Mưa đã tạnh.
Huyện trưởng Từ thở ra khói, không phải là do gấp gáp, mà là do ăn lẩu bị phỏng.
Đội cứu viện chuyên nghiệp mà mọi người nói chờ mãi vẫn chưa tới. Thế nhưng lại chờ được người dân thôn Bình Khẩu.
Khi phóng viên nhìn thấy một đám người già đi tới thì rất là kích động. Đây hẳn là thân nhân của mấy người trong hầm mỏ3tới đây làm loạn, chắc chắc là như vậy.
Mà huyện trưởng Từ bị dọa trắng mặt, đặc biệt là khi nhìn thấy một đoàn người mười tám cụ già trên mặt đầy những nếp nhăn, tay chống gậy, đi đứng loạng choạng tiến tới. Nếu chuyện này xử lý không tốt, người dưới hầm còn chưa kịp cứu ra thì bên ngoài đã xảy ra án mạng rồi.
Ngoại trừ các2bà lão đang ngồi ở đây, còn có một ông lão cụt chân tóc bạc phơ, ông lão buộc hai mảnh bánh lốp xe vào đầu gối, cầm đầu đi trước.
Phóng viên Ngụy hưng phấn, vô thức liếm môi. Đây nhất định là một tin sốt dẻo, một ông lão tật nguyền tóc bạc phơ, mặt với những nếp nhăn như những vỏ cây già ở bên ngoài miệng hầm0mỏ, đập đất than trời, chờ đợi người con trai, cháu trai bên dưới hầm mỏ.
Nghe mà rơi lệ, nghe mà thương tâm.
Thợ quay phim nhanh nhạy, đã khiêng camera chạy qua.
Kết quả là thấy một đám người già đi đến cổng khu mỏ, run rẩy lấy ra một chiếc bàn từ trên vai rồi ngồi xuống bàn, lấy ra từ túi màn thầu, bánh bao, thịt khô, khoai lang0sấy, củ cải muối,...
Bọn họ bắt đầu ăn.
Giống như là thấy một đám người già đến công viên để nấu cơm dã ngoại vậy.
Các phóng viên đều trợn tròn mắt…
Cảnh khóc ròng ròng như đã nói đâu? Cảnh làm ầm làm ĩ như đã nói đâu? Cảnh nằm rạp dưới đất khóc lóc om sòm như đã nói đâu?
Huyện trưởng Từ cũng trợn tròn con mắt. Ông ta đi tới3phía trước cụ già lớn tuổi nhất, định mở miệng nói thì thấy bà cụ phun ra hàm răng giả, cho khoai lang khô dính vào răng giả rồi nhét lại răng vào miệng.
Bà cụ móc miếng khoai lang khô giắt tại kẽ hở hàm răng giả ra rồi dùng đôi bàn tay nhăn nheo, đeo một chiếc nhẫn bạc từ lâu đời búng đi mất…
Miếng khoai bị búng bắn vào ống kính một chiếc máy quay gần nhất, dính chặt trên đó.
“Bà ơi, mọi người đây là đang…?” Huyện trưởng Từ liếc nhìn người quay phim đang phải dùng tay gẩy miêng khoai trên ống kính ra một cách đồng cảm rồi quay qua nở nụ cười hiền hòa với bà cụ.
Bà cụ đáp lại ông ta bằng tiếng thở: “Hừ…hừ…”
Dáng vẻ bà như muốn tắt thở, dọa huyện trưởng Từ sợ hết hồn. Nếu ông ta mới hỏi có một câu mà đã làm bà cụ sợ chết thì ông ta xong đời rồi, còn là trước mặt bao nhiêu máy quay như vậy nữa. Vì thế mà ông ta liền vội lùi về sau vài bước chân.
Lúc này một ông lão ở bên cạnh, một bên dùng sức vỗ vỗ sau lưng của bà lão, một bên mở miệng nói: “Chúng tôi là đội trị an thôn Bình Khẩu, bỗng nhiên đến đây bao nhiêu là người, chúng tôi sợ có lừa đảo, lừa trẻ con, nàng dâu trong thôn còn vừa bảo nhìn thấy mấy người định tới chỗ lũ trẻ bắt chuyện, nhờ chúng tôi tới đây xem đấy.”
Huyện trưởng Từ say rồi, không phải ở đây xảy ra sự cố mỏ than sao? Sao lại liên quan đến bắt cóc lừa đảo? Nơi ông ta quản lý xảy ra chuyện không hay như vậy… việc này có thể không truyền ra ngoài được không.
