ Thượng thư Quản Huy Diên kể rằng tên trộm kia dã lấy đi một số châu báu trị giá đến ba chục vạn lượng vàng, hai pho tượng phật bằng ngọc đỏ, bốn bức cổ học và một thanh bảo kiếm.
Tư Đồ Sảng cẩn thận hỏi thêm :
- Bẩm cửu phụ! Ngoài các vật ấy ra, tên trộm có lấy kỳ trân dị dược như Thiên Niên Hà Thủ ô, Vạn Niên Tuyết Sâm Hoàn... hay không?
Bàng Đạo Trí phì cười :
- Thuốc quý thì lúc nào cũng ở cạnh long sàng chứ sao lại bỏ trong kho? Chẳng lẽ nửa đêm cần đến phải đi lục lọi quốc khố?
Tư Đồ Sảng thở phào và vui vẻ bảo :
- Mong cửu phụ mô tả cái cách mà tên đạo chích đã đột nhập quốc khố và vì sao triều đình lại nghi cho Tích Dịch Quỷ?
Bàng đề đốc hào hứng kể :
- “Quốc khố Bắc Kinh nằm ngay sau lưng cung Khôn Ninh, được xây dựng cực kỳ kiên cố, tường gạch dầy nửa sải tay và không hề có cửa sổ.
Nóc kho báu có dạng tròn, đường kính độ năm trượng. Nghĩa là tường vây cũng được xây theo đường tròn.
Nóc quốc khố không lợp ngói mà là một vòm bán cầu bằng đồng lá dầy, mạ vàng, đặt trêи đầu tường. Chóp nóc hơi nhọn để nước mưa không thể đọng.
Trêи cạnh chung quanh nóc hình bán cầu ấy, người ta trổ những khung cửa nhỏ để thông sáng và thông gió. Các cửa này đều có cánh bằng pha lê bên trong và cánh bằng đồng bên ngoài, kèm thêm lưới sắt dầy.
Ngay sau khi mặt trời lặn, các ô cửa ấy đều được đóng chặt lại. Do đó, nóc quốc khố hoàn toàn trơn láng, không có chỗ nào cho móc sắt của bọn đạo chích bám vào cả.
Chính vì thế mà bá quan đều tán thành nhận định của tổng bộ đầu Bắc Kinh, rằng Tích Dịch Quỷ Tây Môn Giới là thủ phạm. Chỉ có công phu Bích Hổ Du Tường đặc dị mới có thể giúp tên trộm bò lên đến nóc quốc khố mà cạy cửa sổ, cắt song sắt rồi dùng dây trèo xuống.
Hơn nữa, một gã bộ đầu đã may mắn nhặt được con thằn lằn bằng đồng ở chân vách ngoài quốc khố, bụng khắc chữ Giới. Có lẽ Tây Môn Giới đã vô ý làm rơi”.
Tư Đồ Sảng gật gù, điềm tĩnh nói :
- Tam hoàng tử đã nhờ cậy, tiểu điệt chẳng dám khước từ, sáng mai sẽ thượng kinh.
Bàng đề đốc vô cùng hoan hỉ :
- Hiền điệt tế nhiệt tình như thế là rất phải đạo. Tam hoàng tử mà yêu mến ngươi thì lão phu cũng được thơm lây Bàng lão hớn hở quay vào phòng riêng, mơ tường đến tiền Đồ Sảng lạn.
Ở đây chỉ có hai người biết Tây Môn Giới là nghĩa phụ của Tư Đồ Sảng. Nhưng vì thấy chàng không nói ra nên Liễu Mộ Hào và Mạc Chiêu Hương cũng ngậm miệng.
Tối đến, Chiêu Hương hạ giọng khẩn cầu :
- Mong tướng công cho thϊế͙p͙ cùng đi Bắc Kinh. Xa chàng thϊế͙p͙ sẽ thấp thỏm không yên!
Tư Đồ Sảng mỉm cười :
- Ta chỉ sợ nhà vua thấy nàng quá đẹp mà đoạt lấy làm thứ phi đấy thôi!
Chiêu Hương thẹn thùng nguýt dài rồi bàn :
- Thϊế͙p͙ sẽ mang mắt nạ, giả làm nam nhi.
Tư Đồ Sảng phì cười gật đầu :
- Cũng may đang là mùa đông nên nàng có thể suốt ngày mặc áo lông mà che kín thân hình rất đỗi đàn bà kia.
* * * * *
Chiều ngày mười chín tháng chạp, bọn Tư Đồ Sảng đã có mặt ở Bắc Kinh, tìm đến phủ đệ của Tam hoàng tử.
Chu Tải Hậu đã được Gia Tĩnh hoàng đế phong làm Dụ Vương nên tư dinh của gã mang chiêu bài Vạn Vương Phủ.
Tòa phủ đệ này nằm trong hoàng thành song lại ngoài tử cấm thành. Khi nào được phong làm hoàng thái tử thì Chu Tải Hậu mới có quyền ở trong hoàng cung.
Nhờ có những giấy tờ đóng dấu ấn tín của thủy sư đề đốc Trực Cô, nên ba người qua được cửa Thừa Thiên Môn, vào trong hoàng thành. Họ đi thêm hơn dặm thì đến vương phủ, tọa lạc tại khu Đông Nam.
Tam hoàng tử vui vẻ tiếp đón ân nhân, xua tay miễn lễ khi họ định khấu kiến :
- Thôi khỏi! Bổn vương từng gọi Tư Đồ túc hạ đây là đại ca, giờ nhận đại lễ e không hợp. Mời tam vị an tọa.
Khách ngồi rồi, Chu Tải Hậu cười bảo :
- Mong Tư Đồ túc hạ chớ giận bổn vương đã không thật tình, giấu diếm lai lịch. Vả lại lúc ấy mà nói ra thì chỉ sợ túc hạ không tin.
Tư Đồ Sảng cười mát :
- Xin điện hạ chớ bận tâm! Thảo dân tính hay quên, chẳng để dạ việc cũ bao giờ.
