Tôi rời khỏi Cẩm Phả vào một ngày nắng vàng, các chuyến xe đi lên thủ đôgần như chật cứng, có ghế phải ngồi đến ba người. Anh họ của tôi sắp làm đám cưới, tôi phải tới Đông Triều để dự lễ cưới của anh. Thực ra thìtôi có thể đi cùng họ hàng của mình vào chiều thứ bảy, nhưng do một sốviệc nên tôi đã chọn ở lại.
Lúc đi qua cầu Bãi Cháy, tôi quay mặt nhìn ra khung cảnh rộng lớn trướcmắt. Từng tàu trở hàng lừng lững trên biển, phía xa xa còn có một chiếc du thuyền hạng sang. Nước biển bạc lóng lánh. Hạ Long có lẽ sẽ còntuyệt đẹp hơn thế.
Từ cửa kính xe nhìn xuống có thể thấy vài tòa chung cư được xây dựng ven biển, con người đứng bên đó còn nhỏ hơn cả ngón tay của tôi. Tôi bỗngnghĩ nếu bây giờ đứng ở trên cầu nhảy xuống thì chắc hẳn sẽ chết. Tôi sẽ chết ngay khi rơi! Bởi ở độ cao như thế này, áp suất không khí quá lớnsẽ khiến tim tôi ngừng đập. Cảm giác như thế cũng không tồi. Không đauđớn, không cảm giác, chỉ có tiếng gió xé bên tai, như muốn rạch nát tấtcả.
Một người hành khách ngồi bên cạnh, cô ta liên tục nhai kẹo cao su vànói chuyện điện thoại. Nghe chừng là người yêu. Huyên thuyên đủ điều,khiến cho những người khác đều phải quay ra nhìn. Khi cuộc nói chuyệnkết thúc, cô tháo cặp kính râm của mình ra và quay sang nhìn tôi. Đôimôi đỏ chót nở một nụ cười rất thân thiết. Tôi không biết có phải do bản thân nhìn nhầm hay không, nhưng đúng là cô ấy đã cười rất thân thiếtvới tôi. Tôi không nghĩ mình quen cô gái này, cũng chưa từng làm gìkhiến cô ấy phải cảm kích, cho nên nụ cười này của cô làm tôi thấy không thoải mái. Phải, là không thoải mái.
“Cậu đi đâu thế?” Cô gái đó hỏi, miếng kẹo cao su trong miệng được lưỡi đẩy qua đẩy lại.
Tôi cũng không giấu giếm, trả lời rất thành thật: “Đông Triều.”
Cô gái vuốt vuốt tóc, khuôn mặt được trang điểm đậm nhìn hơi xa cách. Cô nói: “Tớ đi Hà Nội. Lên thủ đô ấy mà. Lập nghiệp thôi!”.
Tại sao lại nói với tôi? Tôi nghĩ thầm, nhưng miệng thì đã nở một nụ cười xã giao: “Cậu bao nhiêu tuổi?” Tôi hỏi.
“Hai mươi tư.”
“Ừ. Ở Cẩm Phả không tốt hả?”
Cô gái đó nhún vai: “Cẩm Phả thì có gì chứ? Cũng chỉ là thành phố toànkhói bụi thôi. Giờ than cũng đâu có bán được? Mà người không có bằng cấp như tớ thì làm được gì ở nơi đó?”
“Nhưng trên Hà Nội chẳng phải còn yêu cầu cao hơn sao?”
“Nhầm rồi. Có tiền là ở đâu cũng thế cả thôi. Tớ không có tiền, nhưngtrên Hà Nội xô bồ, tớ có thể nhân một cơ hội nào đấy mà chen chân vàocuộc sống xa hoa như người dân ở đó. Tớ tin vào vận mệnh!”
“Chẳng lẽ đã có người nói trước vận mệnh cho cậu?”
Cô gái đó nháy mắt tinh nghịch rồi trả lời: “Không, là cảm tính thôi.”
Tôi im lặng, không nói thêm gì nữa. Con người đúng là càng ngày càngkhông tin vào bản thân, nhưng họ lấy vận mệnh ra để vin vào. Cô gái nàylà một ví dụ. Và tôi cũng là một kẻ như thế. Tôi tin vào số mệnh cô độccủa mình. Tôi luôn cảm thấy cho dù đứng cùng một đám người, cười nói với họ, nhưng lại không thể hòa nhập được. Tôi thấy mình là kẻ xa lạ, khácbiệt, và cứ thế tôi phải tránh xa họ, lùi đi thật xa. Cho dù trước đóchúng tôi đã từng thân quen.
Ở Cẩm Phả không phải là không kiếm được việc làm, nhưng lại cần phải cóquyền lực và tiền bạc. Bạn phải mua công việc ình, chứ không thểngồi đợi công việc chọn mình được. Mà nói gì đi chăng nữa, thì chúng tacũng chỉ là những con người thụ động, không có quyền quyết định. Trườnghợp ngoại lệ là khi bạn đủ sức thao túng cuộc đời của mình!
Vân từng viết một câu chuyện, về một người đàn ông bị trầm cảm lúc nàocũng muốn tự tử. Nguyên nhân chính là áp lực công việc và nỗi buồn về sự khắc nghiệt của xã hội. Nhưng ông ta không đủ dũng khí để kết thúc cuộc đời mình, thành ra cứ vật vờ như một chiếc bóng. Ông ta thuê một cănnhà lụp xụp, trừ lúc làm việc ra thì lúc nào cũng ở trong đó. Gia đìnhcủa ông ở quê, nhưng vì trầm cảm cho nên ông đã quên mất họ.
