Vứt thành kiến qua một bên thì Khương Bồng Cơ phát hiện ra, hình như cô đã nhặt được một người “cha hời” tương đối không bình thường.
“Chữ của con... so với chữ của mẹ con thì khá hơn nhiều, chắc là do giống ta.”
Là một vị phụ huynh thời đại phong kiến, cho dù Liễu Xa có khác thường thế nào đi nữa thì kiểm tra việc học hành của con cái cũng làm một trong những tiêu chuẩn của việc “bồi dưỡng tình cảm cha con“. Chỉ là, khi ông nhìn thấy chữ của Khương Bồng Cơ, các cơ trên mặt ông thoáng cứng đờ lại rồi mới miễn cưỡng khen một câu: “Vẽ cũng khá lắm...”
Khương Bồng Cơ: “...”
Rõ ràng chữ là viết ra, thế mà lại khen cô vẽ khá lắm, nói trắng ra là đang kín đáo phê bình cô viết xấu chứ gì.
Phương thức bồi dưỡng tình cảm cha con ở thời đại này thật khiến Khương Bồng Cơ đau trứng. Cô đang muốn tìm một cái cớ để tránh đi, nhưng lại nhìn thấy Liễu Xa mài mực nhấc bút lên, chữ ông viết ra khiến hai mắt cô lóe sáng, cho dù là không nói rõ ra được là cái gì với cái gì nhưng cô thật sự cảm thấy chúng rất đẹp.
Thực tế thì, chữ của Liễu Xa cũng có tiếng ở quận Hà Gian, cấu tứ nhã nhặn, trau chuốt, hàm ý nối tiếp, dáng chữ khỏe khoắn mạnh mẽ, chữ và ý hòa hợp. Do làm quan nhiều năm, trải qua nhiều việc nên tính tình ông cũng không bộp chộp như hồi còn trẻ nữa, chữ dưới ngòi bút lại tăng thêm vài phần ôn hòa, tao nhã.
“Thấy chữ như thấy người, chữ viết đẹp còn thu hút ánh mắt người khác hơn cả văn chương lai láng.”
Liễu Xa hạ bút, trên giấy trúc hiện ra hai chữ “Liễu Hi”, Khương Bồng Cơ đối chiếu với chữ chính mình viết, lập tức nhìn ra cao thấp. Cô cẩn thận quan sát sự khác nhau của hai người, trong não liền hiện ra các loại thông tin khác nhau và bắt đầu phân tích tư thế cùng với cách sử dụng lực tay của Liễu Xa khi đưa bút.
Chỉ là, chưa kịp đợi cô phân tích xong, vị “cha hời” xem chừng có vẻ rất nghiêm túc ở bên cạnh đã bồi thêm một câu, “Dù sao khi gửi thư tình cho các cô nương, bọn họ đều thường xem chữ trước, sau đó mới tới nội dung triền miên sến súa.”
Khương Bồng Cơ: “Phụt... Khụ!!!”
Liễu Xa cười đến híp cả mắt, có vẻ rất hài lòng với phản ứng của “con trai”: “Có gì đâu mà phải kinh ngạc, năm đó A Mẫn thường chê chữ ta xấu. Nội dung có hay đến mấy mà chữ như cua bò thì ấn tượng cũng giảm mất ba phần. Nếu như không phải hai chúng ta quen biết, bà ấy đến nhìn cũng chẳng thèm.”
[Phu Nhân Của Đại Trang Chủ]: Mẹ của bác Streamer dạy dỗ thật tốt, phụ huynh phong kiến đi trước dẫn đầu thời đại =))))))
[Boy Đẹp Trai Yêu Chân Thành]: Tuy cảm thấy phong cách này nó cứ sai sai, đáng lẽ phụ huynh thời phong kiến phải ăn nói thận trọng, hở tí ra là dùng gia pháp, nhưng mà... ha ha, papa của bác Streamer moe quá đi mất. Tâm sự riêng với con trai đang trong thời kỳ mới lớn bằng cách chỉ ra điều quan trọng khi viết thư tình (*/ω*)
[Lan Tàn Nhưng Ngọc Không Nát]: Nhưng bác Streamer là nữ mà... @[email protected]
[Kẻ Đột Nhập Đen Đủi]: Tôi nhắc lại lần nữa, bàn về thủ đoạn tán gái, tôi chỉ phục mỗi bác Streamer =)))))
Khương Bồng Cơ nhìn thấy dáng vẻ này của đối phương, bất giác cũng thả lỏng một chút, “Thế nên... đây chính là động lực để phụ thân luyện chữ?”
Liễu Xa trả lời một cách chính đáng, “Kết quả cuối cùng là ta có thể viết được chữ đẹp. Còn về phần nguyên nhân tại sao thì người xung quanh cũng không biết, bọn họ chỉ có thể nhìn thấy thành quả mà thôi.”
Tiếp theo đó, Liễu Xa lại hỏi Khương Bồng Cơ dạo này đọc những sách gì, có cảm nghĩ gì các kiểu, thông qua đó tìm hiểu hứng thú và sở thích của “con trai“.
“Tối hôm qua con có chép Luận Ngữ luyện chữ, nhưng không thích quyển này lắm. Con cảm thấy mình có hứng thú với Binh Sách trong thư phòng hơn.”
Liễu Xa cũng tán đồng nói, “Cha cũng không thích, nội dung của nó dễ dàng mài mòn tính cách. Con còn nhỏ, chỉ cần đọc lướt qua để ứng phó với bài vở của phu tử là được rồi, đừng nghiền ngẫm quá. Đợi con lớn hơn chút nữa, có chủ kiến của bản thân, có thêm từng trải thì hãy quay lại nghiên cứu cũng không muộn.”
Tính cách vị “cha hời” này quả nhiên là khác biệt, Khương Bồng Cơ âm thầm cảm thán, vị “mẹ hời” trong truyền thuyết quả thật đã dạy dỗ rất tốt.
Phải biết rằng, Luận Ngữ là kinh điển của Nho giáo, cũng là con dê đầu đàn của văn học thời đại này. Tiền triều sau khi thống nhất đã tôn Nho giáo là chính thống, sau này trải qua mấy trăm năm đại loạn, những trường phái khác cũng dần dần hưng thịnh trở lại, mãi cho đến khi Ngũ Quốc phân chia mới tái hiện được cảnh “trăm nhà đua tiếng“. Cho dù là như thế, Nho giáo vẫn được tôn là chính thống, không ai có thể thách thức được địa vị của nó.
Liễu Xa là đại quan của Đông Khánh, cũng coi là chịu sự giáo dục chính thống của Nho giáo, thế nhưng lại ngầm bảo với “con trai” như vậy, cũng thật là liều. Giả dụ Khương Bồng Cơ mà là “dân bản xứ” thành thật, gặp phải một vị phụ