Rồi chàng giới thiệu Liễu Mộ Hào và Mạc Chiêu Hương với gã.. Chu Tải Hậu cũng tò mò muốn chiêm ngưỡng dung nhan của Chiêu Hương nhưng không tiện mở lời bảo nàng lột mật nạ ra. Lúc này, Chiêu Hương đang mang dung mạo của Tư Mã Khôi. Còn Tư Đồ Sảng thì để lộ chân diện mục.
Tam hoàng tử hắng giọng đi vào đề :
- Tư Đồ túc hạ! Bổn vương hiện đang chấp chường Đại Lý tự, phụ trách điều tra vụ mất trộm ở quốc khố. Sực nhớ đến lời thố lộ của túc hạ, về quan hệ với Tây Môn Giới, nên bổn vương cho gọi túc hạ đến đây. Nếu quả thực lệnh nghĩa phụ là hung thủ thì túc hạ hãy khuyên bảo lão ta âm thầm hoàn lại tài sản cho triều đình. Ta sẽ tìm cách ém nhem vụ này lại.
Tư Đồ Sảng khẳng khái đáp :
- Thảo dân có thể lấy tính mạng mình ra đảm bảo rằng gia nghĩa phụ không làm việc ấy. Ngân quỹ của triều đình dùng để nuôi quân sĩ giữ vững sơn hà, nên người tuyệt đối không đụng đến. Suốt đời, người chỉ trừng trị bọn cường hào, ác bá và bọn tham quan mà thôi. Thảo dân sẽ điều tra vụ này, nếu không tìm ra hung thủ sẽ bồi hoàn cho quốc khố số vàng ba chục vạn lượng.
Chu Tải Hậu cau mày :
- Vì sao túc hạ lại dám khẳng định Tây Môn Giới không phải là thủ phạm?
Tư Đồ Sảng nghiêm giọng :
- Bẩm điện hạ! Lý do thứ nhất là gia nghĩa phụ đang bận việc nếu không đã cùng thảo dân ngược Bắc Kinh tìm Chiêu Hương. Hai là, trong tiết lạnh giá thế này, lớp đồng lá của nóc quốc khố sẽ phủ một lớp bàng, rất trơn trượt, dẫu có công phu Bích Hổ Du Tường cũng chẳng thể nào trèo lên được.
Chu Tam gật đầu tán thành :
- Túc hạ bàn rất phải! Ta cũng từng đưa ra nhận xét như thế nhưng lão tổng bộ đầu Bắc Kinh Hoành Lập cứ dựa vào tang vật, là con thằn lằn bằng đồng, mà nghi cho Tích Dịch Quỷ.
Tư Đồ Sảng cười nhạt :
- Lẽ nào một kẻ đủ tài vào trộm quốc khố mà lại non nớt đến mức mang theo chiêu bài và làm rơi được? Hơn nữa, gia nghĩa phụ chưa bao giờ dùng vật ấy làm biểu tượng.
Huyết Báo ứng tiếng :
- Xin điện hạ cho thảo dân xem thử tang vật!
Chu Tải Hậu liền đứng lên, mở tủ lấy ra, đặt trêи bàn. Con thằn lằn bằng đồng này được chế tác rất tinh xảo, sống động, trông như thật vậy.
Liễu Mộ Hào cầm lên ngắm nghía và nhận xét :
- Vật này được làm bằng cách đúc khuôn, sau đó mài dùa lại bằng tay. Người thợ ấy rất tài hoa, có tính tỷ mỹ, nắn nót từng chi tiết nhỏ.
Từ đấy, có thể suy ra đây là tác phẩm của một thợ kim hoàn đã nhiều năm kinh nghiệm, nhưng tuổi chưa quá sáu mươi, mắt vẫn còn rất sáng.
Trong lúc y dừng lại để suy nghĩ thêm, Tư Đồ Sảng liền nói :
- Mong điện hạ cho mượn tang vật và cấp cho bọn thảo dân ba tấm lệnh bài thám tử Đại Lý tự. Bọn thảo dân sẽ điều tra các lò đúc đồng, các tiệm kim hoàn, tất sẽ tìm ra kẻ đã đặt làm con vật này.
Chu Tải Hậu rất thông tuệ, hiểu ngay đây là lương sách. Gã vỗ đùi nói :
- Hay lắm! Nếu Tích Dịch Quỷ không phải là thủ phạm thì chắc chắn tang vật này phải được làm ở Bắc Kinh. Kẻ đặt làm chính là đầu mối để tìm ra tên đạo chích.
Và gã mau mắn đưa ra ba tấm thẻ bài bằng bạc, nhỏ hơn lòng bàn tay, có lỗ xỏ dây tơ xanh để đeo vào cổ. Một mặt có năm chữ đúc nổi :
“Minh triều Đại Lý tự” nằm giữa hoa văn rồng mây. Mặt kia là hàng chữ “Nhất đẳng thám tử”.
Chu Tải Hậu còn viết thêm ba tờ giấy chứng nhận thân phận sai nha đóng trêи son đỏ chót. Tất nhiên, tấm của Chiêu Hương mang tên Tư Mã Khôi Gã trao cho ba người và ân cần dặn dò :
- Đại Lý tự là cơ quan hình pháp tối cao của Đại Minh. Với ngân bài này chư vị có thể tra xét bất cứ nơi nào, kể cả tư dinh các đại thần.
Tuy nhiên, đối với bá quan, bổn vương mong chư vị hành sự theo phong cách lễ độ, đúng mực và kiên quyết. Nếu họ có thái độ bất hợp tác thì cứ bảo rằng chính bổn vương đã đích thân ra lệnh.
Bọn Tư Đồ Sảng cảm tạ rồi cáo kɧօáϊ. Họ rời hoàng thành, ra khu ngoại thành, trọ trong Hà Bắc đại lữ điếm.
