*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc. Nhưng mà hắn không hỏi “Luận Ngữ” nữa mà hỏi “Kinh Thi”.
“Luận Ngữ” ghi lại những lời nói của Khổng Tử và đệ tử của ông, là một trong những tác phẩm kinh điển nhất của Nho gia
Nhưng nó không quá dài, đại đa số là ghi lại những lời đối thoại nên học vẹt cũng không quá khó
“Kinh Thi” lại khác, không nói đến việc dài ngắn, chỉ nói đến nội dung trục trặc trong đó đã rất khó nhớ rồi
Chỉ có người lớn tuổi một chút, thấu hiểu nhiều chuyện học cái này mới dễ hơn.
Đứa trẻ trước mặt này vẫn còn ở cái tuổi tóc để chỏm, chắc không thể đến cả những từ ngữ và nội dung lạ lẫm trong “Kinh Thi” cũng có thể học thuộc chứ? “Không kiểm tra ngươi những thứ quá khó, người đọc một lần3bài “Quyển nhĩ” là được.”
* Quyển nhĩ: cây tỉ nhĩ, lá như vành tai chuột, mọc chung thành đám như cái mâm.
Không đợi Phong Nghi mở miệng, Trường Sinh ở bên cạnh vội vàng giơ tay
“Bài này Trường Sinh cũng thuộc nha.” “Muội cũng thuộc?” Sĩ tử kinh ngạc cúi xuống nhìn Trường Sinh mũm mĩm: “Vậy muội đọc một lần xem.” Đừng thấy bài “Quyển nhí” ngắn mà tưởng dễ, những từ hiếm gặp trong đó rất nhiều
Trường Sinh định gật gù đắc ý đọc bài, Phong Nghi dùng hai tay chặn má bé lại
“Ngồi nghiêm chỉnh, gật gù đắc ý mất đi lễ nghi.”
Trường Sinh ngồi nghiêm chỉnh, đọc làu làu cả bài “Quyển nhĩ”: “Thái thái quyển nhĩ, bất doanh khoảnh khuông..
Ừm..
Giai ngã hoài nhân, trí bỉ chu hành..
Ừm..
Trắc bỉ tồi ngôi, ngã mã hủy đồi..
Ngã cô trước bỉ kim lôi,1duy dĩ bất vĩnh hoài...”
* Dịch nghĩa: Rau quyển hái lại hái, Không đầy gió nghiêng.
Ta nhớ người đi xa,
Bỏ quên cái giỏ ở bên con đường lớn kia.
Cổi đi lên núi đất có đá kia,
Thì ngựa ta bị bệnh mệt mỏi không thể trèo cao.
Ta chỉ rót rượu ở chiếc lọ vàng kia, Để uống cho khỏi phải nhớ trông mãi không thôi.
Dịch thơ:
Hái rau quyển nọ, hái hoài,
Nhớ ai xao lãng chưa đầy gió nghiêng
Nhớ chàng ngơ ngẩn lòng riêng Giỏ rau nào nhớ, bỏ quên bên đường.
Núi kia em muốn lên cùng
Ngựa em đã bệnh chẳng hàng lên cao Lọ vàng em rót rượu vào,
Uống say cho khỏi rạt rào nhớ trông
(Bản dịch của Tạ Quang Phát)
Sĩ tử nghe xong mắt càng trợn to hơn
Hắn không ngờ một cô nhóc chỉ mới ba bốn tuổi lại có thể thuộc cả bài3“Quyển nhĩ”
Mặc dù không lưu loát nhưng đọc rất rõ ràng từng chữ một.
Cô nhóc trước mặt này là yêu quái sao?
