Phong Cẩn nghe xong chỉ cảm thấy hoang đường: “Lúc đại tẩu mười lăm, mười sáu tuổi... Nhưng mà, tuổi này hai chân đã phát triển gần hoàn thiện rồi, nếu như muốn bó chân nhỏ lại thì chẳng phải là phải bẻ gãy xương chân... Chuyện hoang đường này sao bà mai lại không nhắc tới chứ?”
Sớm biết phẩm hạnh của vợ Phong Khuế như thế này thì đừng nói là Phong thị, bất kỳ sĩ tộc nhỏ nào ở Đông Khánh cũng sẽ không thèm cưới về.
Nhớ đến hai cháu trai mới gặp không lâu, Phong Cẩn không khỏi khó chịu trong lòng. Điều kiện của Phong Đỗ thị ở Trung Chiếu đúng là rất tốt, chỉ có điều Đông Khánh và Trung Chiếu khác nhau mà thôi.
Ngụy Tĩnh Nhàn thở dài, chậm rãi kể: “Mấy năm trước Trung Chiếu còn ổn, thiên hạ thái bình, trời yên biển lặng, sĩ tộc và dân chúng đều sống xa hoa. Vị hoàng hậu Đỗ thị này là báu vật bẩm sinh, tinh thông múa hát, vóc dáng mảnh mai mà đầy đặn, kỹ thuật nhảy múa mềm mại, uyển chuyển như Phi Yến*, một thời đã khiến bao quý nữ sĩ tộc bắt chước theo. Việc này truyền đến giáo phường dạy múa hát, người ta muốn bắt chước theo điệu múa của bà ta nhưng do chân quá to, người thì nặng nên khó mà múa được động tác tuyệt đẹp ấy. Nghe nói hoàng hậu có đôi chân hơn ba tấc trắng như tuyết, vậy mới có thể mua được điệu múa này...”
* Phi Yến: là hoàng hậu Triệu Phi Yến của Hàn Thành đế. Được mọi người biết đến là một người phụ nữ có tài nhảy múa.
Bàn chân nhỏ của hoàng hậu là bẩm sinh, vừa mảnh mai cân xứng vừa đẹp đẽ. Lúc đó Trung Chiếu còn khá cởi mở và xa hoa, bà ta mua một bài mừng thọ hoàng thượng, đương nhiên trở thành thời thượng. Giáo phường ca múa sôi nổi học theo, trăm hoa đua sắc, vô cùng náo nhiệt.
Vợ của Phong Khuê, Phong Đỗ thị là con thứ năm trong nhà, tuy không bị lạnh nhạt nhưng cũng không quá được cưng chiều.
Vì địa vị và vinh quang sau này, cô ta cũng bắt chước chị gái mình, cho nên gãy xương vì bỏ chân cũng từ đây mà ra.
Chuyện này lan truyền ra, người ngoài không chê cười Phong Đỗ thị mà lại khen ngợi cô ta có khí độ của bậc hoàng hậu hiền đức, danh tiếng bỗng lên như diều gặp gió... Nói thẳng ra, Phong Đỗ thị chính là nhờ giẫm lên địa vị hoàng hậu của chị gái cô ta mà đi lên.
Nhưng mà đấy là ở Trung Chiếu, còn sĩ tộc Đông Khánh không như vậy.
Đặc biệt là gia đình trong sạch như Phong thị, làm sao có thể chấp nhận một cô con dâu trưởng “có dị tật không phải do bẩm sinh”?
Mặc dù bọn họ không hiểu gì về gen di truyền hay sinh tốt nuôi tốt” nhưng bọn họ cũng biết giỏ nhà nào quai nhà ấy, bố mẹ có tốt thì con cái sinh ra mới có thể tốt được.
* Một phần của kế hoạch hóa gia đình, chỉ điều kiện sinh đẻ và nuôi dưỡng con cái theo khoa học, đảm bảo cho mỗi đứa bé sinh ra đều khỏe mạnh và nhận được nền giáo dục tốt nhất.
Chọn phải một người phụ nữ bị dị tật gãy chân làm con dâu trưởng của Phong thị, cảm giác đó giống như ăn phải ruồi vậy.
Theo tính cách của Phong Khuế thì anh ta sẽ không vì nguyên nhân này mà nhẫn tâm bỏ vợ, nói thế nào thì hai người cũng đã có hai đứa con trai.
Dân gian nói rất hay, chọn chồng không tốt hỏng một đời, lấy vợ không hiền hại ba đời, có một cô con dâu trưởng “ham tiền, ham quyền, ghen tị, lắm mồm, suy nghĩ nham hiểm”, Phong Cẩn không dám tưởng tượng thế hệ này và thế hệ sau của Phong thị sẽ ra sao, đại ca phải chịu khổ rồi.
Phong Cẩn đau đầu nhíu mày, dù ở phương diện nào thì Phong Đỗ thị cũng đều không đủ tư cách làm dâu trưởng Phong thị.
Có một dấu trưởng như thế, thế hệ này của Phong thị còn đỡ, nhưng thế hệ sau không biết chừng sẽ gặp tai họa.
“Tuy vậy nhưng với tính cách luôn coi trọng trách nhiệm của đại ca thì sợ rằng huynh ấy không dễ dàng bỏ vợ đầu”
Về lí trí thì Phong Cẩn không ngại đổi một chị dâu khác, nhưng đó là chuyện của hai vợ chồng người ta, hiện tại Phong Đỗ thị cũng chưa làm chuyện gì quá đáng, cùng lắm là ham tiền, ham quyền, ghen tị, lắm lời... có khi còn sửa lại được?
Phong Khuê là muốn tiếp tục quan sát, anh không yêu cầu quá nhiều