Gọi là ngoại thành có nghĩa là ngoài hoàng thành chứ không phải ngoại ô. Và chính nơi đây mới là khu vực sầm uất, phồn thịnh nhất Bắc Kinh. Trong hoàng thành chỉ có dinh thự của các đại thần và hoàng thân quốc thích. Còn ngoại thành thì đầy dẫy hiệu buôn, lâu quán, đường phố nhộn nhịp ngựa xe, người ngựa.
Dĩ nhiên, cơ sở Hắc Hiệp hội ở Bắc Kinh có số đệ tử rất đông đảo, khoảng độ hai trăm.
Tây Môn Giới là một kỳ nhân nên đã nảy sinh một ý tưởng kỳ dị là gầy dựng nên Hắc Hiệp hội.
Ông không tiêu diệt cái ác mà nuôi dưỡng nó, lèo lái nó vào khuôn khổ. Số lượng hội viên Hắc Hiệp hội mỗi địa phương hầu như không thay đổi hoặc tăng lên rất chậm.
Chính hoàn cảnh nghèo khó, thiếu thốn đã biến một lương dân thành trộm cắp. Do vậy, khi có ai đó vì hoàn cảnh mà sa sút lương tâm, Hắc Hiệp hội lập tức giúp đỡ họ bằng cách tìm cho một công việc làm hay cấp cho một số vốn để mưu sinh.
Để phục vụ cho mục đích ấy, Tây Môn Giới đã dùng số tài sản trộm cắp mà thành lập những cơ sở kinh doanh như quán trọ, tửu điếm, xưởng thủ công, hiệu buôn si, tiền trang.. lợi tức thu được tiếp tục mở rộng không ngừng.
Cách làm ăn hay ho này, mấy trăm năm sau, được hậu thế gọi nôm na là “rửa tiền”.
Nhưng Tây Môn Giới có thủ đoạn phi thường gì để giữ vững lòng trung thành của bọn trộm cắp. Ông có hai cách, một là cho họ được nhận phần thỏa đáng với công lao. Hai là trừng trị thẳng tay những kẻ phản bội.
Lực lượng chấp pháp của Hắc Hiệp hội chỉ có đúng bảy người, gọi là Thất Tinh Hình Sứ. Trừ Tây Môn Giới ra không ai biết được lai lịch cũng như mặt thật của bảy sát thủ này.
Khi Thất Tinh Hình Sứ ra tay thì quỷ không hay, thần không biết, nạn nhân sẽ chết bởi một mũi châm tuyệt độc tắt thở trong nửa khấc.
Con người luôn sợ hãi những cái vô hình, những điều thần bí, nhờ vậy mà quy củ Hắc Hiệp hội được giữ vững, bí mật tồn tại suốt mấy chục năm ròng.
Khi một tên trộm bị bắt, dẫu có bị tra tấn bằng cực hình gã cũng không bao giờ mở miệng nhắc đến Hắc Hiệp hội. Và thế là ít lâu sau gã được thả ra bởi quan sở tại đã nhận một số vàng hối lộ. Nếu chẳng may gặp phải một vị quan thanh liêm thì gã cứ yên tâm, chịu án tù vì vợ con ở nhà đã có người lo chu đáo.
Trong nội quy của Hắc Hiệp hội có hai điều quan trọng là không được lấy của dân nghèo hoặc người giầu có mà nhân hậu, không được chạm đến kho lẫm của triều đình, kể cả các sở đúc tiền.
Do đó, khi nghe Tư Đồ Sảng hỏi, phân hội chủ Bắc Kinh tái mặt biện bạch :
- Bẩm tuần sứ! Lão phu xin lấy cái mạng già này ra bảo đảm rằng không đệ tử nào của bổn hội có liên quan đến vụ trộm quốc khố.
Ông ta tuổi đã bảy mươi, tên gọi là Hà Minh Quang, trước kia thành danh Đại Nhĩ Thử ở vùng Hồ Bắc, vì có đôi vành tai vểnh rất lớn.
Tư Đồ Sảng nghiêm giọng :
- Bổn sứ tin lời túc hạ. Nhưng đây là việc hệ trọng liên quan đến tồn vong của bổn hội nên túc hạ hãy huy động huynh đệ đến tất cả những xưởng đúc đồng trong thành Bắc Kinh. Chư vị hãy đặt họ đức một con thằn lằn bằng đồng, kϊƈɦ thước như thật, yêu cầu lấy trong ngày, giá cả không thành vấn đề. Khi nào xong hãy mang đến Hà Bắc đại lữ điếm cho bổn sứ, kèm theo địa chỉ của xưởng ấy.
Đại Nhỉ Thử cung kính nhận lệnh, hứa sẽ thi hành ngay.
Quả nhiên, Liễu Mộ Hào đã đoán đúng. Khi muốn đúc một vật gì đó, người ta phải tạo mẫu bằng gỗ mềm, sau đó, in mẫu ấy sâu xuống cát để làm khuôn, rồi róc đồng nóng chảy vào. Và cái xưởng đồng kia vẫn còn giữ lại mẫu bằng gỗ, giờ sẽ lấy ra sử dụng lại nếu có người đặt hàng.
Xế chiều, Hà lão mang đến cho Tư Đồ Sảng cái chàng cần, cùng địa chỉ của xưởng đúc Kế Thiện của lão Quách Tam ở phía Tây đài Thần ʍôиɠ.
Bọn Tư Đồ Sảng mừng rỡ đi ngay đến nơi ấy. Họ đều rinh đao cho giống công sai.
Thấy ngân bài Đại Lý tự và ba gương mặt lạnh lẽo, lão chủ lò đúc sợ khϊế͙p͙ vía, mau miệng khai rằng hồi đầu tháng có một hán tử trung niên đến đặt đúc hẹn lấy vào ngày mùng tám. Gã này xưng là họ Tiền, để lò đúc ghi vào giấy hẹn.
Tư Đồ Sảng cau mày và hỏi thêm :
- Lão trượng là bậc cao niên giầu kinh nghiệm, liệu có thể từ phong thái, cung cách của họ Tiền mà đoán ra y làm nghề gì không?