Vân nói: “Có đôi lúc tình thân cũng bị giết chết vì đồng tiền đấy, cậuthấy không? Khi cậu không có tiền, cậu sẽ chỉ giống như một con cá nằmtrên thớt.”
Tôi nửa đồng ý, nửa lại không đồng ý. Tôi không thể giải thích rõ, nhưng tôi có chính kiến của riêng mình. Vì dù sao đi nữa, tôi cũng là một kẻcô độc, có thiên hướng bị trầm cảm nhẹ. Nhưng tôi vẫn yêu gia đình củatôi, vẫn thương ba tôi. Tôi vẫn mong muốn điều tốt nhất có thể xảy đếnvới họ, vẫn luôn nghĩ làm thế nào để họ thật hài lòng.
Chúng ta đã có quá nhiều nỗi đau rồi, xin đừng rót vào lòng nhau bất cứ nỗi buồn nào nữa!
Tôi trao đổi số điện thoại với cô gái kia. Cô nói cô tên là Liên. Tôilưu tên cô vào trong danh bạ, chắc hẳn một lúc nào đó chúng tôi sẽ trởthành bạn tâm sự của nhau.
Khi xe đên cây xăng Mạo Khê, tôi bảo bác tài cho tôi xuống. Vẫy tay chào Liên, cô ấy cũng gật đầu đáp lại.
“Nhớ gọi điện cho tớ đấy nhé.” Liên còn không quên nhắc.
Tôi xách túi bước xuống, cái nắng tháng mười sau cơn áp thấp rất ấm áp.Tôi đứng đó một lúc lâu, đường cao tốc ầm ầm rung chuyển vì mấy chiếc xe trọng tải nặng. Bụi cỏ bên đường dường như cứ thỏa sức mọc, chúng càngngày càng cao lớn. Hiên ngang mà mạnh mẽ. Từ xa, tôi có thể nhìn thấykhung rạp đám cưới, nhạc nhẽo ầm ĩ, át cả tiếng nói cười của mọi người.
Em trai thấy tôi liên nhếch mày đi tới, nói: “Sao giờ mới đến?”
Tôi lắc đầu không nói gì cả. Vì đêm qua tôi không ngủ được, nằm đọc truyện cho tới sáng, cuối cùng thì ngủ quên mất.
Mẹ tôi đang cùng bác gái và mấy người khác chuẩn bị gì đó, lớp trẻ trong nhà thì đã mời trà. Tôi vừa mới đến, cảm thấy mệt mỏi khôn cùng. Có lẽlà do thiếu ngủ và phải đi xe nên tinh thần mới giảm sút. Anh họ nhìnthấy tôi liền hồ hởi chạy đến, vỗ vai nói: “Mày bảo trang trí phòng cưới cho anh mà sao giờ mới đến? Thất vọng quá đấy.”
“Em xin lỗi, nhưng lần sau anh cưới em sẽ trang trí cho là được chứ gì.”
“Còn có lần sau nữa hả?”
“Có ai nói trước được gì đâu.” Tôi nhún vai đáp tỉnh bơ.
Đúng vậy, có ai nói trước được tương lai của mình đâu. Các bà bói toáncũng đâu thể nói được toàn bộ? Anh họ tôi là người rất tốt, nếu khôngmuốn nói là quá tốt. Đối với các em rất ân cần, nhiệt tình, tôi luônluôn ngưỡng mộ tính cách cởi mở và lạc quan của anh. Nhưng tôi đã khôngcòn đặt hết niềm tin vào bất cứ thứ gì được nữa, kể cả người thân củamình. Ba tôi, ông đã khiến tôi rất thất vọng. Tôi đã từng hết lòng tintưởng ông, ngay cả khi ông có người phụ nữ khác tôi cũng đã cố không đểcho bản thân mình được tin vào điều ấy. Tôi phải đứng về phía ông, vìgiờ ông là người bị tất cả gạt đi. Nhưng rồi chính ông đã đập nát hếttất cả, tôi như một con hươu bị chính đồng loại của mình bỏ rơi cho thợsăn bắn. Tôi cứ chạy, chạy miệt mài. Tôi sợ hãi, sợ rất nhiều điều. Vàcuối cùng tôi nhận ra rằng, chúng ta lúc nào cũng phải chừa lại mộtđường lùi cho bản thân. Lúc nào cũng phải như vậy!
Nhà của anh họ tôi không to lắm, khoảng sân phía trước đã được xây thành nhà, cho nên rạp cưới chiếm hết cả đường đi. Đám trẻ con liên tục chạyqua chạy lại, trên tay chúng lúc nào cũng có đồ ăn. Tôi không hiểu chúng lấy ở đâu ra, nhưng con bé Quỳnh Anh chị họ năm tuổi của tôi thì lúcnào cũng thấy cầm một chiếc đùi gà hoặc là miếng chả mực. Thời tôi cònhọc lớp năm, tôi luôn thích gia đình tổ chức những tiệc tùng kiểu này.Tôi luôn hối thúc anh chị làm đám cưới để tôi còn được ăn cỗ. Thế rồitôi cũng lớn lên. Cảm thấy những điều này thật phiền phức và tốn kém. Có lẽ khi tôi yêu