“Vậy muội có biết nội dung bài “Quyển nhí" này là gì không?” Sĩ tử vừa dứt lời, ánh mắt Phong Nghi lập tức trở nên sắc bén, cậu trừng mắt nhìn hắn một cái
Chương đầu của “Quyển nhĩ” là một cô gái đi hái rau quyển nhĩ nhớ đến người chồng ở xa, sau đó dùng giọng điệu của người đàn ông vất vả để thể hiện sự nhớ thương của mình
Mặc dù nói “Quyển nhí” có ý nghĩa sâu xa, nhưng chỉ nhìn mặt chữ thì trẻ con không dễ gì hiểu được
Trường Sinh sao có thể hiểu được cái này, cô bé vui vẻ nói: “Trường Sinh biết, nói về một cô gái đi hái nấm” Sau khi hỏi câu3này xong sĩ tử liền hối hận, nghe câu trả lời của Trường Sinh thì hắn thiếu chút nữa là phì cười
Cô gái hái nấm...
Câu trả lời này đúng là có một không hai
Phong Nghi nói: “Vị nhân huynh này xin hãy ăn nói cẩn trọng, Trường Sinh còn nhỏ tuổi không hiểu biết nhưng nhân huynh đây không còn là trẻ con ba tuổi nữa.” Mặt sĩ tử đỏ lên, hắn cũng biết vừa rồi hắn sai rồi.
Liên tiếp kinh ngạc trước Phong Nghi và Trường Sinh, hắn đã tin rằng đám trẻ trước mặt này thực sự biết chữ.
“Ta nhớ rằng các ngươi đều là học sinh của thư viện Kim Lân đúng không?” Học sinh ở thư viện Kim Lân có xuất thân thể nào người bên ngoài đều biết.
Trên danh nghĩa nói dễ nghe thì là con cháu anh hùng9nhưng nói khó nghe thì chính là con nhà dân nghèo.
Đám trẻ xuất thân từ gia đình như vậy thì nào có kiến thức cơ sở gì?
Thư viện Kim Lân chỉ thành lập trước Kim Lân Các mấy ngày, nói cách khác những đứa trẻ không chút kiến thức căn bản này mới chỉ học chữ chưa đầy một năm
Trong khoảng thời gian ngắn như vậy mà chúng đã có thể học xong “Từ điển vẫn thư của Đại Ha”, bắt đầu tự đọc sách rồi?
Thư viện Kim Lân này rốt cuộc có chiêu trò gì đây?
Sĩ tử hỏi một câu mà ai cũng hiểu kỳ.
“Bình thường các ngươi ở thư viện, các tiên sinh dạy gì?” Phong Nghi cung kính nói từng thứ một
Ngoài học “Tam Bách Thiên” lúc đầu ra, bọn họ còn phải học “Số học”, trước khi học “Số học”, thì phải học thuộc “Bảng cửu chương”
Các vị tiên sinh đã nói với bọn họ rồi, học xong những thứ nhập môn
này, bọn họ sẽ được tiếp xúc với kinh tử sử tập
Ngoài cái đó ra thì sẽ học cầm kỳ thư họa dựa theo thiên phú của mỗi người.
“Từ đã, Tam Bách Thiên là gì?”
“Tam Tự Kinh, Bách Gia Tính, Thiên Tự Văn.”
Vẻ mặt sĩ tử trở nên kỳ quái
Kim Lân Các cũng có ba quyển sách này, lúc rảnh rỗi hắn cũng đã từng xem
Không thể không thừa nhận mấy quyển sách này đối với những đứa trẻ mới bắt đầu thì quả thật là rất tốt
Nhưng vì sao lại không học “Từ điển vẫn thư của Đại Hạ” chứ? Sĩ tử hỏi ra điều mình ngờ vực, Phong Nghi nói: “Các tiên sinh không dạy Từ điển vần thư của Đại Hạ, bọn họ dạy Hán ngữ tân vần” Hán ngữ tân vần?
Đó là cái gì?
Trong lòng mọi người đều nghi hoặc, căn bản chưa từng nghe đến quyển sách này.