Quách Tam đắc ý bảo :
- Quan gia hỏi đúng chỗ rồi đấy! Lão phu chỉ thoáng nhìn cũng biết gã ta là thị vệ hay bộ đầu gì đấy! Hạng người này thường có ánh mắt xoi mói, lạnh lẽo, giọng nói nhát rừng, hách dịch và thiếu lễ độ.
Tư Đồ Sảng hài lòng dặn lão :
- Tốt lắm! Cảm tạ lão trượng đã giúp đỡ cho Đại Lý tự. Nhưng việc bọn ta đến đây điều tra thì mong lão trượng giữ kín cho.
Quách Tam dạ rối rít, hứa sẽ bảo mật.
Khi ra ngoài rồi, Chiêu Hương hào hứng bảo :
- Cơ trí của tướng công ngày càng sâu sắc. Nhưng sao chàng lại đoán ra họ Tiền là sai nha?
Tư Đồ Sảng tư lự đáp :
- Người ngoài quyết không thể vào được quốc khố cho nên hung thủ nhất định phải là người trong cung. Ngoài người quản lý quốc khố là lão Thái Phủ Thiếu Khanh Tang Sơn Phú, ta còn nghi ngờ cả Hoàng Lập, tổng bộ đầu của bộ hình. Chính lão ta khăng đổ diệt trách nhiệm cho Tích Dịch Quỷ. Từ những nghi vấn ấy, ta mới phỏng đoán họ Tiền là bộ đầu, thủ hạ của Hoàng Lập.
Liễu Mộ Hào lên tiếng :
- Sảng đệ bàn rất phải! Và theo ý ta thì có lẽ số tài vật kia vẫn chưa ra khỏi hoàng thành. Sau khi phát hiện vụ trộm, các cửa thành đểu được canh gác nghiêng mật, tra xét không chừa một ai. Hung thủ chỉ có thể mang ra từng ít một, hoặc giấu kín ở nơi nào đó trong hoàng thành, chờ sự việc nguôi ngoài đi mới tẩu tán.
Ngay sáng hôm sau, Tư Đồ Sảng một mình đến vương phủ kể lại việc tìm ra nơi sản xuất tang vật. Chu Tải Hậu trầm ngâm một lúc rồi nói :
- Giờ thì ta đã có thể khẳng định kẻ mang tài sản quốc gia ra khỏi kho chính là lão Thái Phủ Thiếu Khanh Tang Sơn Phú. Và lão ta đã cấu kết với anh vợ là quan Hiệu úy tổng bộ đầu hình bộ Hoàng Lập. Bổn vương chỉ không hiểu vì sao họ dám làm chuyện tày trời này?
Tư Đồ Sảng điếm tĩnh đáp :
- “Vạn cổ tử vi nan”. Nếu họ bị ai đó uy hϊế͙p͙ tính mệnh thì không thể không làm. Thảo dân đoán kẻ đứng sau vụ này là một nhân vật võ lâm, có oán thù với gia nghĩa phụ. Xin điện hạ cho khám xét tư dinh của Tang Sơn Phú và Hoàng Lập tất sẽ tìm ra tài vật. Các cửa thành đểu bị phong tỏa, họ chưa thể mang ra ngoài được.
Tam hoàng tử gật đầu :
- Túc hạ có lý! Trước đây ta bị hiện trường giả đánh lừa nên cho rằng hung thủ là người ngoài, không tiến hành lục soát nhà của hai lão ấy. Ta thật hồ đồ!
Tư Đồ Sảng bàn thêm :
- Xin điện hạ cho vây cả hai nơi một lúc để đề phòng sơ xuất.
Nhưng theo thiển ý của thảo dân thì Tang Sơn Phú không dám gửi số của cải ấy mà đã chuyển cho Hoàng Lập.
Chu Tải Hậu khen phải, ra lệnh cho tả hữu đi điều động hai ngàn quân cấm vệ.
Tam hoàng tử và Tư Đồ Sảng dẫn cánh quân thứ nhất đến vây tư dinh của quan Hiệu úy Hoàng Lập. Lão một mực kêu oan, cho phép lục soát thoải mái.
Đã hợp đồng từ trước nên Huyết Báo và Mạc Chiêu Hương cũng có mặt nơi này. Họ cùng ngồi với Tư Đồ Sảng và Tam hoàng tử trong phòng khách lớn nhà họ Hoàng, chờ kết quả.
Chỉ còn vài ngày nữa là đến năm mới nên khách sảnh được trang hoàng lộng lẫy, tường quét vôi lại như mới, những vật bằng đồng được chùi sáng loáng. Và trêи bức tường cuối sảnh có treo cặp liễu mừng xuân rất lớn :
“Thiên tăng tuế nguyệt nhân tăng thọ Xuân mãn càn khôn phúc mãn đường”.
Hai câu đối ấy cũng được viết bằng lối thư pháp cuồng thảo, khiến Chiêu Hương nhớ lại giai thoại về gã dốt Triển Phi Hoan, kẻ đã từng bó tay trước kiểu chữ phóng túng này.
Nàng tủm tỉm cười, thì thầm với Tư Đồ Sảng :
- Tướng công! Nếu có Triển đại ca ở đây, không hiểu y sẽ đọc đôi liễu kia như thế nào nhỉ!
Tư Đồ Sảng bật cười, đưa mắt ngắm nhìn những nét chữ uyển chuyển, nối nhau bay bổng. Đúng lúc ấy, gã chỉ huy đội cấm quân vào báo rằng đã xem xét rất kỹ mà không hề tìm thấy tài sản quốc khố.
Tư Đồ Sảng có thính lực rất tốt, thoáng nghe được tiếng thở phào của lão họ Hoàng. Nghĩa là nãy giờ lão thấp thỏm sợ hãi, lo việc bị bại lộ, vì quả thực tang vật được giấu ở đây.
Chàng âm thầm quan sát Hoàng Lập và chợt phát hiện có lần lão liếc nhanh về phía đôi liễn. Một ý niệm bừng sáng trong đầu Tư Đồ Sảng nên khi Chu Tải Hậu vừa ra lệnh rút quân thì chàng nói :
- Khoan đã!
