Kiếp trước, anh và Bách Nguyệt Hà chẳng có qua lại gì3. Nhưng anh cũng biết Bách Nguyệt Hà yêu thích và th2ân cận với bệ hạ đến lạ kỳ.
Ánh mắt Bách Ngu0yệt Hà nhìn bệ hạ thường khiến anh cảm thấy không vu0i.
Nay hồi tưởng lại, ánh mắt đó không chỉ c3ó kính ngưỡng và sùng bái, mà còn có hàm ý sâu xa hơn nữa.
Vệ Từ không đổi sắc mặt, nhưng trong lòng lại dậy sóng.
Bách Ninh cười nói: “A Hà ngoại trừ tướng mạo ra, cái gì cũng tốt. Nó xứng với người đàn ông tốt nhất trên đời này.”
Nói đặng, Bách Ninh dùng ánh mắt ra hiệu cho Vệ Từ.
Có muốn thay đổi tâm ý, lấy con gái của ông không?
Vệ Từ cười ngượng nói: “Bách nghĩa sĩ nói đúng, Bách cô nương sau này nhất định có thể tìm được tấm chồng tốt nhất.”
Nếu là trước đây, Vệ Từ chắc chắn sẽ không lo lắng.
Từ lúc biết được lai lịch của chủ công nhà mình, anh lại thấy hơi hoang mang.
Chủ công có lai lịch thần bí, lối sống kiếp trước chắc chắn rất cởi mở, cho nên cô mới xem chuyện tình yêu nam nam là bình thường.
Vậy…
Vệ Từ không kìm được mà nghĩ mông lung trong đầu.
Tình yêu nam nam là bình thường, vậy có phải tình yêu nữ nữ cũng rất bình thường?
Vừa nghĩ đến đây, anh cảm thấy áp lực trên vai mình bỗng nặng nề hơn nhiều.
Mở ra cánh cổng đến thế giới mới, Vệ Từ hồi tưởng lại một phen, anh phát hiện quanh mình toàn là tình địch!
Trong cả đám tình địch, Bách Nguyệt Hà xem như là kẻ có sức uy hiếp nhất.
Nếu như đấu với nhau, Vệ Từ cảm thấy mình chọi không lại cô nàng.
Bách Nguyệt Hà kiếp trước là một người phụ nữ rất khiêm nhường. Nhưng khiêm nhường đến cỡ nào cũng không che giấu được việc cô thân là phái nữ lại có thể sừng sững trên triều đình, làm quan đến chức công bộ thượng thư. Nhiều năm sau lại nhậm chức tể tướng ở Kim Lân Đài, trước khi về hưu còn đưa bức họa của mình vào bảng thiên công của Kim Lân Các!
Chỉ xét từ ba bảng thiên công - văn - võ ở Kim Lân Các, Vệ Từ kiếp trước cả cái tên cũng không được đề lên, cảm thấy áp lực như núi đè.
Về sau bệ hạ đề ra chính sách “một nhà hai hộ”, Bách Nguyệt Hà cũng là người đầu tiên trong triều đình đứng ra ủng hộ.
Đem ra so sánh, Vệ Từ bởi e ngại thế lực trong triều, phản ứng chậm hơn một nhịp, không dốc toàn lực giống Bách Nguyệt Hà được.
“Một nhà hai hộ” là gì?
Nói trắng ra là trong một nhà cho phép có hai chủ hộ.
Con cái do phụ nữ sinh ra có thể kế thừa gia sản của mẫu thân, cũng có thể kế thừa gia sản của phụ thân. Họ và hộ tịch của con cái có thể bàn nhau mà quyết định.
Không ít quan viên cho rằng chính sách này cố ý lập ra để nữ đế được tọa vị lâu dài.
Lúc ban đầu đề ra hầu như không ai phản đối.
Nếu như phản đối “một nhà hai hộ”, há chẳng phải là hàm ý ủng hộ việc nữ đế cũng giống như một phụ nữ bình thường, lấy chồng theo chồng sao?
Việc này không thể nói bừa!
Ai phản đối thì não của kẻ đó úng nước mất rồi!
Có điều, đây chỉ là cái nhìn của kẻ tầm thường. Vệ Từ rất rõ việc “một nhà hai hộ” thật ra là để ủng hộ chế độ nữ hộ.
Sau khi triều Khương thành lập, thiên hạ thái bình. Việc phụ nữ tự lập môn hộ càng ngày càng ít. Một số nơi còn nảy sinh phong tục xem thường nữ hộ.
Cũng không phải là phụ nữ không muốn lập nữ hộ, chỉ là vì số nam nhi tốt bằng lòng ở rể quá ít, áp lực của việc lập nữ hộ quá lớn.
Không ít phụ nữ chỉ có thể nép mình cầu toàn.
Dù họ gả cho người ta, tiền kiếm được nhiều hơn chồng, nhưng thu nhập của họ cũng chỉ có thể gọi là “trả phí lặt vặt” chứ không phải “nuôi sống cả nhà”.
Vì để giải quyết tình trạng này, bệ hạ đã đề ra ý kiến một nhà hai hộ, thiết lập một chuỗi pháp luật hôn nhân mới.
Bắt đầu từ pháp luật mới, triều Khương đã có khái niệm “sau hôn nhân vợ chồng cùng chung tài sản” rõ ràng.
Đương nhiên, thiếp thất và con dòng thứ không tính là “cùng chung tài sản”. Tiền trang trải hằng ngày và tiền cưới hỏi, nhà ở sau này của họ chỉ do bên nam quản lý.
Điểm này khiến đông đảo vợ cả vỗ tay tán đồng, càng thêm cảm tạ ân đức của bệ hạ.
Phải biết là trước khi chế độ này được đưa ra, nhiều phu nhân chính thất không chỉ giúp chồng quản lý gia sản việc nhà, còn phải quản chi phí sinh hoạt và các chuyện lặt vặt của đám thê thiếp và con cái dòng thứ. Đụng phải người chồng cưng thiếp chèn ép vợ, vợ cả đến cả lợi ích của mình và con cái cũng không bảo vệ được.
Tuy nói “một nhà hai hộ” là để giữ gìn bảo tọa của nữ đế, nhưng họ cũng là người nhận được lợi từ pháp luật mới mà.
Lúc mới bắt đầu, đàn ông triều Khương không để tâm lắm đến pháp luật mới, dù sao thì họ cũng không tham tiền của vợ.
Dù cho thật sự có kẻ tham của hồi môn của vợ đi chăng nữa, cũng chẳng ai