Úy Hải Lam vốn nghĩ rằng cô sẽ không thể thi tốt nghiệp trung học, nhưng không ngờ, sau ngày thứ hai, ngày thứ ba, tất cả lại khôi phục như lúc đầu, không còn những người lấy những lý do buồn cười đến quấy rối, dường như chưa từng xảy ra chuyện gì. Cô mới chỉ vắng mặt hai môn thi ngày thứ nhất, hai ngày sau vẫn thuận lợi vào trường thi bình thường. Thời tiết hơi nóng, quạt trần trên đỉnh đầu thổi mát, chạy ù ù. Phòng học yên tĩnh, hai thầy giáo một trước một sau giám thị nghiêm mật. Xung quanh chỉ có tiếng bút viết, nổi bật lên vẻ mặt nặng nề của các thí sinh,tạo thành áp suất cực kỳ thấp, không khí khẩn trương khiến người ta cảm thấy hết sức đè nén. Nhưng trong phòng học, vị trí thứ hai từ dưới lên, lại có một người không vội vã cẩn thận làm bài, thậm chí còn khẽ cười. Đó là một cô bé mặc váy xanh dương nhạt. Vị thầy giáo cảm thấy kinh ngạc, chầm chậm đi đến gần cô bé kia, lúc đi qua cúi đầu nhìn lướt nhanh, thoáng thấy cô bé đang suy nghĩ đề thi. Đó là một bài cổ văn, trích “Hoài nam tử, chương Nhân gian huấn". “Ở gần biên ải có người giỏi thuật số, con ngựa vô cớ đi mất vào đất Hồ. Mọi người đều chia buồn. Người cha nói: “Việc đó biết đâu lại có phúc?”(1) (1): “Hoài nam tử” là một trong những bộ sách quan trọng của đạo giáo trung quốc. Đoạn trích trên trích từ “Tái Ông thất mã, yên tri họa phúc” trong chương “Nhân gian huấn”. (Tái Ông (ông già ở biên ải) mất ngựa, biết đâu là họa hay phúc?” Đầy đủ: Ở gần biên ải có người giỏi thuật số, con ngựa vô cớ đi mất vào đất Hồ. Mọi người đến chia buồn, người cha nói: “Việc đó biết đâu lại là phúc?”. Sau vài tháng, con ngựa dẫn theo một con tuấn mã đất Hồ về. Mọi người đều đến chúc mừng, người cha nói: “Việc đó biết đâu lại chẳng thành họa?” Nhà giàu có ngựa tốt, anh con trai thích cưỡi ngựa, bị ngã mà gãy đùi. Mọi người đến chia buồn, người cha nói: “Việc đó biết đâu lại là phúc?” Mấy năm sau, người Hồ tràn vào biên ải, đinh tráng đều cầm vũ khí chiến đấu, những người vùng biên ải chết đến chín phần. Duy anh con trai vì bị gãy chân, mà hai cha con đều bình yên. (Nguồn: tiengtrung.org) Úy Hải Lam nhìn bài thi, cả người cảm thấy nhẹ nhõm trước nay chưa từng có. Nghiêng đầu ngắm nhìn bầu trời ngoài cửa sổ, khóe miệng bất giác cong lên, cô cầm nhẹ cây bút trong tay, nghiêm túc Hành lang rất tĩnh lặng, phía trước có một thầy giáo vẫy tay gọi cô, là thầy chủ nhiệm của cô. Trong phòng làm việc, thầy tận tình hỏi thăm nguyên nhân cô bỏ thi, nhưng cô không trả lời gì. Thầy cảm khái(2) rất nhiều, liên tục lắc đầu thở dài, cảm thấy tiếc thay cho cô. (2) Cảm khái: Có cảm xúc và thương cảm ngậm ngùi. (Từ thuần việt nhé). Trước khi rời khỏi phòng, Úy Hải Lam chân thành tha thiết nói, “Em cảm ơn thầy, khiến thầy vất vả rồi. Em xin lỗi.” Ba năm thầy trò, thầy luôn rất ưu ái cô, cô lại như vậy. Ngày đó, sau khi thi xong môn thi cuối cùng, Úy Hải Lam cùng Viên Viên đeo cặp sách đi tới bờ sông Hộ Thành. Hai người lấy sách ra xé, ném toàn bộ vào lòng sông. Viên Viên đứng bên cạnh cô, vô cùng không thục nữ duỗi lưng một cái, vui sướng kêu lên, “Hải Lam, tớ biết cậu sẽ không dễ dàng từ bỏ ước mơ của mình như vậy!” Úy Hải Lam ngồi trên bờ sông, lẳng lặng hưởng thụ cơn gió mát. Tái ông mất ngựa, yên tri phi phúc. Là phúc, là họa, ai biết trước được? Tháng sáu này, Úy Hải Lam chào đón ngày quan trọng nhất của cô, sinh nhật mười tám tuổi. Mà khi đó, cô cũng biết điểm kỳ thi tốt nghiệp trung học của mình. Úy Mặc Doanh vận dụng quan hệ hỏi trước điểm thi tốt nghiệp trung học của cô, gọi điện thoại về nhà, khiến cả nhà kinh ngạc vô cùng. “Chị hai, chị có nhầm không? Tại sao chị có hai môn bị không điểm?” Trùng hợp hôm đó là chủ nhật, Úy Thư Họa cũng không ra ngoài, khiếp sợ la ầm lên. Trong tay Úy Hải Lam đang cầm một quyển sách, ngẩng đầu nhẹ giọng, “Chị bỏ thi hai môn.” Tiếng nói vừa dứt, chỉ nghe bốp một tiếng, một cái tát in trên mặt cô, Triệu Nhàn vô cùng tức giận. |