Phóng viên Tiểu Trịnh ban nãy nói chuyện với một đứa bé, thấy đoạn phỏng vấn đấy khá ổn, đang còn muốn tìm mấy đứa trẻ để phỏng vấn thêm, lại nghe thấy mấy ông cụ bà cụ này nói thế liền chột dạ núp trong đám phóng viên.
Lão Ngụy cũng đơ người ra, sao mọi thứ xảy ra không đúng theo kịch bản cơ chứ? Hắn ta đẩy một phóng viên ra, tiến đến phỏng vấn.
“Ông
bà không lo lắng cho những người thợ mỏ bị kẹt ở dưới hầm ạ? Ở trong đó không có người nhà của các bác ạ?”
Phóng viên hỏi xong, ánh mắt mọi người sáng như lửa đốt. Huyện trưởng Từ tuy không thích người phóng viên này, nhưng cũng thực sự tò mò.
Vừa dứt lời, một ông lão liền khóc ra thành tiếng. Trong giây lát, tất cả máy quay đều quay qua.
Chỉ thấy ông lão khóc lóc kể lể, bàn tay giơ lên cứ run run, cả người nhìn như đang sốt rét, chiếc ghế xếp đang ngồi cũng bị vẹo đi. Các ông lão, bà lão ngồi kế bên đều chạy xa ra chỗ khác. Chuyện gì vậy? Mọi người không phải là nên đỡ ông lão một chút sao?
“Con, con của tôi thật là không có tiền đồ mà. Đều xin đến ba lần rồi mà vẫn không xin được xuống hầm mỏ làm việc. Xuống dưới đấy làm thì một tháng kiếm được mấy trăm tệ đấy. Con của tôi không được xuống hầm, lương một tháng còn chưa đến 100 tệ… 100 tệ thì có thể làm gì? Đến cả mua cho vợ nó một bộ quần áo cũng không mua được. Các bác lãnh đạo à, các bác mau giúp tôi một chút, xin giúp tôi để thằng con tôi có thể xuống hầm làm việc đi.”
Lão tam nhà họ Lưu kéo tay áo huyện trưởng Từ, khóc ròng ròng, sau khi nói xong, xì mũi, lại nắm lấy ống tay huyện trưởng Từ lau lau.
“Ông à, ông à, ông bình tĩnh lại đã. Chuyện của con trai ông sau này hãy nói. Chuyện quan trọng bây giờ là những người đang ở dưới hầm.” Huyện trưởng Từ cũng coi như hiểu ra vì sao nhìn thấy ông lão khóc là mọi người đều chạy ra xa rồi. Ông ta nhìn đống nước mũi bên chân mình, còn có chỗ sẫm màu ở tay áo mình nữa. Đống đồ ăn trưa nay ông ta ăn sắp trào lên cổ họng mất rồi.
Lúc này, một ông lão đứng lên một cách vội vàng, thân mình lảo đảo. Hình như một bên chân của ông lão bị què, cả người đều đứng không vững.
Ông lão kéo kéo vạt áo, cái chân bị què thì đặt lên chiếc ghế xếp để giúp ông đứng vững hơn. Thấy mọi người đều đang tập trung nhìn mình, ông lão ho vài tiếng rồi nói:
“Cháu ruột tôi ở ngay trong hầm, làm sao mà không lo lắng, nhưng tôi tin bọn họ nhất định sẽ bình an thoát ra. Bởi vì mỏ than Bình Khẩu là do toàn thôn từng quốc đất, từng quốc đất đào ra, từng nhát búa, từng nhát búa đập thành, còn cái đường hầm kia là chúng tôi từng cây gỗ, từng cây gỗ trải ra, để xây dựng mỏ than Bình Khẩu chúng tôi ngày đêm không nghỉ… Có thể nói mỏ than Bình Khẩu do mồ hôi xương máu của tất cả mọi người xây dựng lên…”
Từng làm kế toán, chú Tứ của Lý Trường Canh nói hết sức xúc động, quơ cánh tay, trình độ dùng từ cũng hơn hẳn người khác, biểu hiện dõng dạc vô cùng cảm động.
Lúc này có một phóng viên, không nhịn được mà ngưỡng mộ hỏi: “Chân của chú cũng là do xây mỏ than mà bị tật sao?”
Chú Tứ Lý lắc đầu: “Cái này không phải, năm đó trong lúc tôi đang làm việc, thấy ven đường có quả dại, lúc đi hái không cẩn thận bị ngã.”