Phong Nghi lấy vở ghi ở lớp được đóng bằng giấy trúc của mình ra, những người khác nhìn thấy đều đỏ mắt
Có một số người nghèo đến mức bút mực, thẻ tre cũng không mua nổi, đứa trẻ này lại dùng giấy trúc đắt đỏ để ghi chép
Sĩ tử đón lấy quyển vở ghi chép của Phong Nghi, hắn mở ra xem, phát hiện chữ của tên nhóc này rất đẹp, chữ nào chữ nấy ngay ngắn, rất khí khái.
Điều kỳ lạ là ngoài những chữ quen thuộc ra thì bên cạnh những chữ mới đều có vẽ một chuỗi ký hiệu kỳ lạ
“Xem trang cuối cùng” Phong Nghi nhắc nhở
Hắn giơ tay lật đến trang cuối cùng, phát hiện trên đó có vẽ mấy chục cái ký hiệu, chính là những ký hiệu mà vừa rồi hắn nhìn thấy.
“Đây là?”
“Đây là ký hiệu âm vận của sách Hán ngữ tân vần, tiên sinh dạy bọn ta cách dùng các ký hiệu này để đọc âm.”
Sĩ tử ngây người, bọn họ ở Kim Lân Các đã hơn nửa năm nhưng chưa từng nhìn thấy quyển sách “Hán ngữ tân vần”, cũng chưa từng nhìn thấy những ký hiệu này
“Đây là ký hiệu quái quỷ gì..”
Trường Sinh kinh ngạc nói: “Huynh không hiểu sao? Không phải tiến sinh nói ai cũng phải học sao?”
Sĩ tử đỏ mặt, hắn quả thực chưa từng được học
Hắn đảo mắt nhìn tất cả đám trẻ con ở đây, phát hiện bọn trẻ đều dùng cái gọi là âm vận để ghi lại âm đọc
Rõ ràng không biết từ đó nhưng sau khi thỉnh giáo Phong Nghi, Phong Nghi viết âm vận xong thì bọn chúng đều có thể phát âm chuẩn.
Sĩ tử bỗng trở nên tò mò.
Rốt cuộc âm vận của “Hán ngữ tân vần” là thứ gì? Không những vậy hắn còn nghe thấy mấy đứa trẻ khác đang bàn luận về đề số học trong sách “Số học của chương”
Hẳn rướn cổ nhìn, thấy trước mặt mấy đứa trẻ đó có để một tờ giấy, trên đó có viết mười câu hỏi số học
Chính là để bài “Số học cửu chương”.
Sĩ tử thấy đám trẻ mặt mày cau có, hắn cảm thấy buồn cười định giúp đỡ bọn chúng
Nhưng nào biết được, đám trẻ đã tính xong mười câu rồi hắn mới tính xong có hai câu
Hắn còn tưởng rằng đám trẻ tính bừa, không phục nên muốn so sánh đáp án.
Giống hệt.
Sĩ tử: “...”
Chẳng lẽ mình bị lừa rồi sao, học sinh ở thư viện Kim Lân không phải có xuất thân bình dân, bọn chúng đều được dạy dỗ từ nhỏ?
Đám trẻ con mặc áo màu xanh trắng này quá nổi bật nên liên tục thu hút vô số sĩ tử tò mò qua xem.
Ai đến cũng đều kinh ngạc
Một lúc lâu sau, những sĩ tử thường xuyên đến Kim Lân Các đều biết đám trẻ ở “Thư viện sát vách” không hề đơn giản.
Còn “Hán ngữ tân vần” trong lời đám trẻ lại càng khiến người ta kinh ngạc hơn
Đám trẻ vẫn còn nhỏ tuổi nên yêu cầu của mọi người đối với bọn chúng cũng thấp hơn
Nếu đổi thành người cùng độ tuổi đến Kim Lân Các thì sớm đã bị một đám sĩ tử vây lấy liên tục đấu văn rồi
Nhưng đổi thành một đám trẻ nhỏ độ tuổi trung bình chỉ khoảng sáu tuổi, bọn họ không những không tiến hành thi thố mà còn coi đám trẻ như thần đồng
Đám trẻ có thể học giỏi như vậy chắc chắn là nhờ công lao của quyển “Hán ngữ tân vần” kia.