Rồi chàng rảo bước đến, tung mình lên gỡ vế đối bên tả, mang xuống đất. Chỉ cần nhìn nét mặt tái xanh của họ Hoàng là Tư Đồ Sảng hiểu ngay mình đã phán đoán không sai.
Bốn bức cổ họa bị mất cắp đều bằng lụa, không thể chôn xuống đất vì dù cho có bọc vải sơn thì nét mực vẽ cũng bị hơi ẩm làm nhòe đi. Giờ đang
là tiết đông, tuyết phủ đầy mặt đất, chẳng nơi nào khô ráo nổi.
Tư Đồ Sảng mau chóng tìm thấy hai bức họa được khâu úp phía sau mảnh liễn. Lão tổng bộ đầu chưa kịp có phản ứng gì thì đã bị Huyết Báo kê đao vẹo cổ Chu Tải Hậu giận dữ nạt :
- Lão cẩu tặc kia! Giờ thì ngươi đã chịu nhận tội chưa?
* * * * *
Thượng tuần tháng hai năm Gia Tĩnh thứ ba mươi bốn, bọn Tư Đồ Sảng về đến Thúy Phong cốc ở phủ Lạc Dương nhưng không có Mạc Chiêu Hương theo cùng.
Cậu nàng, thủy sư đề đốc Bàng Đạo Trí, đón xuân quá nhiệt tình nên đầu năm mới đã liệt giường vì bệnh xuất huyết dạ dày. Do vậy, Mạc Chiêu Hương phải ở lại chăm sóc cửu phụ, chờ lão bình phục mới đi Lạc Dương được.
Tư Đồ Sảng đi trước, dẫn dường cho Huyết.Báo vượt qua trận kỳ môn trước cửa cốc. Trận pháp này Táo Già Cát và Lăng Phi Hồng đã dựng nên trước khi chàng đi Bắc Kinh.
Tuy tin tưởng rằng không ai biết mối quan hệ của mình với Thúy Phong cốc chủ Tư Không Chất nhưng Bùi lão vẫn thận trọng lập trận để bảo vệ nơi ẩn náu.
Khung cảnh điêu tàn bên trong sơn cốc đã khiến hai người phải kinh hoàng. Tất cả nhà cửa đều đã bị chôn vùi dưới những tảng đá khổng lồ và đất cát Tư Đồ Sảng run rẩy ngước lên nhìn thì phát hiện sườn núi phía Bắc bị sạt lở một mảng rất lớn. Trước đây, nơi ấy cây cối mọc xanh rì, giờ trơ đất đá loang lổ và nham nhở.
Tư Đồ Sảng gào lên như điên loạn, phi thân trêи những tảng đá, kêu tên người thân. Và chàng bươi móc lớp đất đá dầy đến mấy trượng một cách tuyệt vọng.
Liễu Mộ Hào trầm tĩnh hơn, trấn an chàng :
- Sảng đệ phải cố bình tâm lại vì chưa chắc những người trong cốc đã thiệt mạng. Khi núi lở thường phát ra những âm thanh rất lớn, họ đều có khinh công cao cường, lẽ nào không thoát ra kịp?
Tư Đồ Sâng nghẹn ngào nói :
- Núi chỉ lở bởi những cơn mưa dữ dội của mùa ha, mùa thu, còn vào mùa đông thì tuyệt đối chẳng xảy ra. Tiểu đệ đoán rằng có kẻ gài hỏa dược, đánh sập sườn núi để hại những người trong cốc.
Huyết Báo nghe cũng có lý song vẫn cãi để làm cho Tư Đồ Sảng phân tâm, không quá bi lụy nữa :
- Ta e rằng chẳng phải thế! Bọn tà ma không thể biết Táo Gia Cát và hai ả họ Lăng ẩn náu nơi này. Vả lại, Hạo Thiên cung cần bắt sống họ để thu hồi tài sản chứ giết đi thì có lợi gì?
Tư Đồ Sảng xuôi tai, lau nước mắt bảo :
- Liễu sư huynh nói cũng phải! Chúng ta cứ vào thành Lạc Dương tìm gia nghĩa phụ sẽ rõ. Ông rất ít khi có mặt ở sơn cốc nên nhiều khả năng thoát khỏi tai họa.
Lúc này, hai người đang đứng ở giữa sơn cốc. Chợt Tư Đồ Sảng nghe từ hướng vách núi phía bắc phát ra tiếng rít thê lương rất quen tai của con chồn hương mà chàng đã mua và thả ở cánh rừng bên kia sông Chương Hà.
Tư Đồ Sảng phản ứng rất nhanh, lướt thẳng về hướng ấy một cách vô ý thức. Huyết Báo không hiểu tại sao nhưng cũng vội bám theo. Đến nơi, Tư Đồ Sảng phát hiện một hốc đá không lớn lắm và chỉ sâu độ hơn trượng, đứng ngoài có thể nhìn rõ bên trong. Chàng chưa kịp ngạc nhiên vì chẳng có con chồn nào thì hai tiếng nổ long trời đã vang lên và đất đá lưng chừng hai sườn núi Đông Tây đã ập xuống, phát ra những tiếng động kinh hồn, tựa thiên binh vạn mã đang trẩy quân qua đây.
Huyết Báo cũng đã đến sau lưng Tư Đồ Sảng, lập tức xô chàng vào hốc đá ấy và lao theo.
Hằng ngàn, hàng vạn tảng đá lớn nhỏ rơi xuống như thác lũ, tảng sau va vào tảng trước, bắn văng khắp diện tích sơn cốc. Nghĩa là, nếu còn đứng ở chỗ cũ thì hai người hoàn toàn không có cơ may sống sót.
Nhưng miệng hang khá hẹp nên chỉ có những mảnh đá vụn lọt qua được, và chúng không đủ sức đả thương bọn Tư Đồ Sảng. Thực ra chỉ có mình Huyết Báo đưa lưng ra chịu trận. Gã đã dùng thân xác mình che chở cho Tư Đồ Sảng.
Hơn nửa khắc sau vụ lở núi mới chấm đứt, cát bụi lắng dần xuống.
Lúc này cửa hang đã bị lấp gần hết bởi một tảng đá lớn.
Hai nạn nhân vừa định chui qua khe hở phía trêи để ra ngoài thì nghe vang vọng một giọng cười ngạo nghễ.
Huyết Báo sợ Tư Đồ Sảng loạn động liền nắm chặt tay giữ lại và nói :
- Sảng đệ có ra cũng vô ích! Đối phương ở trêи sườn núi cơ mà! Cứ để chúng tin rằng bọn ta đã chết, không săn đuổi nữa.
Tư Đồ Sảng gật đầu, người run lẩy bẩy, lệ chảy dài trêи gương mặt lem luốc. Chàng nghẹn ngào bảo :
- Thế là đã rõ! Họ đã chết cả rối!
Ý chàng nhắc đến sáu người thân trong sơn cốc này. Và có thể là bẫy nếu Tây Môn Giới cũng hiện diện đúng lúc ẩy.
Bỗng Huyết Báo vỗ trán nói :
- Lạ thực! Giọng cười này ta nghe rất quen song không nhớ nổi là của ai.
Tư Đồ Sảng bừng tỉnh, cau mày nhăn trán, cố hồi ức lại song chỉ hoài công. Chàng bực bội nói :
- Tiểu đệ cũng có cảm giác như sư huynh nhưng giờ đang rối trí không tài nào nghĩ ra được. Chúng ta đi thôi!
Khi chui hẳn ra ngoài, hai người bất giác rùng mình trước cảnh tượng sơn cốc. Họ thức ngộ rằng mình đã thoát chết trong gang tấc.
Huyết Báo sực nhớ ra, hỏi Tư Đồ Sảng :
- Này Sảng đệ! Tại sao ngươi biết hỏa dược sắp nổ mà chạy đến lốc đá ấy.
Tư Đồ Sảng bâng khuâng kể lại việc nghe được tiếng chồn kêu. Liễu Mộ Hào nhăn mặt :
- Ta đứng kế bên ngươi sao chẳng nghe thấy gì hết?
Huyết Báo vốn không tin chuyện quỷ thần, hồ ly, đã từng cười cợt câu chuyện thả chồn của Tư Đồ Sảng. Vì vậy, hôm nay chàng không muốn nhiều lời tranh cãi. Vả lại, trong lúc hoang mang, đau khổ, chàng cũng không dám tin chắc vào thính giác của mình.
Hai người rời Thúy Phong cốc, may thay gặp ngựa thả ở bìa trận đã khôn ngoan chạy ngược ra ngoài, đang luẩn quẩn trong trận pháp.
Trời đã chiều, họ ghé vào giòng suối gần đấy mà tắm gội, cả hai đểu bẩn như ma lem. Nước suối rất lạnh vì do tuyết trêи đỉnh núi tan ra và chảy xuống. Cái lạnh đã giúp hai người tỉnh táo lại. Mặc y phục sạch vào xong, Huyết Báo trầm ngâm bảo :
- Sảng đệ! Ta cho rằng việc Thúy Phong cốc bị bại lộ là do bọn đệ tử Hắc Hiệp hội. Bọn chúng thường đến đây liên hệ với Tây Môn lão gia.
Tư Đồ Sảng lắc đầu :
- Bảy gã ấy chính là Thất Tinh Hình Sứ, được huấn luyện rất tốt và tuyệt đối trung thành.
Huyết Báo hỏi lại :
- Vậy tại sao không ai chờ chúng ta ở đây để báo cáo những gì đã xảy ra! Điều này có nghĩa là lực lượng Hắc Hiệp hội ở Lạc Dương đã bị tiêu diệt, hoặc ty nạn đi nơi khác rồi. Và có thể là do Tây Môn lão gia đã thọ hại nên Hắc Hiệp hội không còn ai lãnh đạo nữa.
Gã bực bội trách móc :
- Tây Môn lão gia quả là kẻ độc tài, không lập chức phó hội chủ để đề phòng bất trắc.
Tư Đồ Sảng vội biện minh cho nghĩa phụ :
- Liễu huynh lầm rồi! Thực ra Hắc Hiệp hội có một phó soái. Người này nắm toàn bộ tài chính và việc kinh doanh của hội ở Hà Nam. Lão ta chính là Hí Nhân cư sĩ Cổ Quý Sinh.
Huyết Báo nghe xong trợn mắt thét lên :
- Đúng rồi! Giọng cười lúc nãy chính là của lão ta. Trong đại hội võ lâm ta đã nghe lão cười chế giễu Triển Phi Hoan. Tư Đồ Sảng cũng đã tỉnh ngộ run giọng xác nhận :
- Không thể sai được! Té ra là lão cẩu tặc ấy đã hãm hại gia nghĩa phụ để đoạt lấy cơ nghiệp Hắc Hiệp hội. Lão giết luôn những người thân cận với Tây Môn nghĩa phụ để không còn ai điều tra hoặc báo thù!
* * * * *
Do đã xác định được hung thủ nên bọn Tư Đồ Sảng cải trang rồi mới vào thành Lạc Dương. Sử dụng hai trong ba chiếc mặt nạ mà Tây Môn Giới đã tặng Tư Đồ Sảng. Những diện mạo giả này Tích Dịch Quỷ chưa dừng qua bao giờ nên không sợ lộ. Mộ Hào trở thành một hán tử trung niên mặt rỗ. Còn Tư Đồ Sảng mang dung mạo của Tư Mã Khôi song bỏ bớt bộ râu mép đi.
Hai con ngựa của họ có mầu lông hung đỏ rất bình thường và không có đặc điểm gì cần phải che giấu.
Sau khi mướn phòng trọ và ăn uống xong, bọn Tư Đồ Sảng dạo một vòng qua các cơ sớ bí mật của Tây Môn Giới. Tất cả đều im lìm, không một ánh đèn, mặc dù lúc trước chỗ nào cũng có người túc trực.
Không hỏi thăm được, hai người đành chờ Tây Môn Giới đến tìm.
Ông ta phải nhận ra những chiếc mặt nạ của mình.
Sau ba ngày lê la khắp các trà lâu, tửu quán trong thành, hai người thất vọng, cho rằng Tây Môn Giới chắc cũng chết trong Thúy Phong cốc.
Tư Đồ Sảng quyết định xuôi Nam, đến Tín Dương tìm lão Hý Nhân cư sĩ mà hỏi tội.
Cảnh vật mùa xuân dọc đường thiên lý bội phần xinh đẹp nhưng Tư Đồ Sảng chẳng còn tâm trí đâu mà thưởng thức. Tim chàng luôn thổn thức tiếc thương những người thân, nhất là hai ái thê. Họ còn quá trẻ, xuất giá mà không kiệu hoa, không pháo cưới, vui bên chồng chưa bao lâu thì đã phải âm dương cách biệt.
Chiều mười ba tháng hai, bọn Tư Đồ Sảng còn cách bờ Bắc sông Hoài hơn chục dặm. Giờ này đò ngang đã sắp ngưng hoạt động nên lữ khách và thương lái đều tìm chỗ qua đêm, chờ sáng mới sang sông.
Chính vì vậy mà đường quan đạo cực kỳ vắng vẻ, chỉ có mình Tư Đồ Sảng và Huyết Báo dong ruổi. Họ không sợ ai cướp bóc nên cứ đi và sẽ nghỉ chân ở quán trọ gần bờ sông.
Lúc sắp phóng ngựa ngang qua ngôi Thập Lý Đình mé hữu quan đạo, Tư Đồ Sảng tinh mắt phát hiện một người mặc tăng bào vàng đang nằm sóng xoài trêи bãi cỏ dưới thềm đình.
Chàng đưa tay ra hiệu với Huyết Báo rồi rẽ vào xem thử. Nạn nhân là một lão hòa thượng gầy gò, mắt nhỏ mũi thấp, trông không giống người Hán lắm.
Vị sư già ấy có nước rám nắng của một người quen phiêu bạt phong trần. Tấm áo cà sa mầu vàng đỏ giờ đây đã bạc, sờn rách nhiều chỗ.
Tư Đồ Sảng vội bồng lão hòa thượng tội nghiệp ấy vào trong đình rồi thăm mạch. Tuy thời gian bên nhau không nhiều song Lăng Phi Tuyết đã bắt chàng phải học một vài nét căn bản của y thuật. Và khi chàng đi xa đã nhét vào tay nải của chàng hàng tá chai lọ chứa linh lan, có thể chữa trị từ bệnh sổ mũi đến trọng thương.
Nhờ thế mà giờ đây Tư Đồ Sảng có thể xác định nạn nhân đang bị cảm sốt rất nặng do dầu dãi nắng mưa quá nhiều. Chàng liền hạ sốt cho người bệnh bằng khăn vải và nước mát trong túi da, đồng thời cho ông ta uống thuốc.Trong lúc Tư Đồ Sảng bận rộn chăm sóc lão hòa thượng thì Huyết Báo mở túi hành lý nhỏ bé đang nằm lăn lóc dưới đất ra xem.
Tính gã rất cẩn thận, khi giúp ai hoặc giết ai thì đều thẩm tra kỹ lưỡng.
Trong túi vải vàng ố ấy chỉ có một bộ tăng bào thứ hai, và một tờ thông quan điệp do quan Đô Ty ở xứ Tây Tạng cấp.
Trong tờ điệp này nói rõ lão hòa thượng là trưởng lão của chùa Bố Đà La Tự, pháp danh Trát Thập thiền sư.
Trát Thập vào Trung Nguyên với nhiệm vụ là tìm kiếm và thu hồi lại bảo vật của Bố Đà La Tự, là cây rìu hai lưỡi bằng huyền thiết, tên gọi Giáng Ma phủ.
Ngài Đô Ty Tây Tạng mong mỏi quan lại các địa phương giúp đỡ cho Trát Thập thiến sư.
Đọc xong, Huyết Báo chửi thêm :
- Đúng là họa vô đơn chí! Sảng đệ đang buồn vì cảnh nhà tan cửa nát lại còn gặp phải kẻ đi đòi nợ. Thực là xui tận mạng.
Lúc này, Trát Thập vẫn còn mê man song thần nhiệt đã hạ, kinh mạch điều hòa, không đáng lo nữa. Tư Đồ Sảng cho bệnh nhân gối đầu lên tay nải của chàng rồi quay sang hỏi Huyết Báo :
- Liễu huynh! Vị sư già này từ đâu đến vậy?
Liễu Mộ Hào thở dài, trao tấm thông quan điệp cho Tư Đồ Sảng xem, chờ chàng đọc xong, Huyết Báo mới nói :
- Nếu hiền điệp không muốn mất Giáng Ma phủ thì cứ để mặc lão ta nằm đây rồi cùng ta lên đường.
Tư Đồ Sảng cười thảm :
- Tiểu đệ chẳng thể nhẫn tâm bỏ kẻ bị nạn mà đi được. Hơn nữa, cứ xem ngày ấn ký thông quan điệp này thì đủ biết Trát Thập thiền sư đã lặn lội suốt mấy năm qua, khổ nhọc đến mức kiệt sức và lâm bệnh. Có lẽ trời xanh muốn tiểu đệ hoàn lại Giáng Ma phủ cho chủ cũ nên đã run rủi cho hai bên gặp nhau chốn này. Thôi thì tiểu đệ đành thuận duyên mà trao trả, chẳng dám cưỡng cầu. Kẻ có lỗi chính là cao tằng tổ họ Võ.
Huyết Báo cười nhạt :
- Ý ta thì khác! Nay ngươi đang cần vũ khí tốt để chiến đấu với kẻ thù, cứ tạm mượn vài năm, xong việc mang đi trả cũng được.
Tư Đồ Sảng nhìn gương mặt già nua, nhăn nheo của Trát Thập, lòng vô cùng bất nhẫn. Chàng nói với vẻ kiên quyết :
- Không được! Tiểu đệ quyết không để vị hoà thượng này phải bôn ba thêm nữa! Ông ta đã quá già yếu rồi! Còn vấn đề vũ khí thì tiểu đệ sẽ theo kϊƈɦ thước Giáng Ma phủ mà đặt rèn một thanh khác.
Liễu Mộ Hào càu nhàu :
- Dẫu ngươi có treo giá ngàn vàng cũng không tím đâu ra loại thép quý như thế!
Tư Đồ Sảng liền trấn an gã :
- Liễu huynh quên rằng tiểu đệ còn có nghề đánh kiếm nữa sao?
Bỗng người bệnh phát ra tiếng rêи và mở mắt. Ông gượng ngồi lên mỉm cười :
- Thiện tai! Thiện tai! Tiểu thí chủ quả là bậc đại nhân, đại dũng hiếm có trêи đời. Lão nạp xin đại diện ba ngàn đệ tử Bố Đà La Tự cảm tạ công đức vô lượng của thí chủ.
Thì ra thiền sư đã hồi tỉnh, nghe được câu nói của Tư Đồ Sảng.
Chàng ngượng ngùng kéo áo, quỳ xuống đảnh lễ và tháo bao da hươu đặt trước mặt ông ta. Chàng nghiêm nghị nói :
- Bẩm thiền sư! Đệ tử cũng xin thay mặt hương hồn cao tằng tổ Võ Hồng mà tạ lồi với quý tự.
Trát Thập hiền hòa bảo :
- Phải chăng thí chủ là Thần Phủ Lang Quân Tư Đồ Sảng! Lão nạp nghe đồn đại, đoán thí chủ là người đang giữ Giáng Ma phủ nên lặn lội đi tìm mãi. À! Mong thí chủ cho lão nạp được diện kiến dung nhan.
Tư Đồ Sảng vô cùng khâm phục, không ngờ ông ta đang bệnh hoạn mà còn phát giác ra việc chàng mang mặt nạ. Chàng vội lột lớp da hóa trang, cố chịu đựng ánh mắt chăm chú của đối phương.
Lát sau, Trát Thập thiền sư gật gù nói :
- Ân đức hai họ Tư Đồ và họ Võ đều mỏng nên thí chủ sẽ gặp nhiều tai kiếp. Nhưng nếu thí chủ giữ vững huệ căn, tâm luôn hướng tới những điều thiện thì sẽ được hưởng quả phúc kiếp này và kiếp sau.
Tư Đồ Sảng buồn rầu đáp :
- Đệ tử mang nặng thù nhà, sát nghiệp nặng nề, e khó mà tích thiện được!
Trát Thập thiền sư lắc đầu :
- Thiện ác vốn do tâm mà có nên giết người không hẳn là ác và cứu người chưa chắc là thiện. Thí chủ chưa vượt ngoài tục lụy nên lắm nhân duyên, nghiệp quả, nhưng chỉ cần giữ được chút lòng từ bi hỉ xả là tốt lắm rồi.
Liều Mộ Hào nghe thuyết pháp mà đầu ốc rối tung, bực bội cướp lời thiền sư :
- Lão nói nhăng nói cuộị gì thế? Chẳng lẽ phải tha mạng kẻ đã giết phụ mẫu của mình?
Trát Thập thản nhiên đáp :
- Kẻ đã gieo nhân thì phải gặt quả có bị giết cũng đáng. Nhưng khi thí chủ hạ thủ thì cũng là lúc gieo nhân xấu cho chính mình. Sao thí chủ không tự hỏi đã giết bao nhiêu người và anh em, con cái những nạn nhân ấy sẽ đòi nợ ai? Cho nên, bậc Bồ Tát giáng ma chỉ diệt cái ác chứ không sát sinh. Thí chủ chỉ cần phế võ công và hủy đi cánh tay cầm đao kiếm là quá đủ rồi! Hình phạt ấy đối với người học võ có lẽ còn khổ hơn cái chết.
Huyết Báo cứng họng, không sao tìm ra lý lẽ để cãi lại. Quả đúng là gã đã giết khá nhiều người, kẻ thù ở khắp nơi.
Tư Đồ Sảng càng bội phần thấm thía khi nhớ đến việc mình có thể đã giết chết Lăng Khải Trạch, gây mối thù với Lăng Song Tường. Thực ra, gã chẳng phải là kẻ thù của chàng.
Tư Đồ Sảng toát mồ hôi, khấu đầu nói :
- Đệ tử đa tạ thiền sư đã soi sáng cái tâm u mê này! Đệ tử xin phát nguyện từ nay kiềm chế lòng hiếu sát.
Mẹ chàng, Võ Xuân Hoa là người mộ đạo Phật nên chàng cũng có thiên hướng ấy. Nay được Trát Thập thiền sư tận tâm chỉ điểm, chàng lĩnh hội được nhưng không nhiều vì lòng đang chất chứa hận thù.
Trát Thập hài lòng, tủm tỉm bảo :
- Thực ra, với pho Huyền Nguyên kiếm pháp và Khô Mộc thần công, thí chủ thừa sức thể hiện lòng từ bi.
Tư Đồ Sảng kinh hãi :
- Sao thiền sư lại biết rõ võ công của đệ tử như thế?
Trát Thập mỉm cười hóm hĩnh :
- Giờ đã đến lúc chia tay. Lão nạp xin tặng thí chủ một vật. Vật ấy lão nạp treo trêи ngọn cây du cạnh đình. Xin cáo biệt!
Tư Đồ Sảng băn khoăn nói :
- Thiền sư đang bệnh, đâu thể đăng trình một mình được! Xin người theo bọn đệ tử đến khách điếm nghỉ ngơi vài hôm, chờ bình phục rồi